Chỉ còn rơi rớt chút thôi
There's just a bit left really
Niềm im lặng với tót vời nỗi đau
The feeling of silence at pain's apex
Và còn rơi rụng trăng sao
And still breaks down the moon and stars
Niềm nhẫn nhục với trước sau đường về
A feeling of forbearance with ere since the road home
Các em đẫm lệ tình quê
Youngsters soaked in tears of a village's affection
Vô cùng tận xứ với trước sau đường về
Immeasurable realms with ere since the road home
Dõi tìm hạnh phúc tình thương
Pursue happiness, affection
Trong tương ứng với du dương hoa đầu
In the correspondence with tuneful first blossom
Chìm tan trăng lặn muôn sau
Sinking away the moon rolls timelessly afterward
Hồi sinh bất chợt hương màu trùng lai
Reborn suddenly aroma of copious colors
Chiến tranh khắp nẻo dặm dài
War across all paths longwise
Làm sao chặn được thiên tài chiêm bao
How can you prevent genius's dream
19.3.1994
Bùi Giáng
(nguồn: blog Ngô Văn Tao)
Tôi đọc các bài thơ Bùi Giáng và cảm thấy như chưa hiểu gì mấy. Thi sĩ tạo nên nhiều hình ảnh tôi thấy rất độc đáo vậy tôi nghĩ rằng tôi nên dịch thử. Nhưng vì tôi chưa nằm được ý của nghĩa bài thơ này thì chắc vẫn còn nhiều ý dịch nhầm. Cái câu cuối thì rất hay - so chiến tranh với thiên tài chiêm bao.
30 tháng 5, 2010
28 tháng 5, 2010
"Chính sách xã hội và vai trò con người" (Social Policy and the Human Factor) - Trần Độ (1988)
trích từ quyển Đổi mới và chính sách xã hội, văn hóa (Nxb TPHCM, 1988), tr. 27-52.
tr. 29-30 - Trước nay ta thường chia kinh tế -- xã hội thành hai khu vực: khu vực sản xuất vật chất và khu vực không sản xuất. Những ngành hoạt động trên các lĩnh vực giáo dục, văn hóa, nghệ thuật, được xếp vào khu vực "không sản xuất", nên không khỏi có người cho là "ăn hại" (!) Ở Quốc hội trước đây cũng đã nhiều lần bàn về vấn đề này. Nhưng bà mãi rồi cũng chưa đi được đến hiệu quả rõ rệt. Bởi ấn tượng cho rằng nó "không sản xuất" nên không cấp thiết, không quan trọng, có thì giờ thì bàn, không thì thôi.
Before we usually separated economics and society into two sectors: the sector of material production and unproductive sector. Activity in the areas of education, culture, the arts, were sorted into the "unproductive" sector, therefore they could not escape being called "parasitic" (!) by some people. The National Assembly has discussed this many times before. But incessant discussion never led to a clear result. Because the impression is that they're "unproductive" therefore not pressing, unimportant. If there's time then we'll discuss them, if not, that's fine too.
tr. 32 - Vai trò con người trong cách mạng và trong sản xuất. Từ lâu ta đã nói: "Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng". Đại hội IV Đảng ta nói rõ: Con người vừa là chủ thể vừa lả sản phẩm của xã hội, vừa là động lực, vừa là mục tiêu của cách mạng xã hội, tạo ra hạnh phúc thật sự cho con người. Thế nhưng trên chặng đường dài dẫn tới mục tiêu cao cả đó, chúng ta thấy có những cuộc cách mạng, hay có những giai đoạn cách mạng, ta thường chỉ coi con người như một công cụ của cách mạng, mà không nghĩ con người chính là mục tiêu của cách mạng, chính vì con người, vị hạnh phúc con người ta làm cách mạng.
The human factor in the revolution and in production. For a long time we've said: "The revolution is the cause of the masses." Our Fourth Party Congress clearly stated: People are both the subject and the product of society, are both the force and the target of social revolution, creating true happiness for people. But on the long road leading to that noble target we have seen that there have been revolutions or revolutionary periods, we often just view people as a tool of the revolution, and don't think that it's exactly the people themselves who are the target of the revolution, that it's for the people, because of people's happiness that one makes revolution.
tr. 32-3 - Khi nói: "Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng" thì cái gì ta cũng huy động thật lực, động viên thật lực. Trong khánh chiến, sự động viên đó, sự huy động đó là điều không thể tránh khỏi, nhưng vì kháng chiến kéo dài suốt 30 năm, nên ta thường quen nghĩ là phải như thế mới thể hiện được tinh thần "cách mạng là sự nghiệp của quần chúng". Nếp nghĩ này trở thành một quán tính ý thức, nên khi cách mạng chuyển sang giai đoạn mới, lấy xây dựng kinh tế, phát triển sản xuất làm nhiệm vụ trung tâm thường xuyên, thì nhiều người vẫn quen lối huy động thời chiến, động viên thời chiến, khiến cho sự huy động đó trở thành nghịch lý mà vẫn không hay biết. Vì vậy mới xuất hiện tình hình hơn chục năm qua (kể từ khi chiến tranh kết thúc) cái gì ta cũng quen đổ lên đầu nông dân, hết nghĩa vụ nọ lại nghĩa vụ kia, cái gì cũng kêu gọi ho mang lòng yêu nước ra mà làm. Làm không được, hoặc không đủ thì ta cho họ chưa "thật sự yêu nước" hoặc chưa huy động được hết long yêu nước của họ (!).
When saying: "Revolution is the cause of the masses" then we mobilized full force, we motivated full force for anything and everything. During the resistance, that motivation and that mobilization could not be escaped, but because the resistance stretched out for 30 years we often used to think that it must be that way to realize the spirit of "revolution is the cause of the masses". The habit of thinking this way has become an inertia of consciousness, so that when the revolution passes into a new period, taking the construction of the economy and productive development as its continuous, central mission, many people still know the ways of motivation and mobilization in wartime, making that mobilization become paradoxical even if they don't know it. Because of this we've seen a phenomenon appear for more than a decade (since the war ended) that we put everything on the heads of the peasants, for everything we call out to their patriotism to work. If they can't do it, or don't do enough then they "don't really love our country" or haven't yet completely mobilized their love for their country.
tr. 34 - Trở lại vấn đề: ta hay quên mục tiêu cách mạng là phục vụ quần chúng, mà chỉ thường nhớ rằng quần chúng là đồng lực để làm cách mạng. Khẩu hiệu của Đảng là "Tất cả vì chủ nghĩa xã hội! Vì hạnh phúc của nhân dân". Trong khẩu hiệu này mục tiêu cách mạng xã hội chủ nghĩa là vì hạnh phục của nhân dân được nêu lên hết sức rõ rệt. Nhưng tôi đi các nơi quan sát và kiểu tra thì thấy ấn tượng chung của nhiều người thường nặng về phía "Tất cả vì chủ nghĩa xã hội" mà nhẹ về "Vì hạnh phúc của nhân dân". Mà khi nói "Tất cả vì chủ nghĩa xã hội" thì lạ cũng như ngày xưa nói "Tất cả vì tiền tuyến, tất cả để đánh thắng", cái quán tính, ý thức ấy cứ được đem ra mà chỉ đạo hành động, mà động viên quần chúng làm mọi nhiệm vụ, mọi nghĩa vụ. Anh nào, nơi nào huy động giỏi, động viên giỏi thì được tính thành tích cao, ngược lại anh nào huy động kém thì bị xem là thiếu tinh thần xã hội chủ nghĩa, thiếu nhiệt tình xây dựng xã hội chủ nghĩa.
Returning to the problem: we often forget that the revolution's goal is serving the public and usually only remember that the people are the force for making revolution. Our Party's Slogan is "Everything for socialism! For the people's happiness." In this slogan, that the socialist revolution's goal is for people's happiness is brought up with absolutely clarity. But I've gone everywhere to observe and inspect and see that the general impression of many people tilts heavily toward "Everything for socialism" and lightly toward the "For the people's happiness" part. And when speaking of "Everything for socialism" then strangely it's like that old saying "Everything for the front, everything for victory", that inertia and consciousness is still brought out to give guidance for acting and to motivate the people to do every mission and obligation. Whoever, whereever mobilizes and motivates skillfully is judged to have made a great accomplishment, on the other hand if they mobilize poorly then they are seen as lacking socialist spirit, lacking enthusiasm for building socialism.
tr. 34-5 - Người lãnh đạo, người quản lý không hiểu rõ đặc điểm tình hình, không hiểu rằng giờ đây các quy luật kinh tế đã thay thế các quy luật trong thời kỳ chiến tranh nên cứ hô hào và giao nhiệm vụ sản xuất cho mọi người một cách mệnh lệnh như giao nhiệm vụ chiến đấu trước đay, rốt cuộc không kết quả.
Leaders and managers do not clear understand the characteristics of the situation, do not understand that economic laws have taken the place of the laws of wartime so that they continue to make appeals and assigning the mission of production to everybody using a command style like assigning a combat mission before, and in the end it's ineffective.
tr. 36-7 - Trong khi nhiều đồng chí quản lý sản xuất, quản lý xí nghiệp của ta còn chưa chú ý quan tâm tới con người, thì ở một số nước công nghiệp anh em, và nhiều nước tư bản lại rất quan tâm tới vấn đề này. Có thể nói không quá rằng, về điểm này, thế giới tư bản, chủ nghĩa tư bản đã "giác ngộ" hơn ta, họ có kiến thức và kinh nghiệm nhiều hơn ta... Tư bản quan tâm tới nhu cầu cuộc sống của người công nhân là để người công nhân an tâm, tự nguyện làm ra lợi nhuận không ngừng cho tư bản. Còn chúng ta, chúng ta quan tâm đến cuộc sống con người là vì mục đích cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa là đem lại hạnh phúc cho con người, vì con người là yếu tố quan trọng nhất của sản xuất.
While many comrades who manage production and our enterprises still don't pay attention to people, a few of our brother industrial nations and many capitalist nations have paid a good deal of attention to the problem. It may not be an exaggeration to say that in this situation, the capitalist world, capitalism has "awakened" more than we have, they have more knowledge and experience than us... Capitalism pays attention to the living requirements of workers, lets them have peace of mind so they'll voluntarily make profits for the capitalism. Yet we, we who pay attention the people's life because of goal of socialist revolution is to bring happiness to the people, because the people are the most important factor in production.
tr. 37 - Do không nhận thức được đầy đủ và đúng đắn vai trò của con người trong sản xuất, trong xây dựng kinh tế, nên nhiều khi lập kế hoạch sản xuất, hoặc lên quy hoạch xây dựng một vùng kinh tế mới nào đó ta thường quên tính đến yếu tố con người với những nhu cầu của nó, ta thường để thiếu những công trình phục vụ con người. Ở các vùng cao su hẻo lánh, khi ta vận động nhân dân tới đây lập nghiệp, bà con thường hỏi lúc ốm đau thì chữa bệnh ở đâu? Hàng tháng có được xem phim không?
Because we don't correctly or adequately recognize the human factor in production, in building the economy, then often when setting up a production plan or proposing a project to build some new economic zone we often forget about the human factor and its requirements, we often permit a lack of projects to serve the people. In remote rubber regions, when we campaign for the people to come here to make their fortune, these kinsmen often ask when they get sick, where can they get cured? Can they see a movie every month?
p. 38-9 - Đi kèm với nhu cầu ăn, con người còn không biết bao nhiêu là nhu cầu khác không thuộc lĩnh vực vật chất. Chẳng hạn nhu cầu tự nâng cao năng lực và tự hoàn thiện nhân cách của mình theo hướng chân, thiện, mỹ, mà theo tôi nó đặc trưng nhất cho bản chất người. Thế nên, nhiểu nhu cầu con người là phải hiểu ở cả hai mặt vật chất và không vật chất, hay vật chất và văn hóa--tinh thần.
Along with the requirement to eat, people have so many other requirements belong to the material realm. For example, the requirement to raise one's own capabilities and perfect their personalities toward truth, good and beauty, which in my opinion is most characteristic of the human essence. Therefore, many requirements for people must be understood in the two aspects of the material and the non-material, or as the material and the cultural / spiritual.
p. 40-1 - Bên cạnh hành tỷ nhu cầu, hàng tỷ mối quan hệ, con người lại còn có hàng tỷ tâm trạng, nỗi niềm, mà không nghiên cứu kỹ, không hiểu thấu đáo, chúng ta cũng không thể có chính sách tốt đối với con người, không động viên được tính tích cực xã hội của con người và không quản lý con người tốt được. Khác với loài vật, con người có một thế giới tâm hồn phong phú, rất đa cảm và rất nhạy cảm với chung quanh. Động một chút có thể buồn được. Động một chút có thể tủi thân, động một chút có thể bốc đồng.
Along side millions of requirements, millions of relationships, people still have millions of moods and emotions, and if we don't carefully research them, don't thoroughly understand them, we cannot have a good policy toward the people, we cannot mobilize the people's positive social spirit and cannot supervise people well. Different than the animals, people have a rich spiritual world, are very sensitive and discerning with their surroundings. Touch them a bit and they can be sad. Touch them a bit and they can pity themselves, touch them a bit and they can be rash.
p. 42 - Năm ngoái (tháng 10-1987) gặp văn nghệ sĩ, đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh có nói một ý, rất thú vị. Đó là trước đây cứ làm cách mạng xong thì hết những cái "ai, nộ, ố, ái, dục" mà chỉ còn chữ "hỉ, lạc" nghĩa là làm cách mạng xong chỉ vui suốt ngày, cuộc đời cứ phơi phới đi lên, ai cũng tốt, lúc nào cũng tốt mà không còn những chuyện buồn phiền, lo lắng, phẫn nộ. Nay mới biết hóa ra không phải. Làm cách mạng xong và ngay cả tiến lên chủ nghĩa cộng sản nữa, cuộc sống con người vẫn còn những nỗi niềm. Chẳng hạn, con người vẫn phải yêu nhau. Mà đã yêu nhau thì vẫn không ít chuyện rắc rối. Huống chi ta đang ở trong chặng đường đầu thời kỳ quá độ, bên cạnh cái vui, những cái buồn bực, lo lắng, phẫn nộ còn diễn ra hàng ngày, nhiều vô kể. Nhưng chúng ta có thói quen nghĩ tới con người là nghĩ tới công cụ để sản xuất, và không hoặc ít nghĩ họ là đối tượng mà cách mạng phải làm cho họ có niềm vui, được sung sướng về tâm trạng của quần chúng, thậm chí không quan đến cả tâm trạng của những người cộng sự với mình ở trong xí nghiệp, cơ quan mà mình phụ trách.
At last year's (October 1987) meeting with performing artists, comrade General Secretary Nguyễn Văn Linh expressed an idea, a delightful one. That was before, while still finishing up the revolution it was the end of the "grief, anger, hate, love, and lust," and there was only "mirth and pleasure" meaning that after the revolution's done then there's just happiness all day, life is ever slightly more elated, everyone is good, it's fine all the time and there's no more sadness, worry, or irritation. Now we know it has not turned out that way. Completing the revolution and even advancing to communism as well, people's lives still have their ups and downs. For instance, people still must love each other. But having loved each other there are not a few complications. Let alone during the first transitional stretch of the road, alongside happiness, annoyances, worries, resentments still come to pass every day, it's endless. But we still have the habit when we think of people we think of them as a tool of production, and don't or seldom think that they are our focus, that the revolution must make them happy, we are content with the emotional state of the public, even though we pay no attention to the emotional state of those who collaborate with us in our enterprises and organizations for which we are responsible.
p. 50 - Cho nên, ý thức văn hóa là ý thức về đời sống tinh thần của một dân tộc, ý thức về những giá trị văn hóa của một dân tộc, chứ không phải sự quan tâm hay không quan tâm đến một vai hoạt động văn hóa cụ thể.
Therefore, cultural consciousness is consciousness of the spiritual life of a people, consciousness of a people's cultural values, it's not attention or inattention toward a few concrete cultural activities.
p. 51 - Trước đay chúng ta quan niệm bản chất văn nghệ là trò vui, và chức năng của nó là cổ động cho các nhiệm vụ khác. Ví dụ, xã hội có nhiệm vụ tuyển quân, có nhiệm vụ đóng thuế, thu nợ... Nghĩa là quan niệm rằng bản thân văn nghệ không có nhiệm vụ của riêng nó và nó chỉ là một phương tiện để phục vụ các phục vụ khác.
Giờ đây, chúng ta quan niệm văn nghệ có nhiệm vụ chính trị cao cả của bản thân nó là xây dựng tâm hồn, tình cảm và tư tưởng con người. Nghĩa là nó trực tiếp tham gia một phần rất quan trọng vào việc xây dựng con người mới. Đây là cái "thần" của văn nghệ mà không một hoạt động nào hay hình thức, ý thức nào có thể thay thế được. Cái "thần" này tạo nên tính cách, hình thành nhân cách, tạo nên sự hoàn thiện nhân cách. Bây giờ thì ta phải có một nền văn nghệ đủ sức mạnh làm được việc này. Và phải giao cho văn nghệ những nhiệm vụ như vậy chứ không phải chỉ là những nhiệm vụ lặt vặt hàng ngày. Đây là một nhiệm vụ hết sức nặng nề, vì thực ra trong cuộc sống không ai là không chịu tác động của văn nghệ, của các tác phẩm văn nghệ mà hình thành nhân cách.
Before we held the opinion that in substance the performing arts were a game, and that their function was to agitate for other missions. For instance, when society had the duty to recruit for the army, to pay tasks, to collect debts... That means that this opinion held that the performing arts did not have their own duty and were a means of serving other services.
Nowadays, we have the opinion that the performing arts have their own intrinsic elevated duty that is to construct the souls, affections and ideology of people. That means that they directly participate in an important way in the construction of new people. This is the "spirit" of the performing arts and not any activity, form, or consciousness can substitute for it. This "spirit" creates the character, forms the personality, creates the realization of the personality. Now we must have performing arts with enough strength to do this. We must assign the performing arts duties like this, not just the everyday sundry duties. This is an extremely serious duty, because it's a fact that in life nobody can resist the effects of the performing arts, of the artistic works that form personality.
Lời viết này của Trần Độ là trăm phần trăm Mác-Lê. Những ý này cũng thấm nhuần quan niệm của cựu Tổng Thư Ký Gorbachev.
Gorbachev's worldview for the first few years of his rule was not, at root, a liberal one. The Soviet people, he believed, had made a 'socialist choice' in 1917 and was fundamentally unified, collectivist, and committed to socialism. So why, then, was the system not working? Gorbachev concluded that the problem lay in the fact that the masses' innate creativity was being stifled. Deploying rhetoric that was one part young Marx and one part almost liberal idealism, he explained that bureaucrats and the 'authoritarian bureaucratic system' 'suppress the initiative of the people, alienate them in all spheres of vital activity and belittle the dignity of the individual.' The solution to this problem lay in a new form of 'democracy' that involved open discussion but not Western-style pluralism. This 'democracy' would change people's psychology, motivating them to become enthusiastic workers and citizens, or 'activating the human factor'... Initially--like Khrushchev before him--Gorbachev had hope that the party would lead society towards reform, but he rapidly lost faith in it, as party officials resisted his measures. (David Priestland, The Red Flag (New York: Grove Press, 2009), pp. 536-7).
[Quan điểm Gorbachev trong những năm ban đầu cai trị của ông vốn không phải rộng rãi. Nhân dân Liên Xô, ông tưởng, có làm "sự lựa chọn xã hội chủ nghĩa" năm 1917 và được tính thống nhất, tập thể căn bản và cam kết theo xã hội chủ nghĩa. Vậy tại sao chế độ không tiến triển? Gorbachev kết luận rằng vấn đề nằm trong một sự thật là sức sáng tạo bẩm sinh của quần chúng bị bóp nghẹt. Sử dụng đến ngôn ngữ là một phần Mác trẻ và một phần gần như chủ nghĩa lý tưởng tự do, ông giải thích là lớp quan liệu và 'chế độ quan liệu độc đoán' 'chặn khả năng sáng kiến của dân, làm dân thấy xa lánh trong tất cả các lĩnh vực hoạt động quan trọng và coi nhẹ giá trị từng cá nhân.' Cách giải quyết vấn đề này sẽ nằm trong một hình thức 'dân chủ' mới mà đòi hỏi sự bàn luận công khai nhưng chưa phải là chủ nghĩa đa nguyên kiểu Tây phương. Kiểu "dân chủ" này sẽ thay đổi tâm lý của dân, thúc đầy họ thành những nhân viên và công dân nhiệt tình, hay sẽ 'chủ động hóa vai trò con người.' Ban đầu--như Khrushchev trước ông--Gorbachev nuôi hy vọng là Đảng sẽ làm lãnh đạo toàn xã hội tới sự cải cách, nhưng ông nhanh chóng mất tin tướng ở chúng lúc các công chức trong Đảng chống lại các biện pháp của ông.]
Chủ đề chính trong bài của Trần Độ là "vai trò con người" - trong cách mạng, trong sản xuất. Ông không đề cập đến dân chủ. Nhưng nói đến vai trò con người thì ông nghĩ đến vai trò của văn hóa văn nghệ. Ông phê bình thái độ của cơ chế nhà nước Việt Nam rất nặng đến mức mà cũng phải ca ngợi thế giới tư bản. Ông bắc bỏ "quan niệm rằng bản thân văn nghệ không có nhiệm vụ của riêng nó và nó chỉ là một phương tiện để phục vụ các phục vụ khác." Như thế là một thay đổi rất lớn. Trần Độ gần như nói là một số người trong nhà nước có bóc lột người nông dân - bắt họ làm việc một cách không công bằng. Hay gửi những người đi vùng kinh tế mới mà không tạo điều kiện an lành để sống.
Trong một bài khác thì Trần Độ viết đến nhiệm vụ "xây dựng tình cảm" của các văn nghệ sĩ. Về trách nhiệm cao cả của họ. Ở đây Trần Độ như muốn văn nghệ sĩ làm kỹ sư của tâm hồn - hiểu hiểu biết và thông cảm với nỗi niềm của các con người - "động một chút có thể buồn được." Hồi trước thì con người cách mạng không biết buồn. Nhưng Trần Độ vẫn thấy vai trò của nhà nước là "động viên tính tích cực xã hội của con người" và "quản lý con người tốt được." Nghĩa là không để con người được yên. Nhưng bây giờ con người được huy động để thành con người tốt, con người hoàn hảo (con người vị con người?) vì con người hoàn hảo sẽ làm việc tốt cho xã hội. Không biết con người vẫn có phải là công cụ?
tr. 29-30 - Trước nay ta thường chia kinh tế -- xã hội thành hai khu vực: khu vực sản xuất vật chất và khu vực không sản xuất. Những ngành hoạt động trên các lĩnh vực giáo dục, văn hóa, nghệ thuật, được xếp vào khu vực "không sản xuất", nên không khỏi có người cho là "ăn hại" (!) Ở Quốc hội trước đây cũng đã nhiều lần bàn về vấn đề này. Nhưng bà mãi rồi cũng chưa đi được đến hiệu quả rõ rệt. Bởi ấn tượng cho rằng nó "không sản xuất" nên không cấp thiết, không quan trọng, có thì giờ thì bàn, không thì thôi.
Before we usually separated economics and society into two sectors: the sector of material production and unproductive sector. Activity in the areas of education, culture, the arts, were sorted into the "unproductive" sector, therefore they could not escape being called "parasitic" (!) by some people. The National Assembly has discussed this many times before. But incessant discussion never led to a clear result. Because the impression is that they're "unproductive" therefore not pressing, unimportant. If there's time then we'll discuss them, if not, that's fine too.
tr. 32 - Vai trò con người trong cách mạng và trong sản xuất. Từ lâu ta đã nói: "Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng". Đại hội IV Đảng ta nói rõ: Con người vừa là chủ thể vừa lả sản phẩm của xã hội, vừa là động lực, vừa là mục tiêu của cách mạng xã hội, tạo ra hạnh phúc thật sự cho con người. Thế nhưng trên chặng đường dài dẫn tới mục tiêu cao cả đó, chúng ta thấy có những cuộc cách mạng, hay có những giai đoạn cách mạng, ta thường chỉ coi con người như một công cụ của cách mạng, mà không nghĩ con người chính là mục tiêu của cách mạng, chính vì con người, vị hạnh phúc con người ta làm cách mạng.
The human factor in the revolution and in production. For a long time we've said: "The revolution is the cause of the masses." Our Fourth Party Congress clearly stated: People are both the subject and the product of society, are both the force and the target of social revolution, creating true happiness for people. But on the long road leading to that noble target we have seen that there have been revolutions or revolutionary periods, we often just view people as a tool of the revolution, and don't think that it's exactly the people themselves who are the target of the revolution, that it's for the people, because of people's happiness that one makes revolution.
tr. 32-3 - Khi nói: "Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng" thì cái gì ta cũng huy động thật lực, động viên thật lực. Trong khánh chiến, sự động viên đó, sự huy động đó là điều không thể tránh khỏi, nhưng vì kháng chiến kéo dài suốt 30 năm, nên ta thường quen nghĩ là phải như thế mới thể hiện được tinh thần "cách mạng là sự nghiệp của quần chúng". Nếp nghĩ này trở thành một quán tính ý thức, nên khi cách mạng chuyển sang giai đoạn mới, lấy xây dựng kinh tế, phát triển sản xuất làm nhiệm vụ trung tâm thường xuyên, thì nhiều người vẫn quen lối huy động thời chiến, động viên thời chiến, khiến cho sự huy động đó trở thành nghịch lý mà vẫn không hay biết. Vì vậy mới xuất hiện tình hình hơn chục năm qua (kể từ khi chiến tranh kết thúc) cái gì ta cũng quen đổ lên đầu nông dân, hết nghĩa vụ nọ lại nghĩa vụ kia, cái gì cũng kêu gọi ho mang lòng yêu nước ra mà làm. Làm không được, hoặc không đủ thì ta cho họ chưa "thật sự yêu nước" hoặc chưa huy động được hết long yêu nước của họ (!).
When saying: "Revolution is the cause of the masses" then we mobilized full force, we motivated full force for anything and everything. During the resistance, that motivation and that mobilization could not be escaped, but because the resistance stretched out for 30 years we often used to think that it must be that way to realize the spirit of "revolution is the cause of the masses". The habit of thinking this way has become an inertia of consciousness, so that when the revolution passes into a new period, taking the construction of the economy and productive development as its continuous, central mission, many people still know the ways of motivation and mobilization in wartime, making that mobilization become paradoxical even if they don't know it. Because of this we've seen a phenomenon appear for more than a decade (since the war ended) that we put everything on the heads of the peasants, for everything we call out to their patriotism to work. If they can't do it, or don't do enough then they "don't really love our country" or haven't yet completely mobilized their love for their country.
tr. 34 - Trở lại vấn đề: ta hay quên mục tiêu cách mạng là phục vụ quần chúng, mà chỉ thường nhớ rằng quần chúng là đồng lực để làm cách mạng. Khẩu hiệu của Đảng là "Tất cả vì chủ nghĩa xã hội! Vì hạnh phúc của nhân dân". Trong khẩu hiệu này mục tiêu cách mạng xã hội chủ nghĩa là vì hạnh phục của nhân dân được nêu lên hết sức rõ rệt. Nhưng tôi đi các nơi quan sát và kiểu tra thì thấy ấn tượng chung của nhiều người thường nặng về phía "Tất cả vì chủ nghĩa xã hội" mà nhẹ về "Vì hạnh phúc của nhân dân". Mà khi nói "Tất cả vì chủ nghĩa xã hội" thì lạ cũng như ngày xưa nói "Tất cả vì tiền tuyến, tất cả để đánh thắng", cái quán tính, ý thức ấy cứ được đem ra mà chỉ đạo hành động, mà động viên quần chúng làm mọi nhiệm vụ, mọi nghĩa vụ. Anh nào, nơi nào huy động giỏi, động viên giỏi thì được tính thành tích cao, ngược lại anh nào huy động kém thì bị xem là thiếu tinh thần xã hội chủ nghĩa, thiếu nhiệt tình xây dựng xã hội chủ nghĩa.
Returning to the problem: we often forget that the revolution's goal is serving the public and usually only remember that the people are the force for making revolution. Our Party's Slogan is "Everything for socialism! For the people's happiness." In this slogan, that the socialist revolution's goal is for people's happiness is brought up with absolutely clarity. But I've gone everywhere to observe and inspect and see that the general impression of many people tilts heavily toward "Everything for socialism" and lightly toward the "For the people's happiness" part. And when speaking of "Everything for socialism" then strangely it's like that old saying "Everything for the front, everything for victory", that inertia and consciousness is still brought out to give guidance for acting and to motivate the people to do every mission and obligation. Whoever, whereever mobilizes and motivates skillfully is judged to have made a great accomplishment, on the other hand if they mobilize poorly then they are seen as lacking socialist spirit, lacking enthusiasm for building socialism.
tr. 34-5 - Người lãnh đạo, người quản lý không hiểu rõ đặc điểm tình hình, không hiểu rằng giờ đây các quy luật kinh tế đã thay thế các quy luật trong thời kỳ chiến tranh nên cứ hô hào và giao nhiệm vụ sản xuất cho mọi người một cách mệnh lệnh như giao nhiệm vụ chiến đấu trước đay, rốt cuộc không kết quả.
Leaders and managers do not clear understand the characteristics of the situation, do not understand that economic laws have taken the place of the laws of wartime so that they continue to make appeals and assigning the mission of production to everybody using a command style like assigning a combat mission before, and in the end it's ineffective.
tr. 36-7 - Trong khi nhiều đồng chí quản lý sản xuất, quản lý xí nghiệp của ta còn chưa chú ý quan tâm tới con người, thì ở một số nước công nghiệp anh em, và nhiều nước tư bản lại rất quan tâm tới vấn đề này. Có thể nói không quá rằng, về điểm này, thế giới tư bản, chủ nghĩa tư bản đã "giác ngộ" hơn ta, họ có kiến thức và kinh nghiệm nhiều hơn ta... Tư bản quan tâm tới nhu cầu cuộc sống của người công nhân là để người công nhân an tâm, tự nguyện làm ra lợi nhuận không ngừng cho tư bản. Còn chúng ta, chúng ta quan tâm đến cuộc sống con người là vì mục đích cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa là đem lại hạnh phúc cho con người, vì con người là yếu tố quan trọng nhất của sản xuất.
While many comrades who manage production and our enterprises still don't pay attention to people, a few of our brother industrial nations and many capitalist nations have paid a good deal of attention to the problem. It may not be an exaggeration to say that in this situation, the capitalist world, capitalism has "awakened" more than we have, they have more knowledge and experience than us... Capitalism pays attention to the living requirements of workers, lets them have peace of mind so they'll voluntarily make profits for the capitalism. Yet we, we who pay attention the people's life because of goal of socialist revolution is to bring happiness to the people, because the people are the most important factor in production.
tr. 37 - Do không nhận thức được đầy đủ và đúng đắn vai trò của con người trong sản xuất, trong xây dựng kinh tế, nên nhiều khi lập kế hoạch sản xuất, hoặc lên quy hoạch xây dựng một vùng kinh tế mới nào đó ta thường quên tính đến yếu tố con người với những nhu cầu của nó, ta thường để thiếu những công trình phục vụ con người. Ở các vùng cao su hẻo lánh, khi ta vận động nhân dân tới đây lập nghiệp, bà con thường hỏi lúc ốm đau thì chữa bệnh ở đâu? Hàng tháng có được xem phim không?
Because we don't correctly or adequately recognize the human factor in production, in building the economy, then often when setting up a production plan or proposing a project to build some new economic zone we often forget about the human factor and its requirements, we often permit a lack of projects to serve the people. In remote rubber regions, when we campaign for the people to come here to make their fortune, these kinsmen often ask when they get sick, where can they get cured? Can they see a movie every month?
p. 38-9 - Đi kèm với nhu cầu ăn, con người còn không biết bao nhiêu là nhu cầu khác không thuộc lĩnh vực vật chất. Chẳng hạn nhu cầu tự nâng cao năng lực và tự hoàn thiện nhân cách của mình theo hướng chân, thiện, mỹ, mà theo tôi nó đặc trưng nhất cho bản chất người. Thế nên, nhiểu nhu cầu con người là phải hiểu ở cả hai mặt vật chất và không vật chất, hay vật chất và văn hóa--tinh thần.
Along with the requirement to eat, people have so many other requirements belong to the material realm. For example, the requirement to raise one's own capabilities and perfect their personalities toward truth, good and beauty, which in my opinion is most characteristic of the human essence. Therefore, many requirements for people must be understood in the two aspects of the material and the non-material, or as the material and the cultural / spiritual.
p. 40-1 - Bên cạnh hành tỷ nhu cầu, hàng tỷ mối quan hệ, con người lại còn có hàng tỷ tâm trạng, nỗi niềm, mà không nghiên cứu kỹ, không hiểu thấu đáo, chúng ta cũng không thể có chính sách tốt đối với con người, không động viên được tính tích cực xã hội của con người và không quản lý con người tốt được. Khác với loài vật, con người có một thế giới tâm hồn phong phú, rất đa cảm và rất nhạy cảm với chung quanh. Động một chút có thể buồn được. Động một chút có thể tủi thân, động một chút có thể bốc đồng.
Along side millions of requirements, millions of relationships, people still have millions of moods and emotions, and if we don't carefully research them, don't thoroughly understand them, we cannot have a good policy toward the people, we cannot mobilize the people's positive social spirit and cannot supervise people well. Different than the animals, people have a rich spiritual world, are very sensitive and discerning with their surroundings. Touch them a bit and they can be sad. Touch them a bit and they can pity themselves, touch them a bit and they can be rash.
p. 42 - Năm ngoái (tháng 10-1987) gặp văn nghệ sĩ, đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh có nói một ý, rất thú vị. Đó là trước đây cứ làm cách mạng xong thì hết những cái "ai, nộ, ố, ái, dục" mà chỉ còn chữ "hỉ, lạc" nghĩa là làm cách mạng xong chỉ vui suốt ngày, cuộc đời cứ phơi phới đi lên, ai cũng tốt, lúc nào cũng tốt mà không còn những chuyện buồn phiền, lo lắng, phẫn nộ. Nay mới biết hóa ra không phải. Làm cách mạng xong và ngay cả tiến lên chủ nghĩa cộng sản nữa, cuộc sống con người vẫn còn những nỗi niềm. Chẳng hạn, con người vẫn phải yêu nhau. Mà đã yêu nhau thì vẫn không ít chuyện rắc rối. Huống chi ta đang ở trong chặng đường đầu thời kỳ quá độ, bên cạnh cái vui, những cái buồn bực, lo lắng, phẫn nộ còn diễn ra hàng ngày, nhiều vô kể. Nhưng chúng ta có thói quen nghĩ tới con người là nghĩ tới công cụ để sản xuất, và không hoặc ít nghĩ họ là đối tượng mà cách mạng phải làm cho họ có niềm vui, được sung sướng về tâm trạng của quần chúng, thậm chí không quan đến cả tâm trạng của những người cộng sự với mình ở trong xí nghiệp, cơ quan mà mình phụ trách.
At last year's (October 1987) meeting with performing artists, comrade General Secretary Nguyễn Văn Linh expressed an idea, a delightful one. That was before, while still finishing up the revolution it was the end of the "grief, anger, hate, love, and lust," and there was only "mirth and pleasure" meaning that after the revolution's done then there's just happiness all day, life is ever slightly more elated, everyone is good, it's fine all the time and there's no more sadness, worry, or irritation. Now we know it has not turned out that way. Completing the revolution and even advancing to communism as well, people's lives still have their ups and downs. For instance, people still must love each other. But having loved each other there are not a few complications. Let alone during the first transitional stretch of the road, alongside happiness, annoyances, worries, resentments still come to pass every day, it's endless. But we still have the habit when we think of people we think of them as a tool of production, and don't or seldom think that they are our focus, that the revolution must make them happy, we are content with the emotional state of the public, even though we pay no attention to the emotional state of those who collaborate with us in our enterprises and organizations for which we are responsible.
p. 50 - Cho nên, ý thức văn hóa là ý thức về đời sống tinh thần của một dân tộc, ý thức về những giá trị văn hóa của một dân tộc, chứ không phải sự quan tâm hay không quan tâm đến một vai hoạt động văn hóa cụ thể.
Therefore, cultural consciousness is consciousness of the spiritual life of a people, consciousness of a people's cultural values, it's not attention or inattention toward a few concrete cultural activities.
p. 51 - Trước đay chúng ta quan niệm bản chất văn nghệ là trò vui, và chức năng của nó là cổ động cho các nhiệm vụ khác. Ví dụ, xã hội có nhiệm vụ tuyển quân, có nhiệm vụ đóng thuế, thu nợ... Nghĩa là quan niệm rằng bản thân văn nghệ không có nhiệm vụ của riêng nó và nó chỉ là một phương tiện để phục vụ các phục vụ khác.
Giờ đây, chúng ta quan niệm văn nghệ có nhiệm vụ chính trị cao cả của bản thân nó là xây dựng tâm hồn, tình cảm và tư tưởng con người. Nghĩa là nó trực tiếp tham gia một phần rất quan trọng vào việc xây dựng con người mới. Đây là cái "thần" của văn nghệ mà không một hoạt động nào hay hình thức, ý thức nào có thể thay thế được. Cái "thần" này tạo nên tính cách, hình thành nhân cách, tạo nên sự hoàn thiện nhân cách. Bây giờ thì ta phải có một nền văn nghệ đủ sức mạnh làm được việc này. Và phải giao cho văn nghệ những nhiệm vụ như vậy chứ không phải chỉ là những nhiệm vụ lặt vặt hàng ngày. Đây là một nhiệm vụ hết sức nặng nề, vì thực ra trong cuộc sống không ai là không chịu tác động của văn nghệ, của các tác phẩm văn nghệ mà hình thành nhân cách.
Before we held the opinion that in substance the performing arts were a game, and that their function was to agitate for other missions. For instance, when society had the duty to recruit for the army, to pay tasks, to collect debts... That means that this opinion held that the performing arts did not have their own duty and were a means of serving other services.
Nowadays, we have the opinion that the performing arts have their own intrinsic elevated duty that is to construct the souls, affections and ideology of people. That means that they directly participate in an important way in the construction of new people. This is the "spirit" of the performing arts and not any activity, form, or consciousness can substitute for it. This "spirit" creates the character, forms the personality, creates the realization of the personality. Now we must have performing arts with enough strength to do this. We must assign the performing arts duties like this, not just the everyday sundry duties. This is an extremely serious duty, because it's a fact that in life nobody can resist the effects of the performing arts, of the artistic works that form personality.
Lời viết này của Trần Độ là trăm phần trăm Mác-Lê. Những ý này cũng thấm nhuần quan niệm của cựu Tổng Thư Ký Gorbachev.
Gorbachev's worldview for the first few years of his rule was not, at root, a liberal one. The Soviet people, he believed, had made a 'socialist choice' in 1917 and was fundamentally unified, collectivist, and committed to socialism. So why, then, was the system not working? Gorbachev concluded that the problem lay in the fact that the masses' innate creativity was being stifled. Deploying rhetoric that was one part young Marx and one part almost liberal idealism, he explained that bureaucrats and the 'authoritarian bureaucratic system' 'suppress the initiative of the people, alienate them in all spheres of vital activity and belittle the dignity of the individual.' The solution to this problem lay in a new form of 'democracy' that involved open discussion but not Western-style pluralism. This 'democracy' would change people's psychology, motivating them to become enthusiastic workers and citizens, or 'activating the human factor'... Initially--like Khrushchev before him--Gorbachev had hope that the party would lead society towards reform, but he rapidly lost faith in it, as party officials resisted his measures. (David Priestland, The Red Flag (New York: Grove Press, 2009), pp. 536-7).
[Quan điểm Gorbachev trong những năm ban đầu cai trị của ông vốn không phải rộng rãi. Nhân dân Liên Xô, ông tưởng, có làm "sự lựa chọn xã hội chủ nghĩa" năm 1917 và được tính thống nhất, tập thể căn bản và cam kết theo xã hội chủ nghĩa. Vậy tại sao chế độ không tiến triển? Gorbachev kết luận rằng vấn đề nằm trong một sự thật là sức sáng tạo bẩm sinh của quần chúng bị bóp nghẹt. Sử dụng đến ngôn ngữ là một phần Mác trẻ và một phần gần như chủ nghĩa lý tưởng tự do, ông giải thích là lớp quan liệu và 'chế độ quan liệu độc đoán' 'chặn khả năng sáng kiến của dân, làm dân thấy xa lánh trong tất cả các lĩnh vực hoạt động quan trọng và coi nhẹ giá trị từng cá nhân.' Cách giải quyết vấn đề này sẽ nằm trong một hình thức 'dân chủ' mới mà đòi hỏi sự bàn luận công khai nhưng chưa phải là chủ nghĩa đa nguyên kiểu Tây phương. Kiểu "dân chủ" này sẽ thay đổi tâm lý của dân, thúc đầy họ thành những nhân viên và công dân nhiệt tình, hay sẽ 'chủ động hóa vai trò con người.' Ban đầu--như Khrushchev trước ông--Gorbachev nuôi hy vọng là Đảng sẽ làm lãnh đạo toàn xã hội tới sự cải cách, nhưng ông nhanh chóng mất tin tướng ở chúng lúc các công chức trong Đảng chống lại các biện pháp của ông.]
Chủ đề chính trong bài của Trần Độ là "vai trò con người" - trong cách mạng, trong sản xuất. Ông không đề cập đến dân chủ. Nhưng nói đến vai trò con người thì ông nghĩ đến vai trò của văn hóa văn nghệ. Ông phê bình thái độ của cơ chế nhà nước Việt Nam rất nặng đến mức mà cũng phải ca ngợi thế giới tư bản. Ông bắc bỏ "quan niệm rằng bản thân văn nghệ không có nhiệm vụ của riêng nó và nó chỉ là một phương tiện để phục vụ các phục vụ khác." Như thế là một thay đổi rất lớn. Trần Độ gần như nói là một số người trong nhà nước có bóc lột người nông dân - bắt họ làm việc một cách không công bằng. Hay gửi những người đi vùng kinh tế mới mà không tạo điều kiện an lành để sống.
Trong một bài khác thì Trần Độ viết đến nhiệm vụ "xây dựng tình cảm" của các văn nghệ sĩ. Về trách nhiệm cao cả của họ. Ở đây Trần Độ như muốn văn nghệ sĩ làm kỹ sư của tâm hồn - hiểu hiểu biết và thông cảm với nỗi niềm của các con người - "động một chút có thể buồn được." Hồi trước thì con người cách mạng không biết buồn. Nhưng Trần Độ vẫn thấy vai trò của nhà nước là "động viên tính tích cực xã hội của con người" và "quản lý con người tốt được." Nghĩa là không để con người được yên. Nhưng bây giờ con người được huy động để thành con người tốt, con người hoàn hảo (con người vị con người?) vì con người hoàn hảo sẽ làm việc tốt cho xã hội. Không biết con người vẫn có phải là công cụ?
27 tháng 5, 2010
Mưa cuối mùa
23 tháng 5, 2010
Xin làm người hát rong (I Ask To Be An Itinerant Singer) - Trần Long Ẩn (1998?)
Cũng đành xin làm người hát rong.
Reluctantly I ask to be an itinerant singer
Chỉ mong đời không chê trách.
Only with the wish that life does not scorn this
Chỉ mong chuyến xe muộn màng không dừng sớm khi đang rong chơi.
Only with the wish that the tardy bus doesn't pause early as I wander free.
Cũng đành xin làm người đến sau.
Reluctantly I ask to be the one who comes after
Để nghe niềm đau phía trước.
To hear of the pain in front
Tình như chiếc môi dịu ngọt.
Love like soft sweet lips
Treo hờ hững trên cây hoang đường.
That hang indifferently upon a fabulous tree
Thôi đành đi về lại quê xưa.
That's all, reluctantly I return to my old home.
Thôi đành xin về dòng sông đó.
That's all, reluctantly I ask to go back to that river.
Từ bao năm chân phiêu lãng quên quay về.
For so many years these wondering legs had forgotten to turn back.
Từ bao năm em như mãi ngủ mê.
For so many years it's like I/you were in deep slumber
Như mây chiều như mây chiều để cơn gió đưa.
Like afternoon clouds letting the wind take them
Dù trăm năm ai quên lũy tre làng.
Even after a hundred years who can forget the village's bamboo hedge.
Dù ngàn năm ai quên tiếng mẹ ru.
Even after a thousand years who can forget the sound of mother's lullaby.
Ơ ơ ơ ơ ơ tiếng ru hời ngày xưa.
Oh, ah, the sound of that lullaby of days long ago.
Kiếp này xin làm người hát rong.
In this life I ask to be an itinerant singer
Để cho tình yêu lên tiếng.
To allow love to lift its voice.
Để cho trái tim bội bạc.
To allow the heart to be thankless.
Không còn đến trong đêm hoa đăng.
No longer coming on evenings of night's flowered lanterns
Sẽ còn câu chuyện người hát rong.
It will remain, the story of the itinerant singer
Còn nghe ngày sau kế tiếp.
Still heard in the coming days
Tặng riêng những ai thật lòng.
A present for just those people who are sincere
Đang còn hát yêu thương con người.
And still sing their love for people
Ca khúc "Xin làm người hát rong" có mặt trên top 10 của Làn Sóng Xanh từ 4 thăng 7 năm 1999 qua giọng hát Mỹ Linh, rồi đầu tháng 8 năm ấy qua giọng hát của Phương Thanh. Bài hát này được điểm số 1 của tháng ấy.
Những năm tháng ban đầu chương trình Làn Sóng Xanh bị chê trách nhiều vì chất lượng của ca khúc mà thính giả lựa chọn. Nói cụ thể hơn chương trình ấy bị chê trách vì không cho phổ biến các ca khúc được giải của Hội Nhạc sĩ Việt Nam. Nhạc sĩ Thế Bảo trong bài "Vì sao ca khúc được giải Hội Nhạc sĩ Việt Nam không có mặt trong top ten" (Thể thao và Văn hóa #22 16-3-1999, tr. 24) có viết: "...người ta vẫn có cảm giác phần lớn tác phẩm của họ [họ là các nhạc sĩ soạn ca khúc top ten] hình như chưa đủ sức năng để ở lại với thời gian, vẫn thiếu một cái gì đó để có thể đặt họ bên cạnh những tên tuổi đã làm nên ca khúc mới của Việt Nam từ nhiều chục năm nay... Cái thiếu ấy có lẽ không thuộc về khả năng âm nhạc mà là về nội tâm, về vốn sống, về thân phận về trình đội và sự hiểu biết vă hóa trên bề rộng."
"Xin làm người hát rong" là trong những ca khúc ít ỏi được giải của Hội Nhạc sĩ mà lên top ten Làn Sóng Xanh. Bài hát này của Trần Long Ẩn được Giải nhì năm 1998 - nghĩa là bài hát này được đánh giá là có chất lượng.
Mỹ Linh hát "Xin làm người hát rong":
Mỹ Linh hát một cách khá "nội tâm" - ca sĩ đứng tại một chỗ như một cây. Vài lần ca sĩ nhắm mắt, nhìn xuống. Cử chỉ bằng tay thì không nhiều. Phong cảnh ánh màu xanh cũng buồn buồn (kể cả lạnh lùng), nhưng không đầy cảm xúc.
Giai điệu bài ca này rất đẹp, rất hay. Nói có bản sắc thì phải. Nhưng tôi vẫn "thắc mắc" về quãng năm giảm (giữa nốt của hai từ "hờ hững") một quãng âm mà không có trong ngũ cung nhạc Việt truyền thống.
Bài ca này không có "tôi/ta" nào cả. Trong ca từ chỉ có riệng một đại từ chỉ ngôi là "em." Nhưng em có phải là người nghe hay là người hát? Để mà dịch ca từ này tôi phải xen kẽ nhiều chữ "I" vào bản dịch. Một điều nữa là ca từ trong ca khúc thiếu những tính từ có chất xúc cảm - không có vui buồn nào cả. Chỉ có riêng "niềm đau" - nhưng đây không phải là sự đau đớn của người hát rong lại là của người ở "phía trước" (tiên phong?). Hình như người hát rong không có cảm xúc riêng nhưng là người "kỹ sư tâm hồn." Phải chăng người này là kỹ sư để đẩy xuống những xúc cảm cá nhân, vì sợ sức mạnh của những xúc cảm ấy?
Nhưng người kể chuyện này thì "đành" và "xin." Nghĩa là không "xung phong." Người này cũng e rằng việc hát rong sẽ trái với ý muốn của xã hội (sẽ chê trách). Có một mẫu thuận trong ca khúc này tôi thấy khó giải thích - là người hát rong này vừa "đành xin" rong chơi vừa "đành xin" về quê. Tất nhiên miền quê hương là một niềm an ủi lớn, nhưng nói thật thì việc về hẳn rất khó. Trong đời sống hiện đại thì một chuyến về luôn là ước mong không phải là thục tế.
Bài ca này cũng được Phương Thanh hát trong phim "Trái tim không ngủ yên" của Châu Huế đạo diễn. (Tôi chưa xem lần nào, nhưng hình như phim này không được coi như một phim hay).
Hình như video ở trên có những cảnh trong phim ấy? Video này cũng làm một khung khác để nghĩ đến ca khúc này. Phương Thanh có tìm cảm xúc trong ca khúc này - ca sĩ hát luyến láy, hít thở khát khao. Trong ca từ thì có hình ảnh "hoa đăng." Trong video thì có minh họa hình ảnh ấy, nhưng cách thể hiện của Phương Thanh cũng là một cách minh họa nữa. Tôi nghĩ rằng hoa đăng là một ẩn dụ của sự ngây thơ, sự vô tư. Cách hát của Phương Thanh có sự hồn nhiên mà tôi thấy rất thích hợp - mới làm cho ca khúc này được thật hay.
Có một khung khác để hiểu biết ca khúc này là tiêu sử của tác giả. Thí dụ: "Có nhiều đóng góp cho nền âm nhạc Việt Nam nhưng Trần Long Ẩn suốt đời chỉ xin làm người hát rong. Chính sự khiêm nhường ấy đã đưa âm nhạc của ông đến gần hơn với công chúng, được công chúng đón nhận như những sẻ chia về tình người – tình đời" [xem "Khúc tự tình của 'người hát rong'"]. Theo tôi biết thì cùng với việc sáng tác chủ yếu ông Ẩn là người của phong trào, rồi là công chức. Ông có nhiều trách nhiệm. Chắc kèm theo trách nhiệm có âu lo nữa mà thỉnh thoảng muốn giải thoát. Một đời rong chơi sẽ có sức quyến rũ đặc biệt với một người ở cương vị ông. Một "người đến sau ... nghe niềm đau phía trước" thì là hơi hơi như đi thực tế, sống gần dân.
Bài báo vừa trích ở trên nói đến sự "khiêm nhường" của nhạc sĩ. Khiêm nhường đến mức ca từ này không có tôi / ta không có cảm xúc cá nhân. Và chỉ có "đành" và "xin" và mong - nhạc sĩ chỉ có đòi hỏi, có nhu cầu khá khiêm nhường nữa.
Tôi xin trở về phía phim "Trái tim không ngủ yên." Trong phim ấy Phương Thanh đóng vai một người ca sĩ trẻ tên là Hà Nhung. Trích bài báo "Ca sĩ đóng phim" của Vũ Thanh Bình (Tuổi trẻ 8 tháng 10 năm 1998): "Nhung là một cô gái mơ mộng và hát hay. Mồ coi mẹ, cô đã nhiều lần cùng người cha lang thang hát rong trên đường kiếm sống. Nhưng rồi người cha cũng qua đời. Được một vị linh mục nhận về nuôi trong một tỉnh lẻ, cô có dịp trau dồi âm nhạc với dàn đồng ca ơ đây..."
Vậy có những nét khá thích hợp với bài ca "Xin làm người hát rong" - không biết người soạn kịch bản phim có lấy cảm hứng từ ca khúc này, hay ca khúc này có được viết cho cuốn phim này?
Một người hát rong cũng có thể gọi là một hòn đá lăn (rolling stone). Một hòn đá lăn ngại trao xúc cảm cho mọi người, nhưng cũng muốn hiến cho quần chúng (những ai thật lòng) những gì mà có thể trao được, trong đó có tình yêu lên tiếng. Hòn đá lăn này cũng lưu luyến với một miền quê dù quê hương đó không còn ngoài những hình ảnh quen thuộc. Đọc ca từ thì khó thấy tình yêu đó, nhưng qua tiếng hát của Phương Thanh thì tình yêu đó thật sự được lên tiếng.
Reluctantly I ask to be an itinerant singer
Chỉ mong đời không chê trách.
Only with the wish that life does not scorn this
Chỉ mong chuyến xe muộn màng không dừng sớm khi đang rong chơi.
Only with the wish that the tardy bus doesn't pause early as I wander free.
Cũng đành xin làm người đến sau.
Reluctantly I ask to be the one who comes after
Để nghe niềm đau phía trước.
To hear of the pain in front
Tình như chiếc môi dịu ngọt.
Love like soft sweet lips
Treo hờ hững trên cây hoang đường.
That hang indifferently upon a fabulous tree
Thôi đành đi về lại quê xưa.
That's all, reluctantly I return to my old home.
Thôi đành xin về dòng sông đó.
That's all, reluctantly I ask to go back to that river.
Từ bao năm chân phiêu lãng quên quay về.
For so many years these wondering legs had forgotten to turn back.
Từ bao năm em như mãi ngủ mê.
For so many years it's like I/you were in deep slumber
Như mây chiều như mây chiều để cơn gió đưa.
Like afternoon clouds letting the wind take them
Dù trăm năm ai quên lũy tre làng.
Even after a hundred years who can forget the village's bamboo hedge.
Dù ngàn năm ai quên tiếng mẹ ru.
Even after a thousand years who can forget the sound of mother's lullaby.
Ơ ơ ơ ơ ơ tiếng ru hời ngày xưa.
Oh, ah, the sound of that lullaby of days long ago.
Kiếp này xin làm người hát rong.
In this life I ask to be an itinerant singer
Để cho tình yêu lên tiếng.
To allow love to lift its voice.
Để cho trái tim bội bạc.
To allow the heart to be thankless.
Không còn đến trong đêm hoa đăng.
No longer coming on evenings of night's flowered lanterns
Sẽ còn câu chuyện người hát rong.
It will remain, the story of the itinerant singer
Còn nghe ngày sau kế tiếp.
Still heard in the coming days
Tặng riêng những ai thật lòng.
A present for just those people who are sincere
Đang còn hát yêu thương con người.
And still sing their love for people
Ca khúc "Xin làm người hát rong" có mặt trên top 10 của Làn Sóng Xanh từ 4 thăng 7 năm 1999 qua giọng hát Mỹ Linh, rồi đầu tháng 8 năm ấy qua giọng hát của Phương Thanh. Bài hát này được điểm số 1 của tháng ấy.
Những năm tháng ban đầu chương trình Làn Sóng Xanh bị chê trách nhiều vì chất lượng của ca khúc mà thính giả lựa chọn. Nói cụ thể hơn chương trình ấy bị chê trách vì không cho phổ biến các ca khúc được giải của Hội Nhạc sĩ Việt Nam. Nhạc sĩ Thế Bảo trong bài "Vì sao ca khúc được giải Hội Nhạc sĩ Việt Nam không có mặt trong top ten" (Thể thao và Văn hóa #22 16-3-1999, tr. 24) có viết: "...người ta vẫn có cảm giác phần lớn tác phẩm của họ [họ là các nhạc sĩ soạn ca khúc top ten] hình như chưa đủ sức năng để ở lại với thời gian, vẫn thiếu một cái gì đó để có thể đặt họ bên cạnh những tên tuổi đã làm nên ca khúc mới của Việt Nam từ nhiều chục năm nay... Cái thiếu ấy có lẽ không thuộc về khả năng âm nhạc mà là về nội tâm, về vốn sống, về thân phận về trình đội và sự hiểu biết vă hóa trên bề rộng."
"Xin làm người hát rong" là trong những ca khúc ít ỏi được giải của Hội Nhạc sĩ mà lên top ten Làn Sóng Xanh. Bài hát này của Trần Long Ẩn được Giải nhì năm 1998 - nghĩa là bài hát này được đánh giá là có chất lượng.
Mỹ Linh hát "Xin làm người hát rong":
Mỹ Linh hát một cách khá "nội tâm" - ca sĩ đứng tại một chỗ như một cây. Vài lần ca sĩ nhắm mắt, nhìn xuống. Cử chỉ bằng tay thì không nhiều. Phong cảnh ánh màu xanh cũng buồn buồn (kể cả lạnh lùng), nhưng không đầy cảm xúc.
Giai điệu bài ca này rất đẹp, rất hay. Nói có bản sắc thì phải. Nhưng tôi vẫn "thắc mắc" về quãng năm giảm (giữa nốt của hai từ "hờ hững") một quãng âm mà không có trong ngũ cung nhạc Việt truyền thống.
Bài ca này không có "tôi/ta" nào cả. Trong ca từ chỉ có riệng một đại từ chỉ ngôi là "em." Nhưng em có phải là người nghe hay là người hát? Để mà dịch ca từ này tôi phải xen kẽ nhiều chữ "I" vào bản dịch. Một điều nữa là ca từ trong ca khúc thiếu những tính từ có chất xúc cảm - không có vui buồn nào cả. Chỉ có riêng "niềm đau" - nhưng đây không phải là sự đau đớn của người hát rong lại là của người ở "phía trước" (tiên phong?). Hình như người hát rong không có cảm xúc riêng nhưng là người "kỹ sư tâm hồn." Phải chăng người này là kỹ sư để đẩy xuống những xúc cảm cá nhân, vì sợ sức mạnh của những xúc cảm ấy?
Nhưng người kể chuyện này thì "đành" và "xin." Nghĩa là không "xung phong." Người này cũng e rằng việc hát rong sẽ trái với ý muốn của xã hội (sẽ chê trách). Có một mẫu thuận trong ca khúc này tôi thấy khó giải thích - là người hát rong này vừa "đành xin" rong chơi vừa "đành xin" về quê. Tất nhiên miền quê hương là một niềm an ủi lớn, nhưng nói thật thì việc về hẳn rất khó. Trong đời sống hiện đại thì một chuyến về luôn là ước mong không phải là thục tế.
Bài ca này cũng được Phương Thanh hát trong phim "Trái tim không ngủ yên" của Châu Huế đạo diễn. (Tôi chưa xem lần nào, nhưng hình như phim này không được coi như một phim hay).
Hình như video ở trên có những cảnh trong phim ấy? Video này cũng làm một khung khác để nghĩ đến ca khúc này. Phương Thanh có tìm cảm xúc trong ca khúc này - ca sĩ hát luyến láy, hít thở khát khao. Trong ca từ thì có hình ảnh "hoa đăng." Trong video thì có minh họa hình ảnh ấy, nhưng cách thể hiện của Phương Thanh cũng là một cách minh họa nữa. Tôi nghĩ rằng hoa đăng là một ẩn dụ của sự ngây thơ, sự vô tư. Cách hát của Phương Thanh có sự hồn nhiên mà tôi thấy rất thích hợp - mới làm cho ca khúc này được thật hay.
Có một khung khác để hiểu biết ca khúc này là tiêu sử của tác giả. Thí dụ: "Có nhiều đóng góp cho nền âm nhạc Việt Nam nhưng Trần Long Ẩn suốt đời chỉ xin làm người hát rong. Chính sự khiêm nhường ấy đã đưa âm nhạc của ông đến gần hơn với công chúng, được công chúng đón nhận như những sẻ chia về tình người – tình đời" [xem "Khúc tự tình của 'người hát rong'"]. Theo tôi biết thì cùng với việc sáng tác chủ yếu ông Ẩn là người của phong trào, rồi là công chức. Ông có nhiều trách nhiệm. Chắc kèm theo trách nhiệm có âu lo nữa mà thỉnh thoảng muốn giải thoát. Một đời rong chơi sẽ có sức quyến rũ đặc biệt với một người ở cương vị ông. Một "người đến sau ... nghe niềm đau phía trước" thì là hơi hơi như đi thực tế, sống gần dân.
Bài báo vừa trích ở trên nói đến sự "khiêm nhường" của nhạc sĩ. Khiêm nhường đến mức ca từ này không có tôi / ta không có cảm xúc cá nhân. Và chỉ có "đành" và "xin" và mong - nhạc sĩ chỉ có đòi hỏi, có nhu cầu khá khiêm nhường nữa.
Tôi xin trở về phía phim "Trái tim không ngủ yên." Trong phim ấy Phương Thanh đóng vai một người ca sĩ trẻ tên là Hà Nhung. Trích bài báo "Ca sĩ đóng phim" của Vũ Thanh Bình (Tuổi trẻ 8 tháng 10 năm 1998): "Nhung là một cô gái mơ mộng và hát hay. Mồ coi mẹ, cô đã nhiều lần cùng người cha lang thang hát rong trên đường kiếm sống. Nhưng rồi người cha cũng qua đời. Được một vị linh mục nhận về nuôi trong một tỉnh lẻ, cô có dịp trau dồi âm nhạc với dàn đồng ca ơ đây..."
Vậy có những nét khá thích hợp với bài ca "Xin làm người hát rong" - không biết người soạn kịch bản phim có lấy cảm hứng từ ca khúc này, hay ca khúc này có được viết cho cuốn phim này?
Một người hát rong cũng có thể gọi là một hòn đá lăn (rolling stone). Một hòn đá lăn ngại trao xúc cảm cho mọi người, nhưng cũng muốn hiến cho quần chúng (những ai thật lòng) những gì mà có thể trao được, trong đó có tình yêu lên tiếng. Hòn đá lăn này cũng lưu luyến với một miền quê dù quê hương đó không còn ngoài những hình ảnh quen thuộc. Đọc ca từ thì khó thấy tình yêu đó, nhưng qua tiếng hát của Phương Thanh thì tình yêu đó thật sự được lên tiếng.
18 tháng 5, 2010
Với Khánh Ly (With Khánh Ly) - Phạm Tiến Duật (1975)
Tiếng hát em còn trong băng nhạc ấy
Your voice is still on that tape
Em ơi em, sao em không về
My dear, why don't you come back
Cả Sài Gòn đông vui nhộn nhịp
All of Saigon is in a happy bustle
Tôi gọi em mà em có nghe?
I call you, but do you hear?
Đời em đi qua những khúc hát sầu bi
Your life has passed through songs of pathos
Hạnh phúc lội tìm lặn tìm chẳng thấy
Happiness wades, dives, it searches yet cannot see
Trả nợ đời em, chỉ có đồng tiền giấy
To pay the debts of your life, there's just paper money
Mỏng như là hơi thở cắt vuông ra
Thin like a breath cut into squares
Đặt đồng tiền xuống, thấy nước mắt sa
Put your money down and see the teardrops fall
Soi đồng tiền lên chỉ thấy hình vợ Thiệu
Looking up at that money, all you see Thiệu's wife's image
Như mụ sì ke nhìn đời bêu riếu
Like an addict looking at life's shortcomings
Và bóng triệu người vất vưởng khuất sau lưng
And the millions of uncertain people, out of sight behind you
Tiếng hát gieo sương chót lá rưng rưng
Singing that spreads dew across leaves wet with tears
Thoắt cái giọng hiền thành lời phẫn nộ
Suddenly that gentle voices changes to words of wrath
Giọng em bỗng già như giọng bà quả phụ
Your voice suddenly old like a widow's
Khóc chồng đi theo Mỹ lìa nhà
Cry for your husband, follow the Americans, abandon your home
Để gió cuốn đi rồi tình nhớ với tình xa
So that the leaves swirl, then love longs with distant love
Tất cả cạn dần chỉ còn mơ ước
All that slowly dries up leaving only dreams
Ngày đoàn tụ ôi vẹn tròn đất nước
Oh that reunion day, completing the nation
Cầu mong, cầu mong, em hát khúc cầu mong
Prayers and expectations, you sing of those things
Thì đầu phố nhà em cây điệp lại lên hồng
At the top of the street at your house the bird of paradise tree blooms red
Môi của mùa hè hát trời xanh giải phóng
Summer lips that sing the blue skies of liberation
Người về. Giặc tan. Đất lành yên tiếng súng
People go home. The enemy dispersed. The good land at peace from the sound of guns.
Bè bạn quây quần mà thiếu bóng em
Friends are reunited, yet we lack your shadow
Tôi thương em dù chưa một lần quen
I feel for you though we've never once met
Dù giữa hai ta có khác nhau đến mấy
Though between is the differences are not great
Thì sẽ gần lại với nhau nếu em ở lại
So we could be close if you stayed
Khánh tận chi mà ly biệt vội vàng?
At what ruin would you depart so quickly?
Lặng rồi giọng hát mịn màng
It's silent, that fine voice
Kìa bao cánh nhạc rộn ràng lại bay
Out there how many musical notes on the wing joyfully fly
Đời vui rạng rỡ ánh ngày
Life happy and brilliant of day's light
Chút riêng lựa một khúc này tiếc thương.
At a private moment I choose a piece like this to regret
Sài Gòn, đêm 21/5/1975
Tôi thích nhiều bài thơ của Phạm Tiến Duật. Tôi chưa thích bài này. Tôi thấy khó không so sanh thi sĩ với chế độ XHCN và không so sanh Khánh Ly với chế độ VNCH. XHCN nói khẽ với VNCH - hãy ở lại, nhưng VNCH đi là phải, là hợp lý. Một mặt là do XHCN chưa thể hiểu nổi VNCH.
Thi sĩ thì như nói với một con ma (Tôi gọi em mà em có nghe?), như trong một cơn ám ảnh. Linh hồn của con ma này nằm ở trong một cuốn băng (Sơn Ca 7? Hát cho quê hương Việt Nam?) - mà có tiềm lực của thần ma này - có những khúc hát sầu bi. Và tiếng hát này biến từ một giọng hiền thành phẫn nộ. Hình như thi sĩ thấy băn khoăn? Nhưng trong giọng hát ma lực này cũng có cái gì đó có thể gọi là tri kỷ - Dù giữa hai ta có khác nhau đến mấy / Thì sẽ gần lại với nhau nếu em ở lại. Nói thế là dù thuộc lĩnh vực éo le, nguy hiểm của đồng tiền giấy.
Thi sĩ thì nhắc đến tên ba ca khúc của Trịnh Công Sơn - "Để gió cuốn đi," "Tình nhớ," và "Tình xa." Ba ca khúc bị cấm hát ở Việt Nam hơn mười năm. Rồi thi sĩ viết đến ngày đoàn tụ và vẹn trọn đất nước cũng để nhắc lại những ca khúc kiểu "nối vòng tay lớn" của Trịnh Công Sơn.
Khánh tận chi mà ly biệt vội vàng? Miễn trả lời câu hỏi này. Ước gì mà toàn lãnh đạo của hai chế độ có khả năng đối xứ với nhau để không có những tranh cãi đến bây giờ. Sau bao năm chiến tranh hòa bình đến - ai không muốn được bè bạn quây quần. Nhưng thiếu bóng em - em đi rất có lý. Tại sao thi sĩ chưa thông cảm?
Nguồn bài thơ này là blog "văn chương và tôi." Có scan lời Trịnh Công Sơn tặng Phạm Tiến Duật một tập nhạc, rồi lời chép thơ này của Phạm Tiến Duật. Viết thơ kiểu này thì chắc phải để "để đời".
Your voice is still on that tape
Em ơi em, sao em không về
My dear, why don't you come back
Cả Sài Gòn đông vui nhộn nhịp
All of Saigon is in a happy bustle
Tôi gọi em mà em có nghe?
I call you, but do you hear?
Đời em đi qua những khúc hát sầu bi
Your life has passed through songs of pathos
Hạnh phúc lội tìm lặn tìm chẳng thấy
Happiness wades, dives, it searches yet cannot see
Trả nợ đời em, chỉ có đồng tiền giấy
To pay the debts of your life, there's just paper money
Mỏng như là hơi thở cắt vuông ra
Thin like a breath cut into squares
Đặt đồng tiền xuống, thấy nước mắt sa
Put your money down and see the teardrops fall
Soi đồng tiền lên chỉ thấy hình vợ Thiệu
Looking up at that money, all you see Thiệu's wife's image
Như mụ sì ke nhìn đời bêu riếu
Like an addict looking at life's shortcomings
Và bóng triệu người vất vưởng khuất sau lưng
And the millions of uncertain people, out of sight behind you
Tiếng hát gieo sương chót lá rưng rưng
Singing that spreads dew across leaves wet with tears
Thoắt cái giọng hiền thành lời phẫn nộ
Suddenly that gentle voices changes to words of wrath
Giọng em bỗng già như giọng bà quả phụ
Your voice suddenly old like a widow's
Khóc chồng đi theo Mỹ lìa nhà
Cry for your husband, follow the Americans, abandon your home
Để gió cuốn đi rồi tình nhớ với tình xa
So that the leaves swirl, then love longs with distant love
Tất cả cạn dần chỉ còn mơ ước
All that slowly dries up leaving only dreams
Ngày đoàn tụ ôi vẹn tròn đất nước
Oh that reunion day, completing the nation
Cầu mong, cầu mong, em hát khúc cầu mong
Prayers and expectations, you sing of those things
Thì đầu phố nhà em cây điệp lại lên hồng
At the top of the street at your house the bird of paradise tree blooms red
Môi của mùa hè hát trời xanh giải phóng
Summer lips that sing the blue skies of liberation
Người về. Giặc tan. Đất lành yên tiếng súng
People go home. The enemy dispersed. The good land at peace from the sound of guns.
Bè bạn quây quần mà thiếu bóng em
Friends are reunited, yet we lack your shadow
Tôi thương em dù chưa một lần quen
I feel for you though we've never once met
Dù giữa hai ta có khác nhau đến mấy
Though between is the differences are not great
Thì sẽ gần lại với nhau nếu em ở lại
So we could be close if you stayed
Khánh tận chi mà ly biệt vội vàng?
At what ruin would you depart so quickly?
Lặng rồi giọng hát mịn màng
It's silent, that fine voice
Kìa bao cánh nhạc rộn ràng lại bay
Out there how many musical notes on the wing joyfully fly
Đời vui rạng rỡ ánh ngày
Life happy and brilliant of day's light
Chút riêng lựa một khúc này tiếc thương.
At a private moment I choose a piece like this to regret
Sài Gòn, đêm 21/5/1975
Tôi thích nhiều bài thơ của Phạm Tiến Duật. Tôi chưa thích bài này. Tôi thấy khó không so sanh thi sĩ với chế độ XHCN và không so sanh Khánh Ly với chế độ VNCH. XHCN nói khẽ với VNCH - hãy ở lại, nhưng VNCH đi là phải, là hợp lý. Một mặt là do XHCN chưa thể hiểu nổi VNCH.
Thi sĩ thì như nói với một con ma (Tôi gọi em mà em có nghe?), như trong một cơn ám ảnh. Linh hồn của con ma này nằm ở trong một cuốn băng (Sơn Ca 7? Hát cho quê hương Việt Nam?) - mà có tiềm lực của thần ma này - có những khúc hát sầu bi. Và tiếng hát này biến từ một giọng hiền thành phẫn nộ. Hình như thi sĩ thấy băn khoăn? Nhưng trong giọng hát ma lực này cũng có cái gì đó có thể gọi là tri kỷ - Dù giữa hai ta có khác nhau đến mấy / Thì sẽ gần lại với nhau nếu em ở lại. Nói thế là dù thuộc lĩnh vực éo le, nguy hiểm của đồng tiền giấy.
Thi sĩ thì nhắc đến tên ba ca khúc của Trịnh Công Sơn - "Để gió cuốn đi," "Tình nhớ," và "Tình xa." Ba ca khúc bị cấm hát ở Việt Nam hơn mười năm. Rồi thi sĩ viết đến ngày đoàn tụ và vẹn trọn đất nước cũng để nhắc lại những ca khúc kiểu "nối vòng tay lớn" của Trịnh Công Sơn.
Khánh tận chi mà ly biệt vội vàng? Miễn trả lời câu hỏi này. Ước gì mà toàn lãnh đạo của hai chế độ có khả năng đối xứ với nhau để không có những tranh cãi đến bây giờ. Sau bao năm chiến tranh hòa bình đến - ai không muốn được bè bạn quây quần. Nhưng thiếu bóng em - em đi rất có lý. Tại sao thi sĩ chưa thông cảm?
Nguồn bài thơ này là blog "văn chương và tôi." Có scan lời Trịnh Công Sơn tặng Phạm Tiến Duật một tập nhạc, rồi lời chép thơ này của Phạm Tiến Duật. Viết thơ kiểu này thì chắc phải để "để đời".
17 tháng 5, 2010
If I were (Nếu mà em có) - Vashti Bunyan (2005)
If I were to go away
Nếu mà em có ra đi
Would you follow me to ends of the earth
Phải chăng anh sẽ theo em đến tận cùng trái đất
To show me what your love is worth
Để tỏ rõ cho em thấy giá trị tình yêu của anh
Or would you go and buy a car
Hay anh sẽ đi mua một chiếc xe
Shrug your shoulders say there you are
Nhún vai nói: của em đấy
She didn't love me anyway
Dù sao đi nữa nàng chẳng yêu tôi
If she had she would have stayed
Nếu mà có nàng sẽ ở lại
If I were to go away
Nếu mà em có ra đi
Would I always look for your beautiful face
Phải chăng em luôn tìm khuôn mặt đẹp của anh
In every crowd every place
Trong từng đám đông, khắp mọi nơi
Or would I go and buy a hat
Hay em đi mua một chiếc nón
Turn my shoulders say that is that
Tôi quay vai rồi nói thế là đủ rồi đấy
He didn't love me now its clear
Chàng chẳng yêu tôi nay đã rõ
If he had he would be here
Nếu mà có thì chàng sẽ ở đây
Vashti Bunyan có một giọng hát tuyệt đẹp. Thuở còn trẻ Bunyan có theo sự nghiệp hát nhạc dân gian phục hưng (Folk Revival). Cảm thấy thất vọng thì Bunyan đã bỏ nghệ từ năm 1970. Vài thập niên sau nhiều nghệ sĩ trẻ nhắc đến nhạc của Bunyan. Với sự ủng hộ của nhiều nhạc sĩ trẻ năm 2005 Bunyan làm một album mới.
Đây là nhạc của người trưởng thành. Bunyan viết lời rất đơn giản và đầy ý nghĩa theo cách ngụ ngôn. Ban nhạc đệm gồm một đàn piano Fender Rhodes, đàn harp và đàn Harmonium.
Nếu mà em có ra đi
Would you follow me to ends of the earth
Phải chăng anh sẽ theo em đến tận cùng trái đất
To show me what your love is worth
Để tỏ rõ cho em thấy giá trị tình yêu của anh
Or would you go and buy a car
Hay anh sẽ đi mua một chiếc xe
Shrug your shoulders say there you are
Nhún vai nói: của em đấy
She didn't love me anyway
Dù sao đi nữa nàng chẳng yêu tôi
If she had she would have stayed
Nếu mà có nàng sẽ ở lại
If I were to go away
Nếu mà em có ra đi
Would I always look for your beautiful face
Phải chăng em luôn tìm khuôn mặt đẹp của anh
In every crowd every place
Trong từng đám đông, khắp mọi nơi
Or would I go and buy a hat
Hay em đi mua một chiếc nón
Turn my shoulders say that is that
Tôi quay vai rồi nói thế là đủ rồi đấy
He didn't love me now its clear
Chàng chẳng yêu tôi nay đã rõ
If he had he would be here
Nếu mà có thì chàng sẽ ở đây
Vashti Bunyan có một giọng hát tuyệt đẹp. Thuở còn trẻ Bunyan có theo sự nghiệp hát nhạc dân gian phục hưng (Folk Revival). Cảm thấy thất vọng thì Bunyan đã bỏ nghệ từ năm 1970. Vài thập niên sau nhiều nghệ sĩ trẻ nhắc đến nhạc của Bunyan. Với sự ủng hộ của nhiều nhạc sĩ trẻ năm 2005 Bunyan làm một album mới.
Đây là nhạc của người trưởng thành. Bunyan viết lời rất đơn giản và đầy ý nghĩa theo cách ngụ ngôn. Ban nhạc đệm gồm một đàn piano Fender Rhodes, đàn harp và đàn Harmonium.
12 tháng 5, 2010
Nhớ người yêu (Missing My Lover) - Hoàng Hoa & Thảo Trang [tức Giao Tiên] (1971)
Thức trọn đêm nay để nhớ thương em.
Sleepless the whole night through to long for you.
Anh nghe tình yêu nhắc nhở êm đềm,
I hear love's peaceful reminder,
Nhớ từng nụ cười ánh mắt, nhớ lời ngọt ngào âu yếm tóc em thơm giấc ngủ dịu hiền.
Miss the smiles and sparkling eyes, miss the sweet, amourous words, your fragrant hair, gentle slumber
Biết giờ này em nhớ anh không?
Who know if you still miss me?
Có nghe tình yêu thức dậy trong lòng.
Listen to the love that awakened in your heart
Đếm từng màu thời gian đến, bóng hình người mình yêu mến ôi nhớ gì hơn nhớ người yêu.
Count the colors of time that comes, the visage of the one I love, oh, what could I miss more than my lover.
ĐK:
Em ơi! Lòng anh thì rất chân thành ước nguyện trọn đời yêu em, chớ đừng giận hờn anh nhé.
My dear! My heart is quite sincere, it prays to love you my life through, don't be angry at me dear, don't.
Em ơi! Đừng bao giờ nói chia lìa sẽ làm tội nghiệp anh lắm đã thương nhau chớ phụ tình nhau.
My dear! Don't ever speak of parting, it will make me so pitiful, we've loved each other, don't be unfaithful.
Thức trọn đêm nay để nhớ thương em.
Sleepless through this night to long for you.
Sương rơi lạnh căm cảnh vật im lìm.
Mist, bitter cold falls on this dormant scene
Ước gì mình đừng ngăn cách ước gì nhà mình chung vách hai đứa mình thức trắng đêm nay.
How I wish we weren't apart, how I wish our homes had a common wall, the two of us sleepless tonight.
Nhân đọc bài "Nghĩ về ca khúc Sài Gòn trước năm 1975" trên tuan's blog. Tuấn nhận xét đúng: "Thử hỏi một chị bán bún riêu bên đường hay anh đạp xích lô mà nghe “Trên hai vai ta đôi vầng nhật nguyệt” thì chắc chẳng “phê” bằng nghe câu “Ước gì nhà mình chung vách, hai đứa mình thức trắng đêm nay.”"
Bài ca "Nhớ người yêu" là tác phẩm của Giao Tiên sáng tác và được nhà xuất bản Nguyên Thảo in năm 1971. Hiện nay các ca sĩ biểu diễn ca khúc này theo nhịp bolero nhưng "Nhớ người yêu" vốn theo nhịp habanera.
Những ca khúc kiểu này rất "đậm đà bản sắc" và ghi rất chi tiết các mô hình luyến láy thành ra những tiết tấu khá phức tạp. Giao Tiên viết đúng tâm trạng của hai người yêu nhau. Có lẽ cãi nhau hay hiểu lầm nhau rồi chàng trai thức cả đêm nhớ đến nàng. Một chuyện bình thường nhưng gây ấn tượng được viết đến một cách rất dễ hiểu và dễ thuộc nhưng đầy xúc cảm. Đây là nhạc có nét đồng quê nhưng viết về tình hình người thành thị - ở quê làm sao mà chung vách?
Tất nhiên Chế Linh hát bài này rất thành công.
Bìa bản nhạc có nhiều nét NT (của nhà xuất bản) vẽ ra theo nhiều phong cách. Cũng có hình hoa cúc và hai hình tròn - hai nón?
10 tháng 5, 2010
Những quan điểm văn hóa, văn nghệ trong Đại hội Đảng lần thứ VI - trích (Some Standpoints About Culture and the Arts at the Sixth Party Congress)
trong quyển Trần Độ, Đổi mới và chính sách xã hội, văn hóa [Renovation and Cultural and Artistic Policy] Nxb TPHCM, 1988; tr. 9-26.
Bài này vốn đăng trên tạp chí Văn nghệ số 6 (7-2-1987). Bản ấy đăng lại trên mạng.
tr. 12 - Và trong Báo cáo Chính trị thì viết: "Trong sự nghiệp xây dựng nền văn hóa mới đặc biệt chú ý xây dựng quan hệ xã hội và lối sống lành mạnh, khắc phục các hiện tượng tiêu cực; giữ gìn và phát huy tinh thần dân chủ, nhân đạo, chủ nghĩa anh hùng và những giá trị văn hóa khác của truyền thống dân tộc và cách mạng".
And in the Political Report it is written: "In the cause of constructing a new culture pay special attention to building a relationship between society and a wholesome lifestyle, overcome negative phenomena; maintain and develop a democratic and humanitarian spirit, heroism and other cultural values of our national and revolutionary traditions."
tr. 13-14 - Hiện nay ta phải xây dựng một nền văn hóa văn nghệ xã hội chủ nghĩa. Chúng ta chưa dự đoán được nền văn hóa văn nghệ của giai đoạn cộng sản chủ nghĩa và thế giới đại đồng nó như thế nào. Nhưng rõ ràng trong một thời gian còn khá dài nữa, mỗi nền văn hóa văn nghệ xã hội chủ nghĩa còn phải gắn với dân tộc, của một dân tộc. Màu sắc dân tộc khác nhau của văn hóa làm cho văn hóa thế giới phong phú tốt đẹp hơn. Công thức "một nền văn hóa văn nghệ xã hội chủ nghĩa đậm đàn bản sắc dân tộc" vẫn nhất quán tinh thần với công thức đã nêu ở Đại hội IV và V: "một nền văn hóa nội dung xã hội chủ nghĩa, tính chất dân tộc", nhưng nó được diễn tả đầy đủ hơn, chính xác hơn, hợp lý hơn, nó bao hàm cả ý nghĩa quốc tế và dân tộc của văn hóa xã hội chủ nghĩa. Khi ta nói "đậm đà bản sắc dân tộc" là ta yêu cầu nền văn hóa văn nghệ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam phải mang rõ rệt trong mình những sắc thái (hoặc một sắc thái) cơ bản thể hiện rõ cái dáng vẻ, cái bộ / mặt riêng của Việt Nam, của cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Nói như thế cũng bao hàm ý nghĩa văn hóa Việt Nam phải kế thừa được đầy đủ các truyền thống tốt đẹp của dân tộc và của cách mạng. Nhưng phải nói các di sản văn hóa của Việt Nam rất phong phú mà cũng rất phức tạp nặng nề. Đại hội lần này định hướng cơ bản cho việc kế thừa là "giữ gìn và phát huy tinh thần dân chủ nhân đạo, chủ nghĩa anh hùng". Đó là những truyền thống tốt đẹp. Nó tốt đẹp vì nó phù hợp với những giá trị văn hóa xã hội chủ nghĩa. Khi Báo cáo Chính trị còn có thêm câu "... và những giá trị văn hóa khác của truyền thống dân tộc và cách mạng" thì ta cũng cần hiểu các giá trị văn hóa khác đây cũng là những giá trị gần gụi với dân chủ, nhân đạo và anh hùng, chứ không phải là những cái gì đi ngược lại với dân chủ, nhân đạo và anh hùng. Sự định hướng này có ý nghĩa rất quan trọng trong các hoạt động văn hóa của ta.
At present we must construct socialist culture and arts. We haven't yet predicted what the culture and arts of the communist period and world concord will be like. But it's clear that for a fairly long time forward, every socialist culture and art must be linked to nation, to a nation. The differing national shades of culture make the world's culture richer and finer. The formula "a socialist culture and art exuberant with national color" is still consistent in spirit with the formula raised at the Fourth and Fifth Congress: "a culture with socialist content, and national character," but it is described more fully, exactly and logically, it includes both the international and national meanings of socialist culture. When we speak of "exuberant with national color" it means that we require that socialist culture and art must bring within it fundamental shades (or a shade) that realize an individual air and appearance of Vietnam, of Vietnam's ethnic communities. Speaking this way also means that Vietnamese culture must fully inherit the fine traditions of the nation and of the revolution. But it must be said that Vietnam's cultural legacies are very rich and also seriously complicated. The congress's fundamental orientation this time was toward inheritance, that is to "maintain and develop democratic, humanitarian, heroic spirit." These are fine traditions. They're fine because they fit with the value of socialist culture. When the Political Report had this additional sentence "...other cultural values of the national and revolutionary tradition" we need to understand that other cultural values are close to democracy, humanitarianism and heroism, not contrary to democracy, humanitarianism and heroism. This orientation is very important in our cultural activity.
tr. 17-18 - Tất cả đều toát lên một tinh thần nhất quán đòi hỏi các chính sách cụ thể phải thể hiện được. Đó là thái độ của Đảng đối với các năng lực sáng tạo, với lao động nghệ thuật. Tinh thần của Báo cáo Chính trị là thừa nhận rõ rệt là có thứ "lao động nghệ thuật". Đó là / lao động, chứ không phải chỉ là những hoạt động vui chơi phù phiếm. Các nghệ sĩ phải lao động, và thứ lao động nghệ thuật có những đặc thù, những khó khăn phức tạp không phải ai cũng làm được. Chính vì vậy, lao động nghệ thuật cần phải được đãi ngộ xứng đáng.
All of this is imbued with a spirit consistent with the concrete policy that must be realized. That is the attitude of the Party towards creative capacity, with artistic labor. The spirit of the Political Report acknowledges clearly that there is "artistic labor". That is labor, it's not just frivolous play. Artists must labor, and this artistic labor has its own characteristics and complicated problems that not just anybody can do. Because of this, artistic labor must be treated appropriately.
p. 19 - Chính sách đối với trí thức, bao gồm cả trí thức khoa học, trí thức chính trị - xã hội, và trí thức nghệ thuật. Đối với trí thức, có một yêu cầu chung là "đánh giá đúng năng lực", "sử dụng đúng năng lực", và "tạo điều kiện phát triển năng lực". Chỉ có đánh giá đúng thì mới sử dụng đúng được, có sử dụng đúng thì mới phát triển được năng lực. Muốn đánh giá đúng phải có sự hiểu biết đến mức cần thiết, hiểu biết đến bản chất sự việc mới có quyền đánh giá. Các người trí thức thông thường có nguyện vọng rất sâu sắc là yêu cầu được đánh giá đúng.
The policy towards intellectuals includes those of science, socio-politics, as well as artistic intellectuals. Towards intellectuals, there is a general demand to "correctly appraise capacity," "correctly use capacity," and to "create conditions to develop capacity." It's only through correct appraisal that this can be correctly used, and it's through correct use that one can develop capacity. If you want a correct appraisal then there must be a necessary level of understanding, only in understanding the essence of the work does one have the authority to appraise it. Intellectuals common have a profound aspiration and that is the requirement they be correctly appraised.
p. 21 - Để giáo dục và phát triển toàn diện con người thì việc xây dựng tình cảm là việc cực kỳ quan trọng. Tình cảm lành mạnh, tình cảm tốt đẹp càng mãnh liệt bao nhiêu, càng tác động đến ý thức đạo đức mạnh mẽ bấy nhiêu, càng tạo nên năng lực hành động cao và mạnh bấy nhiêu, càng làm cho ý chí được vững vàng kiên định. Giáo dục tình cảm là một thành tố cực kỳ quan trọng trong toàn bộ công tác tư tưởng của Đảng. Thế mà trong việc ấy không có hình thái ý thức nào thay thế được văn học nghệ thuật. Các sản phẩm văn học nghệ thuật vừa là những món ăn tinh thần không thể thiếu của đời sống con người vừa là những môn thuốc đặc hiệu nâng cao tình cảm con người. Không thể coi nó chỉ là những trò, những phương tiện để giải trí, vui chơi.
To educate and develop people in all their aspects, the construction of sentiments is extremely important. The stronger wholesome sentiments are, the finer sentiments are, then the stronger the effect upon moral consciousness, the more active refined capacity is created, and this makes the will more assured and consistent. Education of the sentiments is an extremely important component in the ideological work of the Party. Yet, in this work there is no form of consciousness that can substitute for literature and the arts. Literary and artistic works are spiritual dishes that people cannot lack in their lives and are a specific course of medicine to elevate people's sentiments. You cannot view them as games or means to relax or play.
p. 25 - Những vấn đề này có mới không? Có người thấy hình như không có gì mới. Bởi vì hình như cũng đã nghe và đọc ở đâu những câu những chữ như thế. Cái mới ở đây không phải là có những ý, những câu, những chữ hoàn toàn mới lạ, chưa ai nghe thấy ở đâu, đọc thấy ở đâu... Cái mới ở đây là nó "không như cũ". Nghĩa là đối với các vấn đề nói trên trước đây cách đề cập và cách diễn giải khác và nay đề cập, diễn giải khác. Đó là một sự phát triển, sự phát triển đi lên của trình độ lãnh đạo của Đảng ta.
Are these issues new? There are those who will say that it seems there's nothing new. Because it seems that we've heard and read words and letters like these. The new here is not any completely new or unusual words that nobody has ever read or seen... The new here is that it's "not like the old." Meaning that with the issues addressed above, before there was a different manner of raising and explaining them, and now there's a different way of raising and explaining them. That is a development, a development of a higher level of leadership of our Party.
Bài này được viết trước Nghị quyết 05 về Văn hóa Văn nghệ. Hình như mục đích của bài này là tìm hiểu đến cách để áp dụng sức lao động của các nhà hoạt động văn hóa. Hình như thuở trước thì lãnh đạo Đảng chưa hiểu biết về lao động văn hóa, vậy không đánh giá đúng hiệu quả của lao động văn hóa và các nhà hoạt động văn hóa. Trần Độ viết bài này để giúp các người có quyền phát hiện và phát huy đúng sự năng lực sẵn có của các nhà hoạt động văn hóa. Theo cách suy nghĩ này thì các văn nghệ sĩ sẽ không biết cách làm việc đúng nếu không có kiểu hưởng dẫn như Trần Độ nêu lên. Nhưng một điều hay là hoạt động văn hóa được coi trọng ở đay: "lao động nghệ thuật cần phải được đãi ngộ xứng đáng."
Làm sao phát triển năng lực của các người hoạt động văn hóa để họ được khả năng "xây dựng tình cảm" con người và xã hội? Con người chỉ thấm được tình cảm được trao cho mọi người trong những quan hệ xã giao bình thường thì chưa đến mức cao cả theo Trần Độ. Các sản phẩm của các nhà hoạt động văn hóa phải "là những môn thuốc đặc hiệu nâng cao tình cảm con người." Vậy các người tham gia văn hóa, văn nghệ có trách nhiệm cao quá.
Một điều đáng kể là Trần Độ cảm thấy phải trả lời câu hỏi: "Những vấn đề này có mới không?" Tôi nghĩ về nhiều mặt thì phải trả lời "không." Vẫn có một khối người có quyền muốn điều khiển những người hoạt động văn hóa văn nghệ. Nhưng có lẽ họ đang nhận thức rằng điều khiển các văn nghệ sĩ quá chặt chẽ thì không còn kết quả hay. Bài này cũng ít đề cập đến vấn đề giai cấp và không nói gì đến quần chúng, đại chúng gì cả.
Bài này vốn đăng trên tạp chí Văn nghệ số 6 (7-2-1987). Bản ấy đăng lại trên mạng.
tr. 12 - Và trong Báo cáo Chính trị thì viết: "Trong sự nghiệp xây dựng nền văn hóa mới đặc biệt chú ý xây dựng quan hệ xã hội và lối sống lành mạnh, khắc phục các hiện tượng tiêu cực; giữ gìn và phát huy tinh thần dân chủ, nhân đạo, chủ nghĩa anh hùng và những giá trị văn hóa khác của truyền thống dân tộc và cách mạng".
And in the Political Report it is written: "In the cause of constructing a new culture pay special attention to building a relationship between society and a wholesome lifestyle, overcome negative phenomena; maintain and develop a democratic and humanitarian spirit, heroism and other cultural values of our national and revolutionary traditions."
tr. 13-14 - Hiện nay ta phải xây dựng một nền văn hóa văn nghệ xã hội chủ nghĩa. Chúng ta chưa dự đoán được nền văn hóa văn nghệ của giai đoạn cộng sản chủ nghĩa và thế giới đại đồng nó như thế nào. Nhưng rõ ràng trong một thời gian còn khá dài nữa, mỗi nền văn hóa văn nghệ xã hội chủ nghĩa còn phải gắn với dân tộc, của một dân tộc. Màu sắc dân tộc khác nhau của văn hóa làm cho văn hóa thế giới phong phú tốt đẹp hơn. Công thức "một nền văn hóa văn nghệ xã hội chủ nghĩa đậm đàn bản sắc dân tộc" vẫn nhất quán tinh thần với công thức đã nêu ở Đại hội IV và V: "một nền văn hóa nội dung xã hội chủ nghĩa, tính chất dân tộc", nhưng nó được diễn tả đầy đủ hơn, chính xác hơn, hợp lý hơn, nó bao hàm cả ý nghĩa quốc tế và dân tộc của văn hóa xã hội chủ nghĩa. Khi ta nói "đậm đà bản sắc dân tộc" là ta yêu cầu nền văn hóa văn nghệ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam phải mang rõ rệt trong mình những sắc thái (hoặc một sắc thái) cơ bản thể hiện rõ cái dáng vẻ, cái bộ / mặt riêng của Việt Nam, của cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Nói như thế cũng bao hàm ý nghĩa văn hóa Việt Nam phải kế thừa được đầy đủ các truyền thống tốt đẹp của dân tộc và của cách mạng. Nhưng phải nói các di sản văn hóa của Việt Nam rất phong phú mà cũng rất phức tạp nặng nề. Đại hội lần này định hướng cơ bản cho việc kế thừa là "giữ gìn và phát huy tinh thần dân chủ nhân đạo, chủ nghĩa anh hùng". Đó là những truyền thống tốt đẹp. Nó tốt đẹp vì nó phù hợp với những giá trị văn hóa xã hội chủ nghĩa. Khi Báo cáo Chính trị còn có thêm câu "... và những giá trị văn hóa khác của truyền thống dân tộc và cách mạng" thì ta cũng cần hiểu các giá trị văn hóa khác đây cũng là những giá trị gần gụi với dân chủ, nhân đạo và anh hùng, chứ không phải là những cái gì đi ngược lại với dân chủ, nhân đạo và anh hùng. Sự định hướng này có ý nghĩa rất quan trọng trong các hoạt động văn hóa của ta.
At present we must construct socialist culture and arts. We haven't yet predicted what the culture and arts of the communist period and world concord will be like. But it's clear that for a fairly long time forward, every socialist culture and art must be linked to nation, to a nation. The differing national shades of culture make the world's culture richer and finer. The formula "a socialist culture and art exuberant with national color" is still consistent in spirit with the formula raised at the Fourth and Fifth Congress: "a culture with socialist content, and national character," but it is described more fully, exactly and logically, it includes both the international and national meanings of socialist culture. When we speak of "exuberant with national color" it means that we require that socialist culture and art must bring within it fundamental shades (or a shade) that realize an individual air and appearance of Vietnam, of Vietnam's ethnic communities. Speaking this way also means that Vietnamese culture must fully inherit the fine traditions of the nation and of the revolution. But it must be said that Vietnam's cultural legacies are very rich and also seriously complicated. The congress's fundamental orientation this time was toward inheritance, that is to "maintain and develop democratic, humanitarian, heroic spirit." These are fine traditions. They're fine because they fit with the value of socialist culture. When the Political Report had this additional sentence "...other cultural values of the national and revolutionary tradition" we need to understand that other cultural values are close to democracy, humanitarianism and heroism, not contrary to democracy, humanitarianism and heroism. This orientation is very important in our cultural activity.
tr. 17-18 - Tất cả đều toát lên một tinh thần nhất quán đòi hỏi các chính sách cụ thể phải thể hiện được. Đó là thái độ của Đảng đối với các năng lực sáng tạo, với lao động nghệ thuật. Tinh thần của Báo cáo Chính trị là thừa nhận rõ rệt là có thứ "lao động nghệ thuật". Đó là / lao động, chứ không phải chỉ là những hoạt động vui chơi phù phiếm. Các nghệ sĩ phải lao động, và thứ lao động nghệ thuật có những đặc thù, những khó khăn phức tạp không phải ai cũng làm được. Chính vì vậy, lao động nghệ thuật cần phải được đãi ngộ xứng đáng.
All of this is imbued with a spirit consistent with the concrete policy that must be realized. That is the attitude of the Party towards creative capacity, with artistic labor. The spirit of the Political Report acknowledges clearly that there is "artistic labor". That is labor, it's not just frivolous play. Artists must labor, and this artistic labor has its own characteristics and complicated problems that not just anybody can do. Because of this, artistic labor must be treated appropriately.
p. 19 - Chính sách đối với trí thức, bao gồm cả trí thức khoa học, trí thức chính trị - xã hội, và trí thức nghệ thuật. Đối với trí thức, có một yêu cầu chung là "đánh giá đúng năng lực", "sử dụng đúng năng lực", và "tạo điều kiện phát triển năng lực". Chỉ có đánh giá đúng thì mới sử dụng đúng được, có sử dụng đúng thì mới phát triển được năng lực. Muốn đánh giá đúng phải có sự hiểu biết đến mức cần thiết, hiểu biết đến bản chất sự việc mới có quyền đánh giá. Các người trí thức thông thường có nguyện vọng rất sâu sắc là yêu cầu được đánh giá đúng.
The policy towards intellectuals includes those of science, socio-politics, as well as artistic intellectuals. Towards intellectuals, there is a general demand to "correctly appraise capacity," "correctly use capacity," and to "create conditions to develop capacity." It's only through correct appraisal that this can be correctly used, and it's through correct use that one can develop capacity. If you want a correct appraisal then there must be a necessary level of understanding, only in understanding the essence of the work does one have the authority to appraise it. Intellectuals common have a profound aspiration and that is the requirement they be correctly appraised.
p. 21 - Để giáo dục và phát triển toàn diện con người thì việc xây dựng tình cảm là việc cực kỳ quan trọng. Tình cảm lành mạnh, tình cảm tốt đẹp càng mãnh liệt bao nhiêu, càng tác động đến ý thức đạo đức mạnh mẽ bấy nhiêu, càng tạo nên năng lực hành động cao và mạnh bấy nhiêu, càng làm cho ý chí được vững vàng kiên định. Giáo dục tình cảm là một thành tố cực kỳ quan trọng trong toàn bộ công tác tư tưởng của Đảng. Thế mà trong việc ấy không có hình thái ý thức nào thay thế được văn học nghệ thuật. Các sản phẩm văn học nghệ thuật vừa là những món ăn tinh thần không thể thiếu của đời sống con người vừa là những môn thuốc đặc hiệu nâng cao tình cảm con người. Không thể coi nó chỉ là những trò, những phương tiện để giải trí, vui chơi.
To educate and develop people in all their aspects, the construction of sentiments is extremely important. The stronger wholesome sentiments are, the finer sentiments are, then the stronger the effect upon moral consciousness, the more active refined capacity is created, and this makes the will more assured and consistent. Education of the sentiments is an extremely important component in the ideological work of the Party. Yet, in this work there is no form of consciousness that can substitute for literature and the arts. Literary and artistic works are spiritual dishes that people cannot lack in their lives and are a specific course of medicine to elevate people's sentiments. You cannot view them as games or means to relax or play.
p. 25 - Những vấn đề này có mới không? Có người thấy hình như không có gì mới. Bởi vì hình như cũng đã nghe và đọc ở đâu những câu những chữ như thế. Cái mới ở đây không phải là có những ý, những câu, những chữ hoàn toàn mới lạ, chưa ai nghe thấy ở đâu, đọc thấy ở đâu... Cái mới ở đây là nó "không như cũ". Nghĩa là đối với các vấn đề nói trên trước đây cách đề cập và cách diễn giải khác và nay đề cập, diễn giải khác. Đó là một sự phát triển, sự phát triển đi lên của trình độ lãnh đạo của Đảng ta.
Are these issues new? There are those who will say that it seems there's nothing new. Because it seems that we've heard and read words and letters like these. The new here is not any completely new or unusual words that nobody has ever read or seen... The new here is that it's "not like the old." Meaning that with the issues addressed above, before there was a different manner of raising and explaining them, and now there's a different way of raising and explaining them. That is a development, a development of a higher level of leadership of our Party.
Bài này được viết trước Nghị quyết 05 về Văn hóa Văn nghệ. Hình như mục đích của bài này là tìm hiểu đến cách để áp dụng sức lao động của các nhà hoạt động văn hóa. Hình như thuở trước thì lãnh đạo Đảng chưa hiểu biết về lao động văn hóa, vậy không đánh giá đúng hiệu quả của lao động văn hóa và các nhà hoạt động văn hóa. Trần Độ viết bài này để giúp các người có quyền phát hiện và phát huy đúng sự năng lực sẵn có của các nhà hoạt động văn hóa. Theo cách suy nghĩ này thì các văn nghệ sĩ sẽ không biết cách làm việc đúng nếu không có kiểu hưởng dẫn như Trần Độ nêu lên. Nhưng một điều hay là hoạt động văn hóa được coi trọng ở đay: "lao động nghệ thuật cần phải được đãi ngộ xứng đáng."
Làm sao phát triển năng lực của các người hoạt động văn hóa để họ được khả năng "xây dựng tình cảm" con người và xã hội? Con người chỉ thấm được tình cảm được trao cho mọi người trong những quan hệ xã giao bình thường thì chưa đến mức cao cả theo Trần Độ. Các sản phẩm của các nhà hoạt động văn hóa phải "là những môn thuốc đặc hiệu nâng cao tình cảm con người." Vậy các người tham gia văn hóa, văn nghệ có trách nhiệm cao quá.
Một điều đáng kể là Trần Độ cảm thấy phải trả lời câu hỏi: "Những vấn đề này có mới không?" Tôi nghĩ về nhiều mặt thì phải trả lời "không." Vẫn có một khối người có quyền muốn điều khiển những người hoạt động văn hóa văn nghệ. Nhưng có lẽ họ đang nhận thức rằng điều khiển các văn nghệ sĩ quá chặt chẽ thì không còn kết quả hay. Bài này cũng ít đề cập đến vấn đề giai cấp và không nói gì đến quần chúng, đại chúng gì cả.
8 tháng 5, 2010
Tiếng hót chim đa đa (The Partridge Song) - Võ Đông Điền (1999)
Ngày nào em tuổi mười lăm
Once when you were fifteen
Em hay nghe tôi ngồi đánh đàn
You'd listen to me sit and play my lute
Tiếng đàn làm nỗi nhớ mênh mang
The lute's sound makes boundless longing
Rồi thời gian dần trôi mau
Then time ebbed quickly past
Em không nghe tôi dạo phím đàn
You didn't hear me at the frets
Mà chỉ nhìn lén lén bên sông
But just looked furtively at the river
Sao em không như ngày nào sang đây nghe tôi ngồi đàn
Why weren't you like before, coming to hear me play
Để điệu đàn buồn mênh mang
For the lute's notes to be sad, boundless
Em như mây trôi dịu dàng trôi lang thang trên bầu trời
You're like a gentle cloud wandering in the firmament
Và mây đã xa tôi
And that cloud went far from me
Ầu ơ, ầu ơ ...
Ah o, ah o
Có con chim đa đa nó đậu cành đa
There was a partridge it landed on a banyan branch
Sao không lấy chồng gần mà đi lấy chồng xa
Why didn't you take a husband nearby but took one from afar
Có con chim đa đa hót lời nỉ non
There's a partridge singing words of lament
Sao em nỡ lấy chồng từ khi tuổi còn son
Why did you take a husband from when you're still untouched
Để con chim đa đa ngậm ngùi đành bay xa
So the partridge feeling sorry must fly far away
Tình cờ tôi gặp lại em
By chance I met you again
Ta đi chung trên một chuyến đò
We went aboard the same ferry crossing
Con đò chiều đưa khách sang sông
The evening ferry took its customers across the river
Tình cờ ta nhận ra nhau
By chance we recognized each other
Nghe mênh mông nhớ chuyện hôm nào
Listening vastly recalling the stories of those days
Để đò chiều sóng vỗ lao xao
So the evening ferry was slapped by rustling waves
Hôm cô dâu sang nhà chồng qua sông trên con đò hồng
The day a bride went to her husband's house crossing the river on a rose colored ferry
Mà giọt buồn nhỏ bên sông
Tiny sad drops along the river
Hôm cô dâu sang nhà chồng ai ru con nghe buồn lòng
The day the bride went to her husband's house, who sings a lullaby, feels sad at heart
Lời ru nghe nhớ mong
Words of a lullaby of longing
Ầu ơ, ầu ơ ...
Bài ca này được vào Làn Sóng Xanh tháng 8 1999 và được vị trí số một trong tuần 26 tháng 9 1998 do Quang Linh hát.
Chắc bài hát này được nhiều người yêu thích do đôi câu "Có con chim đa đa nó đậu cành đa / Sao không lấy chồng gần mà đi lấy chồng xa" nghe rất là ca dao. Nhưng tôi chưa thấy ca dao nào với chủ đề này. Chỉ có một chuyện dân gian về chim đa đa không liên quan gì đến tình yêu. Hình như sang sông thì phải có chim sáo, phải không?
Cái chủ đề "sang ngang" đã được phổ biên đã lâu năm rồi. Và một phần lớn các ca khúc, thi phẩm thì viết về tình trạng của người phụ nữ bắt buộc đi lấy chồng lạ. Có phải những tác phẩm viết về các chàng trai bị bỏ lại là một hiện tượng mới hơn. Có lẽ bài ca nổi bật nhất theo chủ đề này là "Sao em nỡ vội lấy chồng" của Trần Tiến?
Từ 1999 trở sau có phải lấy chồng xa có ý nghĩa đi nước ngoại? đi lấy chồng người Việt hải ngoại?
Theo tập nhạc Khác nhạc tình yêu (Nxb Âm Nhạc, 2006) thì bài ca này theo nhịp Latin Rock. Cái chất Latin vẫn hợp với miền Lục Tỉnh.
Rồi có ban nhạc Hắc Miêu chơi bài ca này kiểu "dân tộc":
Tôi thấy một số nét yếu về dân tộc tính trong ca khúc này. Đoạn "Sao em không như ngày nào sang đây nghe tôi ngồi đàn" là như một sequence: sáu nốt sau lặp lại sáu nốt đầu - chỉ thấp hơn một cung. Giữa hai từ "tôi" và "ngồi" có quãng năm giảm (một quãng không có trong nhạc truyền thống Việt Nam). Rồi hai câu đều có mô hình - 4 từ không dấu, 2 từ dấu huyền.
Once when you were fifteen
Em hay nghe tôi ngồi đánh đàn
You'd listen to me sit and play my lute
Tiếng đàn làm nỗi nhớ mênh mang
The lute's sound makes boundless longing
Rồi thời gian dần trôi mau
Then time ebbed quickly past
Em không nghe tôi dạo phím đàn
You didn't hear me at the frets
Mà chỉ nhìn lén lén bên sông
But just looked furtively at the river
Sao em không như ngày nào sang đây nghe tôi ngồi đàn
Why weren't you like before, coming to hear me play
Để điệu đàn buồn mênh mang
For the lute's notes to be sad, boundless
Em như mây trôi dịu dàng trôi lang thang trên bầu trời
You're like a gentle cloud wandering in the firmament
Và mây đã xa tôi
And that cloud went far from me
Ầu ơ, ầu ơ ...
Ah o, ah o
Có con chim đa đa nó đậu cành đa
There was a partridge it landed on a banyan branch
Sao không lấy chồng gần mà đi lấy chồng xa
Why didn't you take a husband nearby but took one from afar
Có con chim đa đa hót lời nỉ non
There's a partridge singing words of lament
Sao em nỡ lấy chồng từ khi tuổi còn son
Why did you take a husband from when you're still untouched
Để con chim đa đa ngậm ngùi đành bay xa
So the partridge feeling sorry must fly far away
Tình cờ tôi gặp lại em
By chance I met you again
Ta đi chung trên một chuyến đò
We went aboard the same ferry crossing
Con đò chiều đưa khách sang sông
The evening ferry took its customers across the river
Tình cờ ta nhận ra nhau
By chance we recognized each other
Nghe mênh mông nhớ chuyện hôm nào
Listening vastly recalling the stories of those days
Để đò chiều sóng vỗ lao xao
So the evening ferry was slapped by rustling waves
Hôm cô dâu sang nhà chồng qua sông trên con đò hồng
The day a bride went to her husband's house crossing the river on a rose colored ferry
Mà giọt buồn nhỏ bên sông
Tiny sad drops along the river
Hôm cô dâu sang nhà chồng ai ru con nghe buồn lòng
The day the bride went to her husband's house, who sings a lullaby, feels sad at heart
Lời ru nghe nhớ mong
Words of a lullaby of longing
Ầu ơ, ầu ơ ...
Bài ca này được vào Làn Sóng Xanh tháng 8 1999 và được vị trí số một trong tuần 26 tháng 9 1998 do Quang Linh hát.
Chắc bài hát này được nhiều người yêu thích do đôi câu "Có con chim đa đa nó đậu cành đa / Sao không lấy chồng gần mà đi lấy chồng xa" nghe rất là ca dao. Nhưng tôi chưa thấy ca dao nào với chủ đề này. Chỉ có một chuyện dân gian về chim đa đa không liên quan gì đến tình yêu. Hình như sang sông thì phải có chim sáo, phải không?
Cái chủ đề "sang ngang" đã được phổ biên đã lâu năm rồi. Và một phần lớn các ca khúc, thi phẩm thì viết về tình trạng của người phụ nữ bắt buộc đi lấy chồng lạ. Có phải những tác phẩm viết về các chàng trai bị bỏ lại là một hiện tượng mới hơn. Có lẽ bài ca nổi bật nhất theo chủ đề này là "Sao em nỡ vội lấy chồng" của Trần Tiến?
Từ 1999 trở sau có phải lấy chồng xa có ý nghĩa đi nước ngoại? đi lấy chồng người Việt hải ngoại?
Theo tập nhạc Khác nhạc tình yêu (Nxb Âm Nhạc, 2006) thì bài ca này theo nhịp Latin Rock. Cái chất Latin vẫn hợp với miền Lục Tỉnh.
Rồi có ban nhạc Hắc Miêu chơi bài ca này kiểu "dân tộc":
Tôi thấy một số nét yếu về dân tộc tính trong ca khúc này. Đoạn "Sao em không như ngày nào sang đây nghe tôi ngồi đàn" là như một sequence: sáu nốt sau lặp lại sáu nốt đầu - chỉ thấp hơn một cung. Giữa hai từ "tôi" và "ngồi" có quãng năm giảm (một quãng không có trong nhạc truyền thống Việt Nam). Rồi hai câu đều có mô hình - 4 từ không dấu, 2 từ dấu huyền.
3 tháng 5, 2010
Nhật ký Lưu Quang Vũ, 16 tháng 6 1963
Một ngày chủ nhật vui tươi: Chiều đi xem "Khởi đầu". Tối xem xiếc "Trung Quốc": rất giỏi và giầu tính chất dân tộc. Càng thêm yêu cái xứ sở mà mình đã yêu từ tầm bé: Có liễu Hàng Châu, có Bắc Kinh, có Lương Sơn Bạc, Vạn Lý Trường Thành, Vạn Lý Trường Chinh, có Đỗ Phủ, có Hoàng Hà và có Bác Mao.
A joyful Sunday: in the evening I saw "Beginning". At night saw the "China" circus: very skillful and full of national character. I love even more the land that I've loved since I was little: There are the willows of Hangzhou, there's Beijing, there's Liang Shanbo, there's the Great Wall of China, there's the Long March, there's Du Fu, there's the Yellow River and there's Uncle Mao.
Nguồn: Lưu Quang Vũ, Di cảo (TPHCM: Nxb Lao Động, 2008), tr. 20-21.
A joyful Sunday: in the evening I saw "Beginning". At night saw the "China" circus: very skillful and full of national character. I love even more the land that I've loved since I was little: There are the willows of Hangzhou, there's Beijing, there's Liang Shanbo, there's the Great Wall of China, there's the Long March, there's Du Fu, there's the Yellow River and there's Uncle Mao.
Nguồn: Lưu Quang Vũ, Di cảo (TPHCM: Nxb Lao Động, 2008), tr. 20-21.
1 tháng 5, 2010
Cô công nhân nhà máy tiện (Miss Lathe Worker) - Thanh Hà (1960)
Vang vang tiếng máy ngân đều hòa theo nhịp tim người công nhân tiện,
It rings out, the even sounds of the machine vibrate with the heart of the lathe worker,
Đôi tay thoăn thoắt nhịp nhàng lướt mau quay đều theo chiều dao ăn,
A pair of hands nimbly, rhythmically glides quickly turning evenly in the direction of a table knife,
Rung rinh phoi trắng cuộn tròn tựa như muôn hoa đương xuân thắm tươi,
Quivering, white shavings that twist like thousands of flowers midst gay spring,
Vang vang khúc hát lao động yêu đời yêu máy lòng tha thiết tình.
Echoing, the labor song, it loves life, loves the machine with an abiding affection
Gắng sức cô làm
Making great effort she works
Tiện sao nhanh chóng và cho khéo,
Lathe, how can it be so quick and deft,
Tiện tăng năng suất và cho tốt, để mai có máy cầy nhanh hơn.
The lathe increases in productivity and quality, so that tomorrow we'll have faster plows.
Nhà máy xây dựng, đẹp xinh cô gái bần nông ấy,
The factory's built, she's pretty this poor peasant
Ngày nay bên máy tiện cô thấy đời như hoa xuân thắm mùa xuân.
Today by the lathe she sees life like a gay spring flower in spring.
Nhân Ngày Quốc Tế Lao Động tôi dịch một bài ca sáng tác 50 trước đây về đề tài công nhân.
Không biết Thanh Hà này cũng là tác giả của quyển Âm nhạc hát văn (Hà Nội: Nhà xuất bản Âm nhạc, 1995) một công trình nghiên cứu rất có giá trị.
Như tôi có nói rồi, trong giai đoạn nào, đa số tác phẩm không vượt thời gian. Bài ca này vốn được xuất bản trong tập Chị em ơi (Hà Nội: Nxb Mỹ Thuật và Âm nhạc, 1960). Tôi giới thiệu lời ca từ quyển ấy. Gần đây bài này được đăng trong quyển Bài ca xây dựng (Hà Nội: Nxb Thanh Niên, 2006) với hai bộ lời. Dù thế bài ca này không được phổ biến. Tôi chưa nghe tác phẩm này lần này, và đây là lần đầu tiên chụm từ "Cô công nhân nhà máy tiện" có mặt trên internet.
Đại khái nội dung bài ca như sau:
Văn hóa hiện thực xã hội chủ nghĩa có những nét lãng mạn quá mức. Chỉ có một kẻ lãng mạn thấy hoa trong phoi thép. Và so nhịp tim của một phụ nữ trẻ với tiếng ồn của máy. Cô ấy yêu máy như yêu đời - một tình yêu bao la.
It rings out, the even sounds of the machine vibrate with the heart of the lathe worker,
Đôi tay thoăn thoắt nhịp nhàng lướt mau quay đều theo chiều dao ăn,
A pair of hands nimbly, rhythmically glides quickly turning evenly in the direction of a table knife,
Rung rinh phoi trắng cuộn tròn tựa như muôn hoa đương xuân thắm tươi,
Quivering, white shavings that twist like thousands of flowers midst gay spring,
Vang vang khúc hát lao động yêu đời yêu máy lòng tha thiết tình.
Echoing, the labor song, it loves life, loves the machine with an abiding affection
Gắng sức cô làm
Making great effort she works
Tiện sao nhanh chóng và cho khéo,
Lathe, how can it be so quick and deft,
Tiện tăng năng suất và cho tốt, để mai có máy cầy nhanh hơn.
The lathe increases in productivity and quality, so that tomorrow we'll have faster plows.
Nhà máy xây dựng, đẹp xinh cô gái bần nông ấy,
The factory's built, she's pretty this poor peasant
Ngày nay bên máy tiện cô thấy đời như hoa xuân thắm mùa xuân.
Today by the lathe she sees life like a gay spring flower in spring.
Nhân Ngày Quốc Tế Lao Động tôi dịch một bài ca sáng tác 50 trước đây về đề tài công nhân.
Không biết Thanh Hà này cũng là tác giả của quyển Âm nhạc hát văn (Hà Nội: Nhà xuất bản Âm nhạc, 1995) một công trình nghiên cứu rất có giá trị.
Như tôi có nói rồi, trong giai đoạn nào, đa số tác phẩm không vượt thời gian. Bài ca này vốn được xuất bản trong tập Chị em ơi (Hà Nội: Nxb Mỹ Thuật và Âm nhạc, 1960). Tôi giới thiệu lời ca từ quyển ấy. Gần đây bài này được đăng trong quyển Bài ca xây dựng (Hà Nội: Nxb Thanh Niên, 2006) với hai bộ lời. Dù thế bài ca này không được phổ biến. Tôi chưa nghe tác phẩm này lần này, và đây là lần đầu tiên chụm từ "Cô công nhân nhà máy tiện" có mặt trên internet.
Đại khái nội dung bài ca như sau:
Thêm (+)
Bằng (=)
Có
Văn hóa hiện thực xã hội chủ nghĩa có những nét lãng mạn quá mức. Chỉ có một kẻ lãng mạn thấy hoa trong phoi thép. Và so nhịp tim của một phụ nữ trẻ với tiếng ồn của máy. Cô ấy yêu máy như yêu đời - một tình yêu bao la.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)