29 tháng 3, 2018

Đoàn đại biểu Việt Nam tham gia Hội Nghị Hòa Bình năm 1951 rong chơi ở San Francisco


Các đại biểu cùng gia đình ăn các đặc sản Mỹ ở Công viên Giải trí Playland at the Beach
 

 
Các đại biểu cùng gia đình ở ngoài nhà hàng Cliff House
 

 
Các đại biểu với cảnh bờ biển Thái Bình Dương
 

Mồng 8 tháng chín năm 1951 ở San Francisco là ngày ký Hiệp Ước Hòa Bình Japan (Treaty of Peace with Japan) cũng được gọi là Hiệp Ước San Francisco (Treaty of San Francisco).  Trong 51 quốc gia tham gia hội nghị này cũng có các nước Cambodia, Lào, và Việt Nam.  Một vài nước cộng sản cũng tham gia hội nghị như Liên Xô, Ba Lan nhưng rút cuộc họ chống đối và không ký hiệp ước này.

Nói là Việt Nam tham gia thì chưa chính xác trăm phần trăm.  Đây là État du Vietnam (Quốc Gia Việt Nam) của Union indochinoise (Liên Ban Đông Dương) mà cũng thuộc Union française (Liên Hiệp Pháp).

Dưới đây là tên các đại biểu người Việt Nam.

T. V. Huu (Trần Văn Hữu)
T. Vinh (Nguyễn Trung Vinh)
D. Thanh (Nguyễn Duy Thanh)
Buu Kinh (Bửu Kính)

Đoàn đại biểu cũng phải làm nhiều việc trong Hội nghị này. Trong đó họ cũng ban đến vấn đề Trường Sa, Hoàng Sa.

Nếu muốn xem các tấm ảnh này cỡ lớn thì vào link này.

23 tháng 3, 2018

cô Năm Phỉ gánh hát Phước Cương (1932)

Khi tôi đi bên Pháo, dọc đường gặp sóng to gió lớn, thời tiết ít hạp với người mình mặc dầu, nhưng nhờ dầu Thiên hòa là món thuốc hay, đã nhiều phen cứu giúp.
Năm Phỉ

DAU THIEN-HOA
TRỊ BÁ CHỨNG
(hiệu con nai)
của nhà thuốc
THIEN-HOA-DUONG
208 RUE DES MARINS CHOLON

nguồn: Trung Lập Báo (27 tháng 2 1932).

Thực ra Năm Phỉ -- Lê Thị Phỉ sinh năm 1906 -- là "hotgirl" của Việt Nam lúc bấy giờ. Khác với nhiều hotgirl hiện nay, Năm Phỉ là một diễn viên tài hoa, là một nhân vật của lịch sử nghệ thuật Việt Nam.  Dấu Thiên Hòa thuộc về công ty Thiên Hòa Đường hiện nay. Chọn người danh tiếng để quảng cáo cho sản phẩm mình là điều đương nhiên.  Năm Phỉ vừa đi biểu diễn ở Pháp về. Năm Phỉ kể rằng "thời tiết ít hạp với người mình" trong một thời kỳ mà ít người Việt đi hay sống ở xa xứ.

13 tháng 3, 2018

Chị ơi, rét họ mạc ít ... (1930)


-- Chị ơi, rét họ mạc ít áo hay sao mà so cả? 

-- Không phải! 

-- Hay là vì họ hút...? 

-- Đấy là mốt của họ cũng như mốt chị em mình đi dầy cao gót

nguồn: Hà Thành ngọ báo (13 tháng 2 1930), 1.

5 tháng 3, 2018

Chiều mưa biên giới (Afternoon Rain at the Border) - Vì Dân [Nguyễn Văn Đông] (1956)

Chiều mưa biên giới Anh đi về đâu? 
Afternoon rain at the border, where are You going?
Sao còn đứng ngóng nơi Giang đầu?
Why are you still on the lookout at the river's head?
Kìa rừng chiều âm u rét mướt, chờ người về vui trong giá buốt, người về bơ vơ.
Out there the afternoon jungle, gloomy and frigid, awaiting his return in the cold, his return, forelorn

Tình anh theo đám mây trôi chiều hoang.
His feelings go with the passing clouds on this deserted evening
Trăng còn khuyết mấy hoa không tàn.
The moon is still not full, the few flowers still haven't wilted
Cờ về chiều tung bay phất phới, gợi lòng này thương thương nhớ nhớ bầu trời xanh lơ
The flag at afternoon's return is flapping, making this heart long and mourn the azure sky

Đêm đêm, chiếc bóng bên trời vầng trăng xẻ đôi, vẫn in hình bóng một người.
Nightly, an image in the sky the moon cut in half still imprinted with someone's silhouette
Xa xôi, cánh chim tung trời, một vùng mây nước, cho lòng ai thương nhớ ai.
Far off, birds wing skyward, a realm of clouds and water makes someone's heart long and mourn for another

Về đâu anh hỡi mưa rơi chiều nay?
Oh, where are you going as it rains this afternoon?
Lưng trời nhớ sắc mây pha hồng.
Hovering above remember the clouds rosy tinge.
Đường rừng chiều cô đơn chiếc bóng, người tìm về trong hơi áo ấm: gợi niềm xa xăm
On the jungle path alone like a shadow he looks for a way back in a warm jacket: bringing back distant feelings
Người đi Khu chiến thương người hậu phương
He goes to the Front remember someone at the homefront
Thương màu áo gửi ra sa trường.
Feeling for the hue of a jacket sent to the battlefield
Lòng trần còn tơ vương Khanh tướng thì đường trần mưa bay gió cuốn còn nhiều anh ơi
An open heart still tied to Duty so the open road with flying rain and twisting winds, oh there is so much more.

Vì Dân, "Chiều mưa biên giới," (Saigon: Vì Dân, 1959).

Khi nghĩ đến chiến tranh thì hình ảnh chủ yếu là bao lực. Nhưng công việc chính của lính chiến là đợi và ngóng trong nắng, mưa, nong bức và giá buốt. Đợi thì suy nghĩ, suy nghĩ thì nhớ.  Cảnh thiên nhiên được phản ánh nỗi niềm nhớ nhung.


Thanh Tuyền ca "Chiều mưa biên giới" cho Trung Tâm Asia.