28 tháng 5, 2010

"Chính sách xã hội và vai trò con người" (Social Policy and the Human Factor) - Trần Độ (1988)

trích từ quyển Đổi mới và chính sách xã hội, văn hóa (Nxb TPHCM, 1988), tr. 27-52.

tr. 29-30 - Trước nay ta thường chia kinh tế -- xã hội thành hai khu vực: khu vực sản xuất vật chất và khu vực không sản xuất. Những ngành hoạt động trên các lĩnh vực giáo dục, văn hóa, nghệ thuật, được xếp vào khu vực "không sản xuất", nên không khỏi có người cho là "ăn hại" (!) Ở Quốc hội trước đây cũng đã nhiều lần bàn về vấn đề này. Nhưng bà mãi rồi cũng chưa đi được đến hiệu quả rõ rệt. Bởi ấn tượng cho rằng nó "không sản xuất" nên không cấp thiết, không quan trọng, có thì giờ thì bàn, không thì thôi.

Before we usually separated economics and society into two sectors: the sector of material production and unproductive sector. Activity in the areas of education, culture, the arts, were sorted into the "unproductive" sector, therefore they could not escape being called "parasitic" (!) by some people. The National Assembly has discussed this many times before. But incessant discussion never led to a clear result. Because the impression is that they're "unproductive" therefore not pressing, unimportant. If there's time then we'll discuss them, if not, that's fine too.

tr. 32 - Vai trò con người trong cách mạng và trong sản xuất. Từ lâu ta đã nói: "Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng". Đại hội IV Đảng ta nói rõ: Con người vừa là chủ thể vừa lả sản phẩm của xã hội, vừa là động lực, vừa là mục tiêu của cách mạng xã hội, tạo ra hạnh phúc thật sự cho con người. Thế nhưng trên chặng đường dài dẫn tới mục tiêu cao cả đó, chúng ta thấy có những cuộc cách mạng, hay có những giai đoạn cách mạng, ta thường chỉ coi con người như một công cụ của cách mạng, mà không nghĩ con người chính là mục tiêu của cách mạng, chính vì con người, vị hạnh phúc con người ta làm cách mạng.

The human factor in the revolution and in production. For a long time we've said: "The revolution is the cause of the masses." Our Fourth Party Congress clearly stated: People are both the subject and the product of society, are both the force and the target of social revolution, creating true happiness for people. But on the long road leading to that noble target we have seen that there have been revolutions or revolutionary periods, we often just view people as a tool of the revolution, and don't think that it's exactly the people themselves who are the target of the revolution, that it's for the people, because of people's happiness that one makes revolution.

tr. 32-3 - Khi nói: "Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng" thì cái gì ta cũng huy động thật lực, động viên thật lực. Trong khánh chiến, sự động viên đó, sự huy động đó là điều không thể tránh khỏi, nhưng vì kháng chiến kéo dài suốt 30 năm, nên ta thường quen nghĩ là phải như thế mới thể hiện được tinh thần "cách mạng là sự nghiệp của quần chúng". Nếp nghĩ này trở thành một quán tính ý thức, nên khi cách mạng chuyển sang giai đoạn mới, lấy xây dựng kinh tế, phát triển sản xuất làm nhiệm vụ trung tâm thường xuyên, thì nhiều người vẫn quen lối huy động thời chiến, động viên thời chiến, khiến cho sự huy động đó trở thành nghịch lý mà vẫn không hay biết. Vì vậy mới xuất hiện tình hình hơn chục năm qua (kể từ khi chiến tranh kết thúc) cái gì ta cũng quen đổ lên đầu nông dân, hết nghĩa vụ nọ lại nghĩa vụ kia, cái gì cũng kêu gọi ho mang lòng yêu nước ra mà làm. Làm không được, hoặc không đủ thì ta cho họ chưa "thật sự yêu nước" hoặc chưa huy động được hết long yêu nước của họ (!).

When saying: "Revolution is the cause of the masses" then we mobilized full force, we motivated full force for anything and everything. During the resistance, that motivation and that mobilization could not be escaped, but because the resistance stretched out for 30 years we often used to think that it must be that way to realize the spirit of "revolution is the cause of the masses". The habit of thinking this way has become an inertia of consciousness, so that when the revolution passes into a new period, taking the construction of the economy and productive development as its continuous, central mission, many people still know the ways of motivation and mobilization in wartime, making that mobilization become paradoxical even if they don't know it. Because of this we've seen a phenomenon appear for more than a decade (since the war ended) that we put everything on the heads of the peasants, for everything we call out to their patriotism to work. If they can't do it, or don't do enough then they "don't really love our country" or haven't yet completely mobilized their love for their country.

tr. 34 - Trở lại vấn đề: ta hay quên mục tiêu cách mạng là phục vụ quần chúng, mà chỉ thường nhớ rằng quần chúng là đồng lực để làm cách mạng. Khẩu hiệu của Đảng là "Tất cả vì chủ nghĩa xã hội! Vì hạnh phúc của nhân dân". Trong khẩu hiệu này mục tiêu cách mạng xã hội chủ nghĩa là vì hạnh phục của nhân dân được nêu lên hết sức rõ rệt. Nhưng tôi đi các nơi quan sát và kiểu tra thì thấy ấn tượng chung của nhiều người thường nặng về phía "Tất cả vì chủ nghĩa xã hội" mà nhẹ về "Vì hạnh phúc của nhân dân". Mà khi nói "Tất cả vì chủ nghĩa xã hội" thì lạ cũng như ngày xưa nói "Tất cả vì tiền tuyến, tất cả để đánh thắng", cái quán tính, ý thức ấy cứ được đem ra mà chỉ đạo hành động, mà động viên quần chúng làm mọi nhiệm vụ, mọi nghĩa vụ. Anh nào, nơi nào huy động giỏi, động viên giỏi thì được tính thành tích cao, ngược lại anh nào huy động kém thì bị xem là thiếu tinh thần xã hội chủ nghĩa, thiếu nhiệt tình xây dựng xã hội chủ nghĩa.

Returning to the problem: we often forget that the revolution's goal is serving the public and usually only remember that the people are the force for making revolution. Our Party's Slogan is "Everything for socialism! For the people's happiness." In this slogan, that the socialist revolution's goal is for people's happiness is brought up with absolutely clarity. But I've gone everywhere to observe and inspect and see that the general impression of many people tilts heavily toward "Everything for socialism" and lightly toward the "For the people's happiness" part. And when speaking of "Everything for socialism" then strangely it's like that old saying "Everything for the front, everything for victory", that inertia and consciousness is still brought out to give guidance for acting and to motivate the people to do every mission and obligation. Whoever, whereever mobilizes and motivates skillfully is judged to have made a great accomplishment, on the other hand if they mobilize poorly then they are seen as lacking socialist spirit, lacking enthusiasm for building socialism.

tr. 34-5 - Người lãnh đạo, người quản lý không hiểu rõ đặc điểm tình hình, không hiểu rằng giờ đây các quy luật kinh tế đã thay thế các quy luật trong thời kỳ chiến tranh nên cứ hô hào và giao nhiệm vụ sản xuất cho mọi người một cách mệnh lệnh như giao nhiệm vụ chiến đấu trước đay, rốt cuộc không kết quả.

Leaders and managers do not clear understand the characteristics of the situation, do not understand that economic laws have taken the place of the laws of wartime so that they continue to make appeals and assigning the mission of production to everybody using a command style like assigning a combat mission before, and in the end it's ineffective.

tr. 36-7 - Trong khi nhiều đồng chí quản lý sản xuất, quản lý xí nghiệp của ta còn chưa chú ý quan tâm tới con người, thì ở một số nước công nghiệp anh em, và nhiều nước tư bản lại rất quan tâm tới vấn đề này. Có thể nói không quá rằng, về điểm này, thế giới tư bản, chủ nghĩa tư bản đã "giác ngộ" hơn ta, họ có kiến thức và kinh nghiệm nhiều hơn ta... Tư bản quan tâm tới nhu cầu cuộc sống của người công nhân là để người công nhân an tâm, tự nguyện làm ra lợi nhuận không ngừng cho tư bản. Còn chúng ta, chúng ta quan tâm đến cuộc sống con người là vì mục đích cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa là đem lại hạnh phúc cho con người, vì con người là yếu tố quan trọng nhất của sản xuất.

While many comrades who manage production and our enterprises still don't pay attention to people, a few of our brother industrial nations and many capitalist nations have paid a good deal of attention to the problem. It may not be an exaggeration to say that in this situation, the capitalist world, capitalism has "awakened" more than we have, they have more knowledge and experience than us... Capitalism pays attention to the living requirements of workers, lets them have peace of mind so they'll voluntarily make profits for the capitalism. Yet we, we who pay attention the people's life because of goal of socialist revolution is to bring happiness to the people, because the people are the most important factor in production.

tr. 37 - Do không nhận thức được đầy đủ và đúng đắn vai trò của con người trong sản xuất, trong xây dựng kinh tế, nên nhiều khi lập kế hoạch sản xuất, hoặc lên quy hoạch xây dựng một vùng kinh tế mới nào đó ta thường quên tính đến yếu tố con người với những nhu cầu của nó, ta thường để thiếu những công trình phục vụ con người. Ở các vùng cao su hẻo lánh, khi ta vận động nhân dân tới đây lập nghiệp, bà con thường hỏi lúc ốm đau thì chữa bệnh ở đâu? Hàng tháng có được xem phim không?

Because we don't correctly or adequately recognize the human factor in production, in building the economy, then often when setting up a production plan or proposing a project to build some new economic zone we often forget about the human factor and its requirements, we often permit a lack of projects to serve the people. In remote rubber regions, when we campaign for the people to come here to make their fortune, these kinsmen often ask when they get sick, where can they get cured? Can they see a movie every month?

p. 38-9 - Đi kèm với nhu cầu ăn, con người còn không biết bao nhiêu là nhu cầu khác không thuộc lĩnh vực vật chất. Chẳng hạn nhu cầu tự nâng cao năng lực và tự hoàn thiện nhân cách của mình theo hướng chân, thiện, mỹ, mà theo tôi nó đặc trưng nhất cho bản chất người. Thế nên, nhiểu nhu cầu con người là phải hiểu ở cả hai mặt vật chất và không vật chất, hay vật chất và văn hóa--tinh thần.

Along with the requirement to eat, people have so many other requirements belong to the material realm. For example, the requirement to raise one's own capabilities and perfect their personalities toward truth, good and beauty, which in my opinion is most characteristic of the human essence. Therefore, many requirements for people must be understood in the two aspects of the material and the non-material, or as the material and the cultural / spiritual.

p. 40-1 - Bên cạnh hành tỷ nhu cầu, hàng tỷ mối quan hệ, con người lại còn có hàng tỷ tâm trạng, nỗi niềm, mà không nghiên cứu kỹ, không hiểu thấu đáo, chúng ta cũng không thể có chính sách tốt đối với con người, không động viên được tính tích cực xã hội của con người và không quản lý con người tốt được. Khác với loài vật, con người có một thế giới tâm hồn phong phú, rất đa cảm và rất nhạy cảm với chung quanh. Động một chút có thể buồn được. Động một chút có thể tủi thân, động một chút có thể bốc đồng.

Along side millions of requirements, millions of relationships, people still have millions of moods and emotions, and if we don't carefully research them, don't thoroughly understand them, we cannot have a good policy toward the people, we cannot mobilize the people's positive social spirit and cannot supervise people well. Different than the animals, people have a rich spiritual world, are very sensitive and discerning with their surroundings. Touch them a bit and they can be sad. Touch them a bit and they can pity themselves, touch them a bit and they can be rash.

p. 42 - Năm ngoái (tháng 10-1987) gặp văn nghệ sĩ, đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh có nói một ý, rất thú vị. Đó là trước đây cứ làm cách mạng xong thì hết những cái "ai, nộ, ố, ái, dục" mà chỉ còn chữ "hỉ, lạc" nghĩa là làm cách mạng xong chỉ vui suốt ngày, cuộc đời cứ phơi phới đi lên, ai cũng tốt, lúc nào cũng tốt mà không còn những chuyện buồn phiền, lo lắng, phẫn nộ. Nay mới biết hóa ra không phải. Làm cách mạng xong và ngay cả tiến lên chủ nghĩa cộng sản nữa, cuộc sống con người vẫn còn những nỗi niềm. Chẳng hạn, con người vẫn phải yêu nhau. Mà đã yêu nhau thì vẫn không ít chuyện rắc rối. Huống chi ta đang ở trong chặng đường đầu thời kỳ quá độ, bên cạnh cái vui, những cái buồn bực, lo lắng, phẫn nộ còn diễn ra hàng ngày, nhiều vô kể. Nhưng chúng ta có thói quen nghĩ tới con người là nghĩ tới công cụ để sản xuất, và không hoặc ít nghĩ họ là đối tượng mà cách mạng phải làm cho họ có niềm vui, được sung sướng về tâm trạng của quần chúng, thậm chí không quan đến cả tâm trạng của những người cộng sự với mình ở trong xí nghiệp, cơ quan mà mình phụ trách.

At last year's (October 1987) meeting with performing artists, comrade General Secretary Nguyễn Văn Linh expressed an idea, a delightful one. That was before, while still finishing up the revolution it was the end of the "grief, anger, hate, love, and lust," and there was only "mirth and pleasure" meaning that after the revolution's done then there's just happiness all day, life is ever slightly more elated, everyone is good, it's fine all the time and there's no more sadness, worry, or irritation. Now we know it has not turned out that way. Completing the revolution and even advancing to communism as well, people's lives still have their ups and downs. For instance, people still must love each other. But having loved each other there are not a few complications. Let alone during the first transitional stretch of the road, alongside happiness, annoyances, worries, resentments still come to pass every day, it's endless. But we still have the habit when we think of people we think of them as a tool of production, and don't or seldom think that they are our focus, that the revolution must make them happy, we are content with the emotional state of the public, even though we pay no attention to the emotional state of those who collaborate with us in our enterprises and organizations for which we are responsible.

p. 50 - Cho nên, ý thức văn hóa là ý thức về đời sống tinh thần của một dân tộc, ý thức về những giá trị văn hóa của một dân tộc, chứ không phải sự quan tâm hay không quan tâm đến một vai hoạt động văn hóa cụ thể.

Therefore, cultural consciousness is consciousness of the spiritual life of a people, consciousness of a people's cultural values, it's not attention or inattention toward a few concrete cultural activities.

p. 51 - Trước đay chúng ta quan niệm bản chất văn nghệ là trò vui, và chức năng của nó là cổ động cho các nhiệm vụ khác. Ví dụ, xã hội có nhiệm vụ tuyển quân, có nhiệm vụ đóng thuế, thu nợ... Nghĩa là quan niệm rằng bản thân văn nghệ không có nhiệm vụ của riêng nó và nó chỉ là một phương tiện để phục vụ các phục vụ khác.

Giờ đây, chúng ta quan niệm văn nghệ có nhiệm vụ chính trị cao cả của bản thân nó là xây dựng tâm hồn, tình cảm và tư tưởng con người. Nghĩa là nó trực tiếp tham gia một phần rất quan trọng vào việc xây dựng con người mới. Đây là cái "thần" của văn nghệ mà không một hoạt động nào hay hình thức, ý thức nào có thể thay thế được. Cái "thần" này tạo nên tính cách, hình thành nhân cách, tạo nên sự hoàn thiện nhân cách. Bây giờ thì ta phải có một nền văn nghệ đủ sức mạnh làm được việc này. Và phải giao cho văn nghệ những nhiệm vụ như vậy chứ không phải chỉ là những nhiệm vụ lặt vặt hàng ngày. Đây là một nhiệm vụ hết sức nặng nề, vì thực ra trong cuộc sống không ai là không chịu tác động của văn nghệ, của các tác phẩm văn nghệ mà hình thành nhân cách.

Before we held the opinion that in substance the performing arts were a game, and that their function was to agitate for other missions. For instance, when society had the duty to recruit for the army, to pay tasks, to collect debts... That means that this opinion held that the performing arts did not have their own duty and were a means of serving other services.

Nowadays, we have the opinion that the performing arts have their own intrinsic elevated duty that is to construct the souls, affections and ideology of people. That means that they directly participate in an important way in the construction of new people. This is the "spirit" of the performing arts and not any activity, form, or consciousness can substitute for it. This "spirit" creates the character, forms the personality, creates the realization of the personality. Now we must have performing arts with enough strength to do this. We must assign the performing arts duties like this, not just the everyday sundry duties. This is an extremely serious duty, because it's a fact that in life nobody can resist the effects of the performing arts, of the artistic works that form personality.


Lời viết này của Trần Độ là trăm phần trăm Mác-Lê. Những ý này cũng thấm nhuần quan niệm của cựu Tổng Thư Ký Gorbachev.

Gorbachev's worldview for the first few years of his rule was not, at root, a liberal one. The Soviet people, he believed, had made a 'socialist choice' in 1917 and was fundamentally unified, collectivist, and committed to socialism. So why, then, was the system not working? Gorbachev concluded that the problem lay in the fact that the masses' innate creativity was being stifled. Deploying rhetoric that was one part young Marx and one part almost liberal idealism, he explained that bureaucrats and the 'authoritarian bureaucratic system' 'suppress the initiative of the people, alienate them in all spheres of vital activity and belittle the dignity of the individual.' The solution to this problem lay in a new form of 'democracy' that involved open discussion but not Western-style pluralism. This 'democracy' would change people's psychology, motivating them to become enthusiastic workers and citizens, or 'activating the human factor'... Initially--like Khrushchev before him--Gorbachev had hope that the party would lead society towards reform, but he rapidly lost faith in it, as party officials resisted his measures. (David Priestland, The Red Flag (New York: Grove Press, 2009), pp. 536-7).

[Quan điểm Gorbachev trong những năm ban đầu cai trị của ông vốn không phải rộng rãi. Nhân dân Liên Xô, ông tưởng, có làm "sự lựa chọn xã hội chủ nghĩa" năm 1917 và được tính thống nhất, tập thể căn bản và cam kết theo xã hội chủ nghĩa. Vậy tại sao chế độ không tiến triển? Gorbachev kết luận rằng vấn đề nằm trong một sự thật là sức sáng tạo bẩm sinh của quần chúng bị bóp nghẹt. Sử dụng đến ngôn ngữ là một phần Mác trẻ và một phần gần như chủ nghĩa lý tưởng tự do, ông giải thích là lớp quan liệu và 'chế độ quan liệu độc đoán' 'chặn khả năng sáng kiến của dân, làm dân thấy xa lánh trong tất cả các lĩnh vực hoạt động quan trọng và coi nhẹ giá trị từng cá nhân.' Cách giải quyết vấn đề này sẽ nằm trong một hình thức 'dân chủ' mới mà đòi hỏi sự bàn luận công khai nhưng chưa phải là chủ nghĩa đa nguyên kiểu Tây phương. Kiểu "dân chủ" này sẽ thay đổi tâm lý của dân, thúc đầy họ thành những nhân viên và công dân nhiệt tình, hay sẽ 'chủ động hóa vai trò con người.' Ban đầu--như Khrushchev trước ông--Gorbachev nuôi hy vọng là Đảng sẽ làm lãnh đạo toàn xã hội tới sự cải cách, nhưng ông nhanh chóng mất tin tướng ở chúng lúc các công chức trong Đảng chống lại các biện pháp của ông.]


Chủ đề chính trong bài của Trần Độ là "vai trò con người" - trong cách mạng, trong sản xuất. Ông không đề cập đến dân chủ. Nhưng nói đến vai trò con người thì ông nghĩ đến vai trò của văn hóa văn nghệ. Ông phê bình thái độ của cơ chế nhà nước Việt Nam rất nặng đến mức mà cũng phải ca ngợi thế giới tư bản. Ông bắc bỏ "quan niệm rằng bản thân văn nghệ không có nhiệm vụ của riêng nó và nó chỉ là một phương tiện để phục vụ các phục vụ khác." Như thế là một thay đổi rất lớn. Trần Độ gần như nói là một số người trong nhà nước có bóc lột người nông dân - bắt họ làm việc một cách không công bằng. Hay gửi những người đi vùng kinh tế mới mà không tạo điều kiện an lành để sống.

Trong một bài khác thì Trần Độ viết đến nhiệm vụ "xây dựng tình cảm" của các văn nghệ sĩ. Về trách nhiệm cao cả của họ. Ở đây Trần Độ như muốn văn nghệ sĩ làm kỹ sư của tâm hồn - hiểu hiểu biết và thông cảm với nỗi niềm của các con người - "động một chút có thể buồn được." Hồi trước thì con người cách mạng không biết buồn. Nhưng Trần Độ vẫn thấy vai trò của nhà nước là "động viên tính tích cực xã hội của con người" và "quản lý con người tốt được." Nghĩa là không để con người được yên. Nhưng bây giờ con người được huy động để thành con người tốt, con người hoàn hảo (con người vị con người?) vì con người hoàn hảo sẽ làm việc tốt cho xã hội. Không biết con người vẫn có phải là công cụ?

Không có nhận xét nào: