27 tháng 9, 2013

Thăm Triều Tiên (1952)

Đảng lao động Triều Tiên và Mặt trận tổ quốc Triều tiên trao tặng phẩm cho Phái đoàn Việt Nam sang thăm Triều Tiên.

Cái bắt tay chặt giữa ông Hoàng Quốc Việt, Trưởng phái đoàn và đại biểu Triều Tiên.

Korea's Labor Party and Fatherland Front give gifts to the Vietnamese delegation visiting Korea.

The handshake between Hoàng Quốc Việt, the leader of the delegation and the Korean representative.

(Vẽ theo một bức ảnh)


nguồn: trích từ bài "Thăm Tiều Tiên" của Hoài Thanh, báo Cứu Quốc 23 tháng 10 1952, 1.


Bắc Triều Tiên là một trong những đất nước đầu tiên làm quan hệ ngoại giao với nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa.  Hoàng Quốc Việt là Trưởng phái đoàn được bắt tay với người đại biểu.  (Ông Kim Nhật Thanh không đến dự).

... hình như anh thấy em đang đứng trước mặt anh mỉm cười (1935)

Trong khi anh viết thư này cho em thì hình như anh thấy em đang đứng trước mặt anh mỉm cười.

As I write this letter it's like you're standing before me and smiling at me.

nguồn: Phong Hóa 132 (11 tháng 1 1935), tr. 5.


Nhớ em quá!  Muốn hiện đại hóa tranh này, thì chàng trai này phải đánh chữ trên laptop hay điện thoại di động.  Nhân loại đã mất cái thói quen viết thư.

25 tháng 9, 2013


Một ban nhạc Việt Nam biểu diễn tại một bốt đồn Mỹ. Phim này vốn là câm, vậy tôi bổ thêm âm thanh của ban nhạc CBC.

Có ai biết tên của diễn viên nào trong phim này không?

24 tháng 9, 2013

Anh Mo ri xơn để lại trong tim nhân dân chúng tôi một hình ảnh vô cùng cao qúy

(Điện của chị Phan Thị Quyên gửi chị Mo-ri-xơn)
(A telegram from Phan Thị Quyên to Mrs. Morrison)

Thông tân xã Giải phóng vừa truyền đi bức điện sau đây của chị Phan Thị Quyên, vợ anh hùng liệt sĩ Nguyễn Văn Trỗi gửi chị An Mo-ri-xơn, vợ anh No-man Mo-ri-xơn:
The Liberation News Service has just send a telegram message from Phan Thị Quyên, wife of the heroic martyr Nguyễn Văn Trỗi, to Ann Morrison, the wife of Norman Morrison:

"Tôi vô cùng xúc động và kính phục được tin anh Mo-ri-xơn đã anh dũng tự thiêu để phản đối cuộc chiến tranh xâm lược của chính phú ̉ Mỹ ở Việt-Nam.  Tôi xin kính cẩn nghiêng mình trước anh linh của anh và xin bày tỏ lòng thương yêu sâu sắc đối với chị.
I am boundlessly moved and feel great admiration at the news that brother Morrison heroically immolated himself to oppose the American government's war of aggression in Vietnam.  I respectfully bow before his transcendence and express my profound love towards you.

Hiến dâng cả cuộc đời mình cho chính nghĩa, anh Mo-ri-xơn để lại trong tim nhân dân chúng tôi một hình ảnh vô cùng cao quý và đẹp đẻ.
In offering his life up to a righteous cause, brother Morrison has left an immeasurably noble and beautiful image in our people's hearts.

Cũng như tôi, chị mất đi người thân yêu nhất trong đời mình, các con thơ chị mất đi người cha yêu quý, nước Mỹ mất đi một công dân ưu tú, nhưng chúng ta vinh dự có người chồng xả thân vi đại nghĩa, con chị hãnh diện có người cha anh hùng mà nhân loại đời đời ca ngợi.
Just like me, you have lost the dearest person in your life, your young children have lost a beloved father, America has lost an outstanding citizen, but we have the honor of having husbands who sacrificed their lives for great causes, your children can be proud of having a heroic father that humanity will praise forever.

Chị Mo-ri-xơn thân yêu,
Dear sister Morrison,

Lời tuyên bố cao thượng của chị về sự hy sinh đẹp đẽ của anh Mo-ri-xơn là lời của người phụ nữ Mỹ chân chính vô cùng xứng đáng với hành động anh hùng của chồng mình.
Your magnanimous statement about brother Morrison's beautiful sacrifice are the words of a true American woman and boundlessly fitting with the heroic actions of your husband.

Ngọn lửa tự thiêu của anh là ngọn lửa đốt chảy bạo tàn, ngọn lửa sáng ngời chính nghĩa, ngọn lửa động viên nhân dân Mỹ vùng lên đông đảo quyết liệt hơn nữa, chặn đứng cuộc chiến tranh xâm lược bẩn thỉu của chính phủ Mỹ ở Việt-Nam.
His flame of self immolation is a flame that burns up brutality, a flame that illuminates righteous causes, a flame that encourages the American people to rise up in masses more resolutely, to bring the American government's dirty war of aggression to a stop.

Chị Mo-ri-xơn,
Sister Morrison,

Anh Mo-ri-xơn của chị và anh Trỗi của tôi đã hy sinh tất cả cho lý tưởng cao quý của minh.  Chúng ta nguyện sẽ xứng đáng với hai anh, sống và chiến đấu như hai anh, cùng với nhân dân chúng ta kiên quyết hoàn thành sự nghiệp của hai anh, chấm dứt cảnh vợ góa con côi, đem lại hòa bình thật sự cho nhân dân hai nước chúng ta.
Your Morrison and my Trỗi have sacrificed have sacrificed everything for their noble ideals.  We swear to be worthy of the two of them, to live and struggle like the two of them, along with our people to resolutely fulfill their calling, bring to an end this situation of widows and orphans, bring a true peace to the people of our two countries.

Siết chặt chị vào lòng và gửi đến các cháu những cái hôn vô cùng âu yếm."
Holding you close to my heart and sending your little ones a boundlessly loving kiss."

nguồn: Quân dội nhân dân 5 tháng 11 1965, 4


Susan Sontag viết trong Nhật kỳ Hà Nội (Trip To Hanoi) hôm 6 tháng 5 năm 1968:

I long for the three-dimensional, textured, "adult" world in which I live in America ... in this two-dimensional world of the ethical fairy tale where I am paying a visit, and in which I do believe. (tr. 215) - [Tôi ước mong đến thế giới hình ba chiều, tinh vi, "thuộc người lớn" như tôi được sống trong ở Mỹ... ở trong thế giới hình hai chiều của chuyện thần kỳ mà tôi đang thăm, mà tôi cũng thấy được tin cậy.]

Ngày 9 tháng 5 bà viết về Morrison:

The Vietnamese people believe that the life of a people, its very will, is nourished and sustained by heroes.  And Norman Morrison really is a hero, in a precise sense. ... [what matters to the Vietnamese] is the moral success of his deed, its completeness as an act of self-transcendence... (p. 236) - Dân Việt tin rằng đời sống của một dân tộc, ý chí thực sự của chúng, được nuôi dưỡng và duy trì bởi các vị anh hùng.  Và Norman Morrison thực sự là một vị anh hùng, theo ý nghía chính xác. ... [Đối với người Việt điều quan trọng là] sự thành công về đạo đức của việc ông, tính chất trọn vẹn của một hành động có tính tự vượt quá...

Norman Morrison không tự coi mình là anh hùng - ông chỉ chống chiến tranh, không ủng hộ chiến tranh nào cả.  Nguyễn Văn Trỗi và Phan Thị Quyên ủng hộ chiến tranh nếu kết quả của cuộc chiến tranh sẽ thực hiện mục đích quốc gia và mục đích chính trị của mình. 

Có lẽ điều khó chịu nhất của đời sống tự do và dân chủ là chính mình và đồng bào mình là những người bỏ phiếu, bầu cử cho một chính phủ làm những hành động mà mình thấy sai, thấy trái đạo đức, và thấy ác liệt nữa.  Nhưng vì chính phủ này cầm quyền theo sự ưng thuận chung thì mình rất dễ cảm thấy ngã lòng, vô lực trước các hành động của chính quyền mình.  Norman Morrison phải tự hỏi - có việc nào mà tôi làm được để làm cho xã hội mình không giết những người vô tội ở một xứ xa lạ?

Morrison tự tử theo cách phải gọi là phô trương - ông muốn được sự chú ý của đồng bào ông, nhất là Bộ trưởng Bộ Quốc Phòng Robert MacNamara (Morrison giống Nguyễn Văn Trỗi về việc muốn làm MacNamara chú ý).  Tôi đồng ý rằng Morrison tự hy sinh vì một lý tưởng cao cả.  Nhưng cuối cùng, ông chết không ảnh hưởng gì đến sự tiến hành của cuộc chiến ấy.  Và các con của Morrison chỉ bị mồ côi cha - vì một lý tưởng cao cả.

Theo Norbert Elias:

People talk with great warmth of the freedom and independence of the individual, and with equal warmth of the freedom and independence of their own nation.  The first ideal arouses the expectation that the individual member of a nation-state, despite his community and interdependence with others, can reach his decisions in an entirely self-sufficient way, without regard to others; the second arouses the expectation--fulfilled particularly in war but often enough in peacetime, too--that the individual should and must subordinate everything belonging to him, even his life, to the survival of the "social whole." [Người ta hay nói một cách nhiệt tình về tự do và độc lập của từng cá nhân, và họ cũng nhiệt tình về tự do và độc lập của đất nước họ.  Lý tưởng thứ nhất này gợi ra điều mong ước rằng một cá nhân của một quốc gia, bất chấp quan hệ công đồng và liên thuộc vào nhau, có thể tự quyết định cho mình một cách hoàn toàn tư lập, không lưu ý đến các kẻ khác; lý tưởng thứ hai gợi ra điều mong ước--được thực hiện thời chiến cũng như nhiều lần thời hoà bình--rằng mỗi cá nhân phải và nên hạ tầm quan trọng của mỗi điều thuộc về mình, kể cả cuộc đời của mình, để "toàn thể xã hội" được tồn tại. - The Civilizing Process: State Formation and Civilization [Quá trình văn minh hóa: Viêc thành lập quốc gia và văn minh], Edmund Jephcott dịch sang tiếng Anh (Basil Blackwell, 1982), tr. 245-6.

Morrison theo lý tưởng thứ nhất; Nguyễn Văn Trỗi và Phan Thị Quyên theo lý tưởng thứ hai.  Morrison được đòi hòa bình trong một xã hội cho phép mình đòi hòa bình.  Những người Việt Nam ở Bắc Việt Nam theo lý tưởng thứ nhất như Morrison sẽ bị phê phán, hay bị tù - một thí dụ là nhóm "Mặt trận hòa bình dân chủ chống chiến tranh."

22 tháng 9, 2013

Dàn nhạc "Bồ câu trắng" với các nhạc sĩ ... (1955)

Phim rất hay của Ru-Ma-Ni
"Lý tưởng đã thực hiện"
Chiếu tại rạp:
Đại-Đồng Hàng Cót

Dàn nhạc "Bồ câu trắng" với các nhạc-sĩ, Vũ Thuận, Đoàn Chuẩn, Từ Linh, Hoàng Dương, Nguyễn Khầu, Trọng Hưởng, Ngọc Bích, Phương Trường, Ngô Sói với các danh ca Tuyết Lan, Mộng Dung, Mai Khanh, Ngọc Bảo, Đỗ Hạnh, Đặng Hồng đương cố gắng tập dượt từ hạ tuần nay để có thể tình diễn được vào tối thứ bẩy này.

nguồn: Thời mới 15 tháng 11 1955


Nhiều dân Hà Nội thời gọi là "tạm chiếm" - tức không theo kháng chiến, hay không theo kháng chiến đến cùng - ở lại Hà Nội sau 1954 (nghĩa là không di cư vào Nam).  Đa số người theo Việt Minh ở chiến khu đã được thuộc một đơn vị, tổ chức, cơ quan - cơ chế nào đó.  Vậy khi quân và dân từ chiến khu về Hà Nội, những người Hà Nội ở lại thành những "kẻ ngoài cuộc."  Nhiều người đã từng sống theo thị trường.  Khi hòa bình đến và Việt Minh về thủ đô làm chính phủ họ cứ cố mưu sinh theo thị trường.

Trong giới âm nhạc nhiều nhạc sĩ đã mở lớp học và trong một thời gian kéo dài vài năm họ cũng tổ chức các ban nhạc.  Đến năm 1956 hay 1957 các ban nhạc có điều kiện chơi, đệm cho các "danh ca" Hà Nội hát trước khi các phim được chiếu. 

Các nhạc sĩ Đoàn Chuẩn, Từ Linh và Hoàng Dương được khá quen biết đến hiện nay. Vũ Thuận (1928-2010) từng chơi và dạy phong cầm.  Nguyễn Trọng Hưởng là tay chơi piano từ những năm 1940.  Tôi chưa được biết gì về các nhạc công Nguyễn Khầu, Ngọc Bích, Phương Trường, Ngô Sói.

21 tháng 9, 2013

Mao Chủ tịch và Cụ Tôn đức Thắng cùng nâng cốc (1952)

Mao Chủ tịch và Cụ Tôn đức Thắng cùng nâng cốc trong ngày lễ quốc khánh Trung-quốc lần thứ hai
(vẽ theo một bức ảnh)

Chairman Mao and Elder Tôn Đức Thắng raise a glass together during the 2nd Chinese National Day celebrations
(sketched from a photograph)

nguồn: Cứu Quốc 19 tháng 1 1952, 1.

17 tháng 9, 2013

Đã có bán Máy hát quay tay (We've Been Selling Hand Cranked Record Players) 1965


nguồn: Thời mới 22 tháng 1 1964, 3

Để phục vụ công tác văn hóa càng ngày càng phát triển và yêu cầu của các địa phương.

Công ty văn hóa phẩm cấp I

Đã có bán: "máy hát quay tay"


Đề nghị các cơ quan, đoàn thể, các sí nghiệp, công nông trường, các hợp tác xã và nhân dân cần mua xin liên lạc với các công ty công nghệ phẩm, các cửa hàng mậu dịch địa phương.

"Máy hát quay tat" bán tự do, không hạn chế.

(Có nhiều loại đĩa hát và kim).

Yêu cầu các công ty công nghệ phẩm địa phương, nơi nào chưa có hoặc thiếu máy hát để bán xin liên lạc ngay với công ty văn hóa phẩm cấp I.  Chúng tôi xin cung cấp đầy đủ theo yêu cầu của địa phương

Công ty văn hóa phẩm cấp I
Số 1 phố Bích Cầu Hà-Nội
Dây nói: 2817

To serve the cultural work that is ever developing and in demand in every locale.

The Cultural Products Company, Level I

Has been selling: "Hand cranked record players"

We recommend that offices, organizations, enterprises, collective farms and construction sites, cooperatives, and people who need to buy one please contact manufactured goods companies, and regional trade goods.

 "Hand cranked record players" sold freely, no restrictions.

(There are many kinds of records and needles).

We request that regional manufactured goods company, anywhere that does not yet have or is lacking a record player to sell to immediately contact the cultural products company level one.  We would like to supply enough to supply regional requests.


Đến năm 1965 thì kỷ thuật âm thanh đĩa than 78 tua đã mai mốt rồi.  Đĩa nhựa 33, 45 tua đã rất phổ thông và máy thu băng cối cũng không hiếm.  Dù thế nữa, kỷ thuật máy hát quay tay rất hợp lý ở một nước nghèo như Việt Nam vì máy này không cần đến điện tử.  Chắc trong thời gian ấy có nhu cầu đưa âm nhạc vào miền núi, rừng, các vùng heo hút xa xôi.

Tôi chỉ thấy một nhược điểm là số lượng các loại đĩa để nghe.  Nhạc miền Nam (kể cả cải lương) bị cấm.  Nhạc cải cách bị cấm.  Về nhạc cách mạng theo tôi biết số lượng của chương trình rất hạn chế.

Việc quảng cáo trong một xã hội bao cấp cũng lạ.  Các công ty nhà nước muốn các cơ quan nhà nước mua sản phẩm của mình.  Tôi nghĩ rằng đằng sau mục quảng cáo này là các máy hát quay tay bị ế, rất ế.

12 tháng 9, 2013

Ô. Phạm-gia-Độ - đại biểu quốc hội nói 9 tháng 11 1946

Ông Phạm Gia Độ
(Quốc Dân Đảng)

1) Đề nghị bỏ chế độ kiểm duyệt,  Cho tự do xuất bản ấn loát.

1) I recommend getting rid of censorship.  Allow freedom to publish and print.

nguồn: "Quốc hội đã chuẩn y bản Hiến pháp bằng 240 phiếu thuận chống với 2 phiếu nghịch," Cứu Quốc 9 tháng 11 1946, tr. 1+4.

The Congress Approved The Constitution With 240 Votes Consenting Opposed By 2 Contrary Votes.

Tôi đang đọc sách mới nhất của David Marr tên là Vietnam: State, War, And Revolution 1945-1946 (University of California Press, 2013 - Việt Nam: Quốc Gia, Chiến Tranh, và Cách Mạng).  Chương 2 của sách này kể rất chi tiết về qua trình phê chuẩn bản Hiến Pháp đầu tiên của Việt Nam. 

Chỉ có hai người bỏ phiếu chống bản Hiến pháp 1946 là Phạm Gia Độ và Nguyễn Sơn Hà.  Làm việc trái ý đảng Việt Minh thời đó rất nguy hiểm.  Vậy hai người ấy phải có lý tưởng để bỏ "phiếu nghịch."  Ông Độ yêu cầu tự do ấn loát cho nước Việt.  Có phải ông là đại biểu Quốc hội duy nhất đứng lên chống chế độ kiểm duyệt ở Việt Nam đến bây giờ?

Thân phận của Phạm Gia Độ rất mơ hồ - trong sách của mình, Marr viết: "According to French intelligence, Phạm Gia Độ was incarcerated a few weeks later..." (Theo tình báo Pháp, Phạm Gia Độ bị giam vài tuần sau - tr. 106).

Cậu làm gì dưới gậm giường con ở, ban đêm? (What Are You Doing Under The Maid's Bed, In The Middle Of The Night?) - ?? (1938

 --Cậu làm gì dưới gậm giường con ở, ban đêm?

-- Tôi. tôi tập nấp, phòng tầu bay đến đánh Đông-dương.

What Are You Doing Under The Maid's Bed, In The Middle Of The Night?

Me? I'm practicing hiding, protecting myself from the airplanes coming to strike Indochina.

nguồn: Vịt đực 7 Tháng Chín 1938 tr. 1.


Một tranh vẽ như tranh này sẽ không phép đăng trên tờ báo Việt Nam hiện nay, phải không? 

Tôi nghĩ rằng cảnh được vẽ trong tranh này cũng đúng với xã hội hiện nay.  Chỉ có lời chú thích thay đổi mà thôi.

7 tháng 9, 2013

Các nhà văn Việt Nam do Bùi Xuân Phái vẽ (1946)

ô. Nguyễn Công Hoan
ô. Nguyễn Tuân
ô. Nguyễn Đình Thi
ô. Trương Tửu

nguồn: Cứu Quốc 15 tháng 10 1946, 1.

 ông Lưu Trọng Lư
ông Tố Hữu

nguồn: Cứu Quốc 19 tháng 10 1955, tr. 2

6 tháng 9, 2013

Hòa nhạc giao hưởng năm 1965

nguồn: Thủ đô Hà Nội 20 tháng 1 1965, tr. 3

Đêm 22, 23, 24-1-1965
Tại Nhà hát thành phố Hà-nội
Hòa nhạc giao hưởng

-- Giao hưởng số 6 (giao hưởng Đồng nội)
của L. V. Bết-tô-ven
-- Công-xéc-tô cung Rê trưởng cho đàn vi-ô-lông
của L. V. Bết-tô-ven
-- Bản giao hưởng nhỏ của P. Tinman
-- Lửa cách mạng (thơ giao hưởng)
của Trần Ngọc Xương

chỉ huy: Véc-nơ Sơ-ni-gơ
Giảm đốc kiêm chỉ huy của Nhà hát giao hưởng
quốc gia tại Svê-rinh nước Cộng hòa dân chủ Đức
Độc tấu vi-ô-lông: Tạ Bôn
Vé bán trước tại Nhà hát thành phố, Nhà hát nhân dân


Véc-nơ Sơ-ni-gơ tức là Werner Schöniger từng là nhạc trưởng của nhiều dàn nhạc địa phương ở Đông Đức như Staatlichen Sinfonieorchesters Zwickau, Staatlichen Sinfonieorchesters Schwerin, Volkstheater Halberstadt.  Vậy, ông không nổi tiếng lắm nhưng ông là một nhà chỉ huy giao hưởng rất chuyên môn thành thạo.  Tôi nghĩ rằng chắc P. Tinman là Johannes Paul Thilman, một nhạc sĩ sáng tác Đông Đức quê là Dresden.  Tác phẩm được biểu diến tại nhà hát thành phố Hà nội là Kleine Sinfonie Nr. 1 G trưởng, Op.56 no.2 (1951).


nguồn: Thủ đô Hà Nội 27 tháng 3 1965, tr. 3   

Đêm 26, 27, 29 tháng 3 năm 1965
Tại nhà hát thành phố Hà Nội
Hoà nhạc giao hưởng:

1 - Bản giao hưởng số 5
của P.I. Trai-kóp-sky
2 - Bản giao hưởng số 1
của Hoàng Việt

Nhà hát Giao hưởng hợp xướng nhạc vũ kịch

trình diễn với sự chỉ huy của
Ly Hiong Un [Ly Hyun Il - 이현일]

Nghệ sĩ công huấn, chỉ huy âm nhạc
của Nhà hát quốc gia Triều-tiên

Lĩnh xướng giọng nam cao: Quốc Hương
Lĩnh xướng giọng nữ cao: Ngọc Dậu

Vé đã bán tại Nhà hát thành phố


Hình như nhu cầu tối thiểu của một đất nước văn minh thời đại mới (tức là thực dân và hậu thực dân) là phải thành lập một dàn nhạc giao hưởng.  Việc làm hai chương trình Hoà Nhạc Giao Hưởng này năm 1965 tôi thấy rất đáng khen, nhất là vì biết nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa lúc bấy giờ đang thiếu thốn về vật chất.  Lúc đó nhiệm vụ thiết yếu nhất là "xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đấu tranh chống đế quốc Mỹ và chính quyền Sài Gòn."  Như vậy thì việc biểu diễn Beethoven và Tchaikovsky cũng là phải xếp vào các việc "xây dựng chủ nghĩa xã hội" và "đấu tranh."

Một cách xây dựng / đấu tranh là Việt Nam vươn lên biểu diễn các tác phẩm thuần tuý Việt Nam bên cạnh cách tác phẩm kiệt tác.  Như vậy thì thính giả được nghe Lửa cách mạng của Trần Ngọc Xương và Bản giao hưởng số 1 của Hoàng Việt.  Tôi thấy tiếc rằng tôi chưa bao giờ nghe được hai tác phẩm ấy.

Tôi biết ít lắm về Ly Hyun Il / 이현일 - chỉ biết ông là chuyên viên Bắc Triều Tiên và các nhạc sĩ Bắc Triều Tiên có trình độ cao về nhạc cổ điển tây phương.

4 tháng 9, 2013

Saigon - Spectacles et Attractions, Leçons, etc - (1930?)





Théâtres

Théâtre Municipal …. place du Théâtre.
Théâtre Annamite de Dakao …. Boulevard Paul-Bert.
Théâtre Annamite Thanh Xuong …. Angle b. Galliéni et r. Cl Grimaud.

Cinémas

Eden- Cinéma …. 183, rue Catinat.
Majestic- Cinéma …. Quai Le Myre de Vilers.
Casino de Saigon …. Angle b. Bonnard et rue Pellerin.
Casino de Dakao …. Rue Maréchal Roch.
Modern Cinéma …. 212, rue d’Espagne
Cinéma A-Sam …. Boulevard Albert 1er.
Rex …. Rue Hamelin.

Dancings

Le Perroquet …. Place du Théâtre.
La Pergola …. Rue Filippini.
Tabarin …. Angle rue Bourdais et Cl. Grimaud.
Le Lido …. Après Giadinh
Mikado …. À Thuduc.
La Cascade …. À Thuduc.

Disques, Phonos et Instruments de Musique

Au Ménestrel …. 19 pl. Théâtre
Abdoulgafour Z …. 42 rue Vannier
Courtinat …. 104 rue Catinat
Ets Cambay …. 63 b. Charner
G. M. Charner …. Ang b. Ch. Et Bnard
Ind. Films et Cinémas …. 106 b. Charner
Pathé (Cie Machines parlantes) …. 213 rue Catinat
Le van Phuong … 105 b. Charner
Melodia …. 253 rue d’Espagne

Leçons (Professeurs)

Chant & solfège
Mme J. Masson …. 238 r. Leg. Liraye
Mme Poggi …. 136 rue Paul Blanchy
Mme Willy de Ley … 258 b. Galliéni
M. Chevalier … 1 b. Galliéni

Harmonie, Orchestration
Ch. Martin …. 204 rue P.-Flandin

Piano
Mlle Bussy …. 270 rue Richaud
Mme Boulle …. 5 rue Testard
Mme Caron Arm …. 258 r. Legr. Liraye
Mme Dau-Amiel …. 63 rue Massiges
M. Le Rycke …. Au Saigon Palace
Mme. Poggie …. 136 rue Paul-Blanchy
Mlle Sager …. R. Legr. Liraye

Violon
Mme Boudy …. 52 rue Chass.-Laubat
M. Chevalier …. 1 boulevard Galliéni
Mme Fontaine …. 42 rue Thomson
Mme Leroy Pollet

Violoncelle

M. Le Rycke …. Au Saigon Palace


Sài Gòn của hơn 80 trước - về tên địa điểm, tên đường phố gần hầu hết đã thay đổi.  Sài Gòn đã có đầy đủ cơ sở cho một đời sống văn hóa, đời sống giải trí cho các người Tây.

3 tháng 9, 2013

Symphonie Exotique (Khúc Giao Hưởng Xa Lạ) - 1931/1934

Palace

Le Meilleur Spectacle de Hanoi

Tuần lễ này -- Chiếu 2 cuốn phim có giá trị vào một chương trình:

1.--Par Plaisir
Một cuốn phim vui do tài tử Fernandel sắm vai chính.

2.--Symphonie Exotique
Cuộc du lịch vòng quanh thế giới trong 80 phút đồng hồ

Phim Symphonie Exotique sẽ lần lượt đưa các ngài đi xem những nơi danh lam, thắng cảnh của 20 xứ lạ:
Messine, Sông Đào Suez, bến Port Saïd, Djibouti, Đảo Ceylan cùng bãi biển Mont Gavina, bến Singapour.  Tỉnh Hà-nội, hồ Hoàn-kiếm - Vịnh Hạ-Long, lăng tẩm các bực đế vương ở kinh đô Hué.
Những cảnh rừng rậm thâm u ở Cao-mên. Thành phố Saigon -- Đảo Java.  Đảo Nouvelle Calédonie, Đảo Tahiti - Đảo Martinique - Đảo Guadeloupe.

Thật là một cuốn phim hay hiếm có.

nguồn: Phong Hóa #105 (13 tháng 7 1934), 12.

Một điều lạ là tôi không thấy Par Plaisir [Như ý] trên danh sách các phim của Fernandel.

Rồi có một Khúc giai hưởng xa lạ.  Nếu cứ tưởng mình là người Hà Nội năm 1934 thì xem được phim này là một điều thật thú vị.  Làm sao biết được đến thế giới bao la này?  Xem tấm ảnh trên các tạp chí không bằng xem cảnh sống của một cuốn phim.

Nhưng hai chữ "xa lạ" có ý nghĩa phức tạp.  Đời sống hàng ngày của tôi và đồng bào tôi có gì xa lạ đâu?  Còn nếu tôi là người Hà Nội năm 1934 thì xem cảnh Paris, Rome, London và New York xa lạ lắm.  Song người Hà Nội không sản xuất phim này.

Hai người Pháp đã quay phim này - cặp vợ chồng Alfred Chaumel và Geneviève Chaumel-Gentil. Phim này thực sự là một công trình thực dân chủ nghĩa.  Chiếu phim này ở Pháp họ muốn các thanh niên có tham vọng làm việc mạo hiểm ở xứ lạ.  Xem người bản xứ thì có lẽ họ có cảm giác như xem người mọi man.

Vậy trong Symphonie Exotique các địa điểm như "tỉnh Hà-nội, hồ Hoàn-kiếm - Vịnh Hạ-Long, lăng tẩm các bực đế vương ở kinh đô Hué" và "thành phố Saigon" thành những chỗ xa lạ.  Năm 1934 chưa rất nhiều người Hà Nội chưa có điều kiện đi Huế hay Sài Gòn thì hai chỗ cũng mới lạ.  Còn chắc ít người được xem quê mình chiếu trên màn bạc - như thế cũng thú vị.  Có lẽ cũng thành một niềm tự hào?

2 tháng 9, 2013

Cách Mạng Tháng Tám - Đặc San Cứu Quốc (1946)

nguồn: Cứu Quốc 19 tháng 8 1946, bìa.

Tranh này rất đẹp.  Trước hết là cờ đỏ sao vàng.  Rồi có các thanh niên xung phong mang giáo. Thế là đủ để cứu quốc.

1 tháng 9, 2013

4 người bạn của anh em lao động toàn thế giới (Four Friends of Laboring Brothers All Over The World) - Tàng (1946)

Xí-Ta Lin
Lê-Nin
Ăng Ghen
Mác

Stalin
Lenin
Engels
Marx

nguồn: Độc Lập 2 tháng 5 1946, 1.

Năm 1946 "anh em lao động toàn thế giới" chưa có bạn Á Châu nào.  Một người Nga, một người Gruzia / Georgia, hai người Đức - các ông Tây nhiều râu.