28 tháng 8, 2021

Nếp sống cũ (The Old Ways) (1960)

BỐN ĐIỀU RÕ THẬT ĐÁNG CHÊ

Ôm nghề bói toàn bịp người

Dị đoán mê tín tin lời quàng xiên

Bán hàng nói thách ăn tiền

Nghênh ngang "bách bộ" không lên vỉa hè

FOUR THINGS THAT ARE DEFINITELY SCORNWORTHY

Embrace fortune tellers who complete deceive people

Superstitiously believing foolish words

Giving a high price when selling goods to make money

Arrogantly walking in block and getting up on the sidewalk

nguồn: Hải Phòng kiến thiết 20 tháng 2 1960

CẤM đái ở đây

Trông phía trước và...

phía sau

NO urinating allowed here

Looked at from the front and...

the back

nguồn: Hải Phòng kiến thiết 21 tháng 2 1960

14 tháng 8, 2021

Nữ nghệ sĩ Ái-Liên trong một cuộc gặp gỡ với các nghệ sĩ Tiệp-khắc tại Pơ-ra-ha (1956)


nguồn ảnh: Độc Lập 30 tháng 3 1957

Văn nghệ làm vai trò quan trọng trong lĩnh vực ngoại giao. Cộng hòa Tiệp Khắc là một trong những nước đầu tiên mở đại sứ quán ở nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sau 1954.  Ái Liên được làm đại diện cho văn nghệ ở các nước Đông Âu.

8 tháng 8, 2021

Quan Thống Đốc Pagès (1938)


[tức Pierre André Michel Pagès - nguồn ảnh: Tân Tiến 10 tháng 9 1938]
 
Vào đầu năm 1938, tôi tham gia một buổi biểu diễn ca nhạc tại hội trường Philharmonique do giới nhạc sĩ Pháp tổ chức. Thống đốc Nam Kỳ Pagès cùng nhiều Âu đến dự. Tôi đưa nữ sinh ra múa hát bài "Anh hùng ca" là một bài tân nhạc. Nhưng tôi thì hát bài "Le chaland qui passe" (Chiếc xa lan đi qua"). Hội trường hoan nghênh nhiệt liệt.
 
Pagès liền gọi tôi và bảo ngày mai đến dinh Thống đốc gặp ông ta... Ông ta nói sẵn sàng cho tôi qua Pháp học thêm âm nhạc...
 
Viện lý do có những khó khan gia đình nên tôi không đi Pháp được nhưng tôi xin được trợ cấp tài chính và được tạo điều kiện dễ dàng để tiến hàng một cuộc hành trình từ Sài Gòn ra Bắc biểu diễn một chương trình nhạc cổ điển và nhạc nhẹ. Thống đốc Nam Kỳ Pagès chấp nhận.


nguồn: Nguyễn Văn Tuyên, "Những ngày đầu tân nhạc," Âm Nhạc số 3,4,5 1994.

1 tháng 8, 2021

Dỉa mới qua - Oria (1950)

Dỉa hát âm nhạc cải cách Việt-Nam do tài tử Việt-kiều hải ngoại trình hày với một ban nhạc hoàn toàn đăt sắt

TỔNG PHÁT HÀNH

Do nhà buôn LÊ-QUAN

8, Huỳnh-Thoại-Yến, Cholon (đường ngay cửa Chợlớn mới)

---------------------------
Xin tin cũng quí vị Đại-lý: mới  qua nhiều bài bản mới

Sài Gòn Mới 18 tháng 1950

Thông tin về các hãng đĩa ngày xưa rất hiếm hoi. Hiện nay nhiều người còn được sưu tầm đĩa hãng Oria. Hình như Oria là một công ty ở Pháp.  Nghĩa là người Việt hải ngoại tổ chức và sản xuất các đĩa để gửi về Việt Nam từ năm 1949 với các ca sĩ Ngọc Kim, Văn Lý, Hải Minh (tức là tiến sĩ dân tộc nhạc học Trần Văn Khê), Thu Hương và Hoàng Lan.

Riêng Hoàng Lan hát rất hay lắm. Tôi rất muốn biết thêm về chuyện đời ca sĩ Hoàng Lan ở nước Pháp.