Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi!
Oh, the Mã River is far behind you, the Westbound
Nhớ về rừng núi, nhớ chơi vơi
I long for the mountains and forests, forlorn I long
Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi
The fog at Sài Khoa throttled the exhausted detachment
Mường Lát hoa về trong đêm hơi
The Mường Lát flowers returned in the drafty night
Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm
Ascending upward, meandering, ascending far and highd
Heo hút cồn mây, súng ngửi trời
Remote in cushions of cloud, guns sniffing at the sky
Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống
A thousand meter ascent, a thousand meters down
Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi
At whose house in Pha Luông in rains remote
Anh bạn dãi dầu không bước nữa
My friend, left exposed, didn't take another step
Gục lên súng mũ bỏ quên đời!
Sinking, rising, gun and helmet left behind, he sacrificed himself!
Chiều chiều oai linh thác gầm thét
At evening, the cataracts roared
Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người
Nights at Mường Hịch, tigers harried them
Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói
How I remember the Westbound rice, steam rising
Mai Châu mùa em thơm nếp xôi
Mai Châu, the harvest season with you fragrant with sweet rice
Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa
The billet sprang into a festival, torches and flowers
Kìa em xiêm áo tự bao giờ
There you are, your dress blouse of the ages
Khèn lên man điệu nàng e ấp
On a mouth organ a savage tune rises, she's timid
Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ
Music takes you back to Vientiane, it builds a poetic soul
Người đi Châu Mộc chiều sương ấy
Whoever went to Châu Mộc that foggy evening
Có thấy hồn lau nẻo bến bờ
Did you see the reed's soul at the river shore's byway
Có nhớ dáng người trên độc mộc
Do you remember his form on the dugout
Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa…
Flowed with the torrential water's current, flowers trembled
Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc
The Westbound, a detachment, pates where not a hair grows
Quân xanh màu lá dữ oai hùm
An army of tincture leaf green, terrible majestic tigers
Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
Eyes that menace send their dreams over the border
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm
At night dreaming of Hanoi, its perfumed fair graces
Rải rác biên cương mồ viễn xứ
Left scattered at the border, the tombs of a far-off land
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh
To the front they went, giving no thought to their youth
Áo bào thay chiếu, anh về đất
Dressing robe exchanged for a mat, you returned to the earth
Sông Mã gầm lên khúc độc hành
The Mã River roared forth in its solitary procession
Tây Tiến người đi không hẹn ước
The Westbound, they've gone without a promise
Đường lên thăm thẳm một chia phôi
The road rises deeply, a parting
Ai lên Tây Tiến mùa xuân ấy
Whoever went up Westbound that spring
Hồn về Sầm Nứa chẳng về xuôi.
Their souls returned to Xam Nua, never came back downstream
(Phù Lưu Chanh, 1948)
"Tây tiến" của Quang Dũng chắc được rất nhiều người Việt học thuộc lòng. Còn nữa bài thơ này cũng được phân tích nhiều vì các thí sinh và học và ôn lại để chuẩn bị viết tiểu luận.
"Tây tiến" là một bài thơ thời chiến, nhưng không có trận chiến, không có quân thù. Theo tôi hiểu đây là chuyện các thanh niên tạch-tạch-sè Hà Nội nhận nhiệm vụ đi lên vùng rừng thiệng, nước độc để liên kết với dân quân Lào. Đây là một chuyến đi mạo hiểm đầy gian khổ và Quang Dũng viết rất tự nhiên về sự mất mát của các người cùng đơn vị với ông. Đa số các địa danh với những tên gọi lạ tay trong bài thơ này nằm ở trong đất Việt -- ở Thanh Hóa, ở Sơn La...
Có lẽ số phận đáng sợ nhất là bị chết và chôn ở vùng heo lánh, xa quê, xa đất tổ. Vậy các người đọc câu "Hồn về Sầm Nứa chẳng về xuôi" cũng thấy xót thương. Và chết kiểu "dãi dầu không bước nữa" không phải một cách chết oai hùng, vinh quang, nhưng chắc Quang Dũng viết đúng sự thật.
Tại sao lại "nhớ chơi vơi"? Vì các nhóm người trải qua những thử thách mà các người khác không trải qua và không thể nào hiểu và thông cảm đầy đủ. Đây là những kinh nghiệm rèn đúc tinh thần con người. Dù Quang Dũng viết một bài thơ thật hay miêu tả chuyến đi này, các độc giả vẫn chưa được hiểu biết gì mấy về chuyến mạo hiểm gian khổ này. Quang Dũng chắc cũng viết bài thơ này làm tưởng niệm cho các người cùng đơn vị "chẳng tiếc đời xanh" và "bỏ quên đời" ở miền xa xôi này.
Nhưng trong gian khổ cũng có những kỷ niệm, những hình ảnh đẹp tuyệt vời - hoa nở đêm, "thác gầm thét", "cồn mây", "hồn lau nẻo bến bờ." Có một người nói với tôi rằng các nhà tiểu tư sản bị coi là những người "không đến với cách mạng đến cùng." Quang Dũng dù nhận và làm trọn nhiệm vụ nguy hiểm này vẫn không thể bỏ những thói quen dân thành thị - vẫn mơ đến "Hà Nội dáng kiều thơm." Còn ông cũng rung động trước cảnh các "em thơm nếp xôi" các "em xiêm áo tự bao giờ
."
Các nền văn minh có nền kinh tế vật chất được phát triển cao cũng có thói nhìn các nền văn minh chưa phát triển như còn thơ ấu, như người em. Các nước Châu Âu coi các nước thuộc địa như con nít cần đến sự nuôi dưỡng và hưởng dẫn của văn minh Tây. Và cách sống, nền nếp của người đất thuộc địa bị xem một mặt là nguyên thủy, lạc hậu, và chưa khoa học, và mặt khác là quyến rũ và kỳ lạ. Nước Mỹ cũng có thái độ tương tự với người da đỏ, và người dân tộc Hawaii. Và quan hệ anh em giữa Trung Quốc và Liên Xô với Việt Nam chắc cũng có ít nhiều nét này. Dù nước Lào và các dân tộc miền núi và dân Kinh có quan hệ thân thiết bao nhiêu, nhưng các dân bản xứ cũng có nét quyến rũ và kỳ lạ trong mắt người vùng đồng bằng Việt Nam. Cái ý "tự bao giờ" nghĩa là ngàn đời không có gì thay đổi, không phát triển hay biến đổi. Quang Dũng cũng nhắc đến "Khèn lên man điệu" như về một bộ lạc, chủng tộc từ ngàn xưa. Nhà thơ không ác ý gì nhưng chỉ mô tả những kinh nghiệm xa lạ có hương vị đẹp tuyệt vời. Và nhạc "man điệu" chắc làm cho cảnh "rừng thiệng nước độc" thêm linh động và sặc sỡ.
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
1 nhận xét:
Tôi thích bài thơ này lắm. Cũng đã qua Mai Châu nhiều lần để cảm nhận Tây Tiến năm nào.
Không hiểu biết tiếng Anh nên không thể nói gì nhưng chắc là bản dịch khá cầu kỳ và lựa chọn.
Cám ơn bạn nhé!
Đăng nhận xét