28 tháng 1, 2010

Cờ đỏ: Một lịch sử cộng sản chủ nghĩa



Tôi có đọc hơn một nửa một quyển sách rất hay là The Red Flag: A History of Communism của David Priestland (New York: Grove Press, 2009). Ông Priestland định nghĩa chủ nghĩa Cộng sản là "một hệ thống chính trị có người sống kiểu hợp tác và nắm giữ tài sản chung (a political system in which men live cooperatively and hold property in common, tr. xxii-xxiii). Mầm non của chủ nghĩa Cộng sản là cách mạng Pháp.

Ông chia ra ba luồng, tức thái độ của Chủ nghĩa Mác. Thứ nhất là Romantic Marxism (Chủ nghĩa Mác Lãng mạn) là "quan tâm đến tính đích thực và sức sáng tạo của con người hơn việc chiếm quyền chính trị và xây lên những quốc hiện đại" (more interested in human authenticity and creativity than in taking political power and building modern states, tr. xxii.). Thái độ này phổ biên nhất trong giới trí thức Tây phương và thuộc về ý muốn giải phóng nhân loại, ước đến một xã hội lý tưởng.

Thái độ thứ hai là Modernist Marxism (Chủ nghĩa Mác hiện đại) là "tư tưởng muốn phát triển kinh tế kiểu kỹ trị--của các nhà chuyên môn được đào tạo thực hiện, của sự kế hoạch hóa tập trung và kỷ luật." (an ideology of technocratic economic development--of the educated expert, the central plan and discipline, tr. xxiv). Thái độ này hay nhắc khoa học và tổ chức, có lý trí, có kế hoạch. Họ chủ trương phải phát triển một tầng lớp dân "vừa đỏ, vừa chuyên."

Thái độ thứ ba là Radical Marxism (Chủ nghĩa Mác cấp tiến) là "huy động quần chúng, sự nhảy vượt qua nhanh chóng đến cái hiện đại, của sự nhiệt tình cách mạng, của dân chủ kiểu cuộc biểu tình và tính bình đẳng qua loa" (mobilized masses, of rapid 'leaps forward' to modernity, of revolutionary enthusiasm, mass-meeting 'democracy' and a rough-and-ready equality, tr. xxiv). Thái độ này chủ trương rằng lòng trung thành với tư tưởng quan trọng hơn tính chuyện môn. Chủ nghĩa Mác cấp tiến cũng là Chủ nghĩa Mác của sự xung phong và cách mạng văn hóa. Đây cũng là Chủ nghĩa Mác của sự khủng bố.

Việt Nam đã từng có ba yếu tố này nhưng tôi nghĩ rằng từ những năm đổi mới họ theo Modern Marxism trên hết.

26 tháng 1, 2010

Hãy yên lòng mẹ ơi (Oh Mother, Rest Assured) - Lư Nhất Vũ, lời Lê Giang

1.
Đoàn quân bước trên đường rừng bình minh lấp lánh chân trời xa

The army detachment steps upon the forest road, dawn gleams in the distant sky
Miền biên giới xanh thẳm hạt sương long lanh cành lá

The lush green borderland, dew drops sparkle on the leaves
Từ nơi biên cương núi cao người lính qua trăm suối nghìn đèo

From this mountain frontier, the soldiers cross a hundred streams, a thousand passes
Lắng nghe tiếng ru của mẹ hiền ngày đêm giục bước con hành quân

Lift an ear for the sound of a gentle mother's lullaby that urges the step of her child's march
ĐK
A ai gọi đời ta rền vang núi sông tiếng ru của mẹ
Ah, who has called our lives echoing in the mountains and rivers, mother's lullaby
Chúng con đi hoà theo ước vọng chan chứa mặn nồng tình non nước chẳng bao giờ phai vì quê hương thiết tha đời con
We children mingle with passionate, overflowing aspirations, love of our land shall never fade for the ardent homeland in our lives

2.
Rừng thay lá bao mùa rồi đoàn quân chiến đấu xa làng quê
The forest have changed the leaves many times, our detachment is fighting far from our home villages
Mẹ ơi hãy yên lòng dù bao gian lao ngày tháng
Oh mother, rest assured, though there will be days and months of hardship
Trường Sơn hay nơi đảo xa đoàn chúng con xin quyết giữ gìn
In the Trường Sơn mountains or on distant islands, our detachment asks to resolve to preserve
Chúng con luôn bên mẹ hiền ngày đêm vững bước trong đoàn quân
We children are always by your side gentle mother, day and night, steadily stepping our detachment

ĐK
A như giục lòng ta mẹ ơi có nghe núi sông vang dậy
Ah, like you're urging our hearts, oh mother, have you heard the mountains and rivers echo awake
Tiếng quân reo hoà theo ước vọng son sắt nguyện thề tình non nước chẳng bao giờ phai vì quê hương thiết tha đời con
The army's shouts mingle with the unshakable aspiration, an oath that love for the land will never fade for the ardent homeland in our lives

Vì quê hương mến yêu Việt nam
For our beloved homeland Vietnam

Minh Quang ca

Bài ca nằm trong 15 bài ca yêu thích nhất, được yêu cầu nhiều nhất trên Đài Tiếng Nói Nhân Dân năm 1982. Như vậy phải gọi là một bài ca "top."

Theo tôi biết thì "Hãy yên lòng mẹ ơi" được sáng tác năm 1978 - thời mà Việt Nam phải đánh Khmer Đỏ ở miền biên giới. Bài ca này không nói gì cụ thể về địch nào. Chỉ có mẹ kêu gọi và nếu mẹ kêu gọi con đi thì con cũng phải đi. Bên kia biên giới các lính địch cũng là con, cũng có người mẹ hiền.

Ca từ này không có gì mới mẻ. Nếu chỉ đọc ca từ và không biết gì về bối cảnh bài ca này thì nếu tôi có thể tin rằng lời ca được soạn năm 1948 tôi có thể tin. Ít ca khúc thời 1948 có đề cập đến biên giới, nhưng các ca từ khác và lời kêu gọi này thì nghe rất quen thuộc. Giai điệu là một chuyện khác. Phong cách trữ tình kiểu này mới có từ thập niên 1960 trở sau.

Việt Nam đã trải qua chiến tranh liên miên từ 1945 đến 1975. Vậy lại phải "gian lao ngày tháng" và "son sắt nguyện thề." Tội nghiệp cho các con của các người mẹ này.

18 tháng 1, 2010

thuốc độc


1) Tuyết Vân đã là thợ dệt từ ba năm nay. Vốn tính nồng cạn và dễ dãi, Vân vẫn thích đọc lại những quyển sác cú từ hồi học sinh. Vào xưởng hay đi họp. Vân hay đem theo quyển "Tình hận" bên mình.

Snow Cloud has been a weaver these three years. Passionate and easy-going by nature, Cloud likes re-reading books from her school days. In the workshop she often goes to meetings. Cloud brings the book "Bitter Love" with her.

2) Tuyết Vân thuộc lòng nhiều đoạn của quyền sách. Cô thích nhất một nhân vật, một chàng trai hào phóng, chịu chơi, ngang tàng xuất hiện từ đầu đến cuối quyển sách. Lâu ngày, chàng trai đó bỗng trở thành một thần tước trong lòng cô.

Một hôm Tuyết Vân quen một chàng trai cũng có những dáng nét như người trong truyện. Anh ta rộng rãi, lịch sự và hay chiều chuộng cô từ những phút đầu tiên. Một tình yêu đã nảy nở như trong truyện tình thơ mộng.

Snow Cloud has learned several passages from the book by heart. She likes one character the most, a free-thinking, unruly playboy who appears from the beginning to the end of the story. For a long time he has been an idol for her.

One day Cloud met a guy who had features like the person in the story. He was generous, polite and indulged her from the first moment. A love arose like in the poetic love story.

3) Nhưng một vụ đánh ghen đã xảy ra. Vợ chàng thanh niên đã bất ngờ xuất hiện và thuê người nện cho cô gái yếu đuối, ủy mị một trận đòn nhừ tử.

But a episode of jealousy transpired. The youth's wife suddenly appeared and hired someone to beat this weak, irresolute girl into unconsciousness.

4) Tuyết Vân đau khổ, thất vọng và nhục nhã. Cô nghĩ ngay đến hành động của một nhân vật trong truyện "Tình hận" triết lý rằng khi gặp oan trái trong tình yêu nên tự tử thì mới tìm được lối thoát trong danh dự. Cô uống thuốc độc...

Snow Cloud suffered desperately and shamefully. She thought of the act of a character in the story "Bitter Love" philosophizing that when encountering unjustness in love suicide is the only honorable way to escape. She drank poison...

5) Thuốc độc không đủ liều lượng nên bệnh viện đã cứu được Vân. Cơ quan luật pháp đã can thiệp và điều tra cho biết: Tên Tư Dọt đã lừa đảo Vân cả về tình cảm lẫn kinh tế. Hắn chuyên đi lùa phỉnh những cô gái nhẹ dạ. Các mánh khoé lừa gạt thì hắn làm theo những nhân vật giang hồ bạt tử trong các tiểu thuyết rẻ tiền.

Liều thuốc độc thực không hiệu nghiệm, nhưng thuốc độc vô hình trong các quyển sách cũ thì làm hư hỏng những người như Tư Dọt và Tuyết Vân.

The dose of poison wasn't strong enough, so the hospital could rescue Cloud. The Justice Office got involved and their investigation showed that the rat Sluggo Four tricked Cloud, both emotionally and financially. He has specialized in swindling light-headed girls. For these ruses he acted according to the daring vagabonds in those cheap novels.

The poison wasn't actually effective, but the invisible poison in the old book has spoiled people like Sluggo Four and Snow Cloud.

nguồn: báo Công Nhân Giải Phóng #275 (5-6-1981)

17 tháng 1, 2010

Nhảy lậu (Dancing On The Dodge) - Thợ Giũa (Polisher)


Trên đường Cao Thắng quần ba
On Cao Thắng Road in District Three
Bà con lối xóm tuần qua xì xào
The neighborhood folks last week were whispering
Bên trong biệt thự đèn màu
Inside a villa with colored lights
Đờn ca nhậu nhệt ồn ào, nỉ non
There was singing and dancing, carousing, flirting
Để mừng sinh nhựt cho con
To celebrate their child's birthday
Chủ mời trai gái, xồn xồn non trăm
The master invited boys and girls, noisy, about a hundred
Khi vừa chếng choáng hơi men
Once they were also tipsy from alcohol
Cất lên loạn xạ nhạc đen nhạc nhạc vàng
Out came a riot of music black and yellow
Từng đôi một kép một nàng
Each pair, a lad, a lass
Như ếch bắt cặp ôm choàng "đăng-xê"
Like frogs coupled up, embraced in dancing
Ăn no rửng mỡ ngứa nghề
Eating their fill, clowning around, in heat
Nhảy đầm để có tiện bề lai rai
Dancing for unending availability
Ngoẹo đầu cọ vế kề vai
Curved heads, rubbing thighs, shoulder to shoulder
Lả lơi bướm lượn ong bay tưng bừng
Lascivious bees and butterflies fly about excitedly
Nhạc cuồng loạn, nhảy cà tưng
Insane music, dancing wildly
Gọi là văn nghệ "văn gừng" được chăng?
Call it performing arts, would "performing farts" work?
Ngoạm vào trái cấm lai căng
Chomping into a mongrel forbidden fruit
Bị vồ cả bọn mặt nhăn ngồi rầu
They were seized, frowning faces sit and mope
Nghe qua ai cũng lắc đầu...
Hear of this, everyone shaking their heads...

trong báo Công Nhân Giải Phóng #275 (5-6-1981)

1) Năm 1981 ai có điều kiện làm "chủ" một biệt thự Đường Cao Thắng? 2) Có nhạc vàng và có nhạc đen (?) nữa. 3) Nhạc kiểu này là nhạc cuồng loạn. 4) Có trai và gái và nhạc vàng nữa - làm sao mà được lành mạnh? 5) Nhất là khi "đờn ca nhậu nhệt ồn ào, nỉ non" sẽ có kết quả "cọ vế," "ong bướm" chứ.

Nói là đờn ca có ý nghĩa là có một ban nhạc, nhạc sống?

"Ai cũng lắc đầu" - nghĩa là dư luận không chấp nhận. Nhưng có đến 100 người đến dự - là sức hấp dẫn của văn gừng lai căng. Hiện nay vẫn thế. "Cả bọn mặt nhăn ngồi rầu" vì ân hận? Chắc không - là do bị phát hiện và bắt, không phải vì tiếc.

16 tháng 1, 2010

Văn nghệ trong báo Công nhân Giải phóng số 275, 5-6-1981

Trong tranh Có hình dạng một chàng trai làm việc là như đi khai hoang. Có một cây chết đang được nhổ bật rễ. Ba gốc có tên: "Thanh Thúy," "disco," và "hồn hoang." Cây này được chặt bằng rìu với tên "ca khúc chính trị." Tranh này cũng có hai nấm (có vẻ như nấm độc) với tên "Phạm Duy hải ngoại" và "Hồn ma trinh nữ."

Tôi đâu có biết rằng riêng đáng sợ như thế, nhưng người ta có nói rằng Thanh Thúy có giọng hát liêu trai. Disco thì khác hẳn như chắc là tiêu biểu cho văn hóa độc của Mỹ. Tôi không rõ Hồn Hoang thế nào - một câu chuyện? Lâu năm Phạm Duy đã bị coi như là cái kim trong bụng. Hồn Ma Trinh Nữ có phải là chuyện Tàu, kiểu Liêu Trai?

[Mới đây (22/3/2010) có một bạn nặc danh giải thích rằng Hồn Hoang là một chương trình băng nhạc pop rock ngoại quốc sản xuất ở Sài Gòn trước 1975].


Trang báo này cũng có nhiều mục thú vị khác. Trong trang này cũng có một đoàn "hóm hỉnh" như sau:


Thuốc

Con: -- Bố ơi, con đọc suốt cuốn truyện võ hiệp Tàu này sao không thấy các nhân vật ăn cơm, chỉ đánh nhu lu bù hà.

Bố: -- Ừ, họ không ăn vì chẳng có thằng cha nào lao động sản xuất hết.

Con: -- Thế họ có dùng thuốc gì không mà khỏi ăn hở bố?

Bố: -- Có chứ. Tác giả dùng thuốc phiện!

Medicine

Son: -- Hey dad, I've read all these Chinese martial arts story. Why don't any of the characters eat and just drunkenly beat each other?

Father: -- Ah, they don't eat because none of those fools does any productive labor.

Son: -- So do they use some kind of medicine so that they don't have to eat?

Father: -- Oh course. The author uses opium.

báo Công nhân Giải phóng số 275, 5-6-1981.

Ca khúc chính trị là công cụ khai hoang. Nhìn cụ thể thì hoang có được khai một chút - Phạm Duy không còn ở hải ngoại. Hình như ít người còn nghe Thanh Thúy (nhưng tôi cho rằng mọi người rất nên nghe Thanh Thúy). Disco thì được áp dụng trong những ca khúc chính trị. Nhưng nay chuyện kiểu Hồn Ma Trinh Nữ thì có đủ.

14 tháng 1, 2010

Teen vọng cổ - Trần Anh Khôi (2009)

Xa anh mới ban chiều thế mà lòng sao buồn hiu là nhớ anh nhiều, mong được ở bên người yêu để nói bao điều
Apart from you for an afternoon, why is my heart so sad and missing you so, I want to be near my lover to talk about so much
là sao ta nói chung là yêu đó à mà đó có phải là yêu không mà sao vắng anh thì buồn a á a à
Why do we, generally, this love is it love and why when you're gone am I sad?

Không được ở bên anh lòng buồn vu vơ mong sao cho đôi ta một ngày nên thơ
When I can't be next to you my heart is kind of sad, how can we two await a poetic day
Mong sao cho cơn mơ trở về trong em cho bao nhiêu yêu thương còn hoài không xa và -
How can I hope that this dream returns, there's so much love inside me always, will not be far and -

Và nhớ anh nhiều lắm ước chi mình có nhau
And we miss each other so much, wish we had each other
Người yêu ơi em muốn cùng anh thề câu chung thủy không thay đổi lòng mình bên nhau đi đến cuối con đường
Oh lover I want with you to make a vow to be faithful, not change our hearts, side by side to the end of the road.

Vĩnh Thuyên Kim ca:


Nói là vớ vẩn là đúng - nhưng trách nhiệm của tuổi trẻ là làm và thưởng thức văn hóa vớ vẩn. Giai điệu ca khúc dễ nhớ - về ca từ thì không thể mong gì hơn. Tuổi teen là tuổi cuồng điên là tuổi bị hócmon ảnh hưởng nhiều. Cô gái Việt đầu thế 20 đến tuổi teen là sang ngang rồi, là bị buộc theo chồng theo ý bố mẹ. Không có gì gọi là tình yêu. Cô gái kiểu teen thì hiện nay thì quá nhiều thì giờ để mộng để mơ. "Vắng anh" thì phải buồn chứ. Đây là một nỗi buồn mà chưa biết buồn.

Vĩnh Thuyên Kim là một ca sĩ hát với auto-tuner (máy chỉnh âm) nhưng biết hát chút chút cải lương. Nhưng cải lương thì hiện nay nghe xa lạ hơn cả nhạc Mỹ, nhạc Hàn, nhạc Congo. Nghe vài câu vọng cổ thì bị gây sốc thật. Thực ra nhạc cải lương / tài tử hay lắm và có khả năng đáp ứng nhu cầu giải trí mọi thời đại. Song cải lương bị coi là lỗi thời. Cô bé hát là "buồn" nhưng giai điệu bài này rất là vui nhộn. Hát đến "người tình" thì cũng quá đáng. Chưa lớn lên nhưng mà thấy đã lớn rồi.

"Teen vọng cổ" cũng thành meme rồi. Có nhiều video tren Youtube. Anh thích video này có 3 cô gái (Tam ca kính No-bi-ta) ca bài hát này kiểu karaoke:



Với câu "Và nhớ anh nhiều lắm" thì bắt đầu có những nốt luyến láy là gây nên một thay đổi trong không khí của bài ca. Giáo sư Kwabena Nketia (một thầy xưa của tôi) có nói đến cái mà ông gọi là "intensity factor" (yếu tố xúc cảm mạnh liệt) là những yếu tố trong cấu trúc âm nhạc hay phong cách biểu diễn gây cho xúc cảm người nghe tăng lên. Tất nhiên lúc hát "Người yêu ơi em muốn cùng anh..." là điểm cao về xúc cảm, cả giai điệu và ca từ. Tôi thấy tiếc rằng đoàn chuyến tiếp thì mất cái không khí phấn khởi.

13 tháng 1, 2010

Đêm cuối cùng (Closing Night) - Nguyễn Bính (1936)

Hội làng mở giữa mùa thu,
The village festival opened in mid-autumn
Trời cao gió cả trăng như ban ngày.
High skies, strong winds and a moon like daylight.

Hội làng còn một đêm nay,
The village festival still has this one night left
Gặp em còn một lần nầy nữa thôi.
To meet you just one more time.
Phường chèo đóng Nhị độ Mai,
The chèo troupe is performing Nhị Độ Mai,
Sao em lại đứng với người đi xem?
Why do you stand with the spectators?
Mấy lần tôi muốn gọi em,
A couple of times I wanted to call you,
Lớp Mai Sinh tiễn Hạnh Nguyên sang Hồ.
During the scene where Mai Sinh sees off Hạnh Nguyên crossing to a foreign land.

Tình tôi mở giữa mùa thu,
My love opened midst the autumn
Tình em lẳng lặng kín như buồng tằm.
Your love is silent, closed like a silkworm's chamber

11 tháng 1, 2010

Vật đổi sao rời (Stars Shift, Things Change) - Trần Tiến (2006-7?)

Bạn xích lô, em vé số, tôi đàn ca cổ.
Friend cyclo, kid lotto, I play songs of old
Ba đứa mình vò võ ven sông.
We three abandoned at the riverside
Trời vẫn xanh, mây vẫn trắng, sông Hàn nắng đổ
Sky still blue, clouds still white, Hàn river flooded in sunlight
Cuộc đời kia bên lở bên bồi.
Life out there, one side collapses, the other's firm

Rồi một hôm từ đâu đó có một con người
Then one day from around that time there was someone
Cùng bạn xưa về gánh vác non sông.
Together with old friends he shouldered the nation's burden
Rồi một hôm từ đâu đó có một cây cầu.
Then one day from around that time there was a bridge
Xóa bóng tối nối đôi bờ buồn vui.
Wiping away night's shade, connecting the shores of sadness and happiness.

Bạn xích lô, em vé số, tôi đàn ca cổ.
Friend cyclo, kid lotto, I play play songs of old
Ba đứa giờ có chốn nương thần.
We three now have a shelter
Trời vẫn xanh, mây vẫn trắng, sông Hàn nắng đổ.
Sky still blue, clouds still white, Hàn river flooded in sunlight
Cuộc đời kia sương khổ có một ngày
Life over there, happiness and trouble have their day

Rồi một hôm từ đâu đó có một con người
Then one day from around that time there was someone
Cùng bạn xưa về gánh vác non sông.
Together with old friends he shouldered the nation's burden
Rồi một hôm từ đâu đó có một cây cầu.
Then one day from around that time there was a bridge
Xóa bóng tối nối đôi bờ buồn vui.
Wiping away the night shades, connecting the shores of sadness and happiness

Bạn xích lô, em vé số, tôi đàn ca cổ.
Friend cyclo, kid lotto, I play play songs of old
Ba đứa ngồi cạn chén ven sông.
We three sit and empty a cup by the river
Trời vẫn xanh, mây vẫn trắng, ba người im lặng.
Sky still blue, clouds still white, the three of us silent
Nhìn trời cao, vật đổi sao rời.
Watching the vast sky, stars shift, things change.




Giai điệu ca khúc này rất hay, và phận đệm của Thanh Phương càng hay. Phong cách hát của Trần Thu Hà rất hợp với chất dân gian của bài ca này. Ca từ thì phức tạp--mà không phải vì khó hiểu. Theo tôi biết thì ca khúc này được viết về thành phố Đà Nẵng. "Người" trong ca khúc này là thị trưởng Đà Nẵng - Nguyễn Bá Thanh. Thính giả nghe ca khúc này không cần biết điều đó.

Nội dung ca khúc là công cuộc đổi mới -- công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Ba nhân vật chính trong ca khúc là những kẻ lỗi thời cuộc, bà kẻ bụi đời. Một thành phố hiện đại sẽ không còn những chú lái xích lô, sẽ cho các đứa trẻ đi học không cho đi lang thang bán vé số. Và một nhạc công phải có giấy hành nghệ, phải thuộc đoàn ca múa của thành phố.

Ba kẻ dừng lại nhưng mọi sự ở ngoài đời đang thay đổi -- vật đổi sao rời. Ba kẻ cũng lẻ loi, không có chỗ đứng trong xã hội, chỉ nhìn từ ngoài. Cảnh ở ngoài thì đẹp, nên thơ và bao la: "Trời vẫn xanh, mây vẫn trắng, sông Hàn nắng đổ."

Bài này cũng đầy những hình ảnh đối lập: lở/bồi, buồn/vui, sương/khổ - có tính tự nhiên nhưng cũng có tính éo le. Nhưng lúc điệp khúc đến thì mọi sự được ổn định: "Rồi một hôm từ đâu đó có một con người." Xuất hiện "từ đâu đó" có ý nghĩa là như có phép mầu. Các từ "gánh vác non sông" nghe hơi ca ngợi tổ quốc. Nhờ phép mầu ấy "Ba đứa giờ có chốn nương thần." Nhưng cả xã hội cũng được tiến lên. Cũng "từ đâu đó" "có một cây cầu." Không biết có phải cầu này (Cầu Đà Nẵng):



Hay cầu này (Cầu Thuận Phước):


Rút cuộc ba người bạn "ngồi cạn chén ... im lặng." Ba người được hưởng các việc tốt đẹp của cuộc hiện đại hóa, công nghiệp hóa nhưng vẫn không tham gia, vẫn không có chỗ đứng. Có lẽ họ là một nét truyền thống được giữ và bảo trợ trong một viên bảo tàng?

Tôi không theo dõi chính trị ở Việt Nam cho lắm, vậy tôi không biết nhiều về ông Nguyễn Bá Thanh nhưng tôi nghe nói ông cũng thành công nhiều, cũng là một người xứng đáng được ca ngợi. Một thời các người gương mẫu là những người lính, những người mẹ hy sinh con, những người sản xuất năm tấn. Có lẽ Nguyễn Bá Thanh là kiểu gương mẫu của thời nay?

8 tháng 1, 2010

Chuyến xe miền Tây (A Journey To The Westland) - Đài Phương Trang (1994?)

Trên chuyến xe năm nào, xuôi về miền Tây, tôi quen một người em gái
On a bus journey that year going down to the Westland I met a girl
Mái tóc buông bờ vai, ánh mắt say hồn ai, lòng tôi vẫn chưa mờ phai
Hair resting on her shoulders, a light in her eyes would excite anyone, my heart still hadn't faded
Đường về miền Tây xa, qua bao nhiều phà Bắc
The way to the Westland is far, across so many North ferries
Tình cờ ngồi bên nhau chăng dăm câu chuyện vãn,
By chance we sat together we say a few words to pass the time
tuy mới quen nhau tôi lại thấy lòng, đầy bao xuyến xao như đã quen nhau từ lâu
Though we just met I felt my heart flustered like, it was like we'd known each other for a long time
Xe lướt nhanh trên đường, xa mờ ruộng nương, cây xanh rợp che muôn hướng
The bus glided quickly along the road, leaving the ricefields behind in a blur the shade trees concealing countless fragrances
Ai đã qua miền Tây, đâu chỉ đôi lần thôi, mà không luyến lưu đầy vơi
Whoever has passed through the Westland, even only just a couple times cannot not but feel a strong connection

Mình chuyện trò bên nhau, nghe thời gian vội lướt đường dài mà không xa
We chatted together, listening to the time quickly slip past, the road long, yet not far
Ôi chao sao lạ quá, tôi hỏi quê em, em cười đáp lời,
Gracious, it was so strange, I asked of your home, laughing you replied
Lòng vui xiết bao khi biết quê em Cần Thơ
My heart, I can't believe how it rejoiced to know your home is Cần Thơ
Rồi mình chia tay, khi xe về bến, nhớ mãi nụ cười, cùng lời em khẽ mời:
Then we parted, as the bus returned to the dock, I'll never forget that smile with your gentle invitation
"Mùa hè mời anh ghé lại, vườn nhà em cây trái nếp bên ven sông Hậu Giang"
"When summer comes, come back and visit, my orchard is tucked in along the Hậu Giang river"

Lòng đầy bâng khuâng, tâm tư thầm nghĩ, có phải tơ hồng đang ngầm se kết tình
My heart filled with longing, I thought to myself could pink threads be enlacing my feelings
Để rồi giờ hai chúng mình được gặp nhau trên chuyến xe xây mộng ước duyên lành
So that now the two of us could meet on that journey to create a sweet dream of love
Nhưng có ai đâu ngờ, bao điều mộng mơ chưa sang hè đã tan vỡ
Who could have known, that all those dreams, when summer came, fell apart
Tôi xuống thăm Hậu Giang, sông nước như thở than, buồn cho mối duyên dở dang
I visited Hậu Giang, it was as if the river waters sighed, sad for an unfinished love
Nàng đành lòng sang ngang, lên xe hoa bỏ bến
You had to cross over, board a wedding carriage, leave behind the dock
Một mình ngồi bên sông, mênh mang bao hình bóng tôi bước cô đơn, lang thang trở về
Alone, sitting by the vast river with so many images I step alone, wandering back
Lòng nghe xót xa, thương mãi chuyến xe miền Tây
My heart in torment, with tenderness for that journey to the Westland.

Tôi rất vui lòng khi biết ca sĩ Mạnh Quỳnh có đến Hà Nội biểu diễn lần đầu tiên. Tại Cung Văn Hóa Hữu Nghị Việt Xô - cũng là nơi mà tôi có xem chương trình Mưa Bụi cách đây 14 năm.



Bài ca này nghe rất hay. Bài hát này chắc chắn đã được sáng tác sau 1975. Tôi nghĩ rằng bài ca mới được phổ biên qua một băng cát xét năm 1995 gì đó của Chế Thanh và Thạch Thảo hát. Năm 1995 cũng là lần duy nhất tôi đi xe đò từ Bến Xe Miền Tây.

Mạnh Quỳnh hát bài này êm ái và mùi hơn đôi Chế Thanh, Thạch Thảo.



Câu chuyện bài ca này hay. Tôi thì thấy thích hơn nếu hai người tìm lại nhau được trăm năm với nhau, nhưng tôi nghĩ rằng thẩm mỹ xứ Việt đòi hỏi một cuộc tình dang dở. Hình ảnh "Xe lướt nhanh trên đường, xa mờ ruộng nương, cây xanh rợp che muôn hướng" rất gây ấn tượng, miêu tả rất đúng với sự thật và tâm trạng người kể chuyện. Cảnh trong ca từ thay đổi lúc về sông Hậu Giang - "sông nước như thở than" cũng đúng tâm trạng. Tất nhiên phải có các chùm từ "sang ngang," "lên xe hoa," "bỏ bến."

Lúc hát "Lòng đầy bâng khuâng" trên video Mạnh Quỳnh đi qua một cầu khổng lộ. Hồi xưa khi ca khúc ra đời thì xe đò thì phải đi qua phà. Cũng có thể ý của video cũng là hối tiếc một thời xưa đơn giản (phương tiện đi êm đềm, thơ mộng hơn) cùng với một mối tình xưa không thành.

Bài ca này rất "đậm đà bản sắc" không hiểu tại không được giải thưởng và tác giả không được huân chương?

1 tháng 1, 2010

Phôi pha (Wear and Tear) - Trịnh Công Sơn (1960)

Ôm lòng đêm nhìn vầng trăng mới về nhớ chân giang hồ
At night I clasp my heart, watch the moon's return, remember those wandering feet
Ôi phù du từng tuổi xuân đã già một ngày kia đến bờ
How fleeting, each vernal anniversary has aged a day over on that side
Đời người như gió qua
Man's life is like a passing wind

Không còn ai
There's no one left,
Đường về ôi quá dài
The road back, oh, it's too long
Những đêm xa người
On those nights far from him / her
Chén rượu cay một đời tôi uống hoài
Bitter glasses of wine, in one life I drink them continuously
Trả lại từng tin vui cho nhân gian chờ đợi
Giving back good news to a waiting humanity

Về ngồi trong những ngày
Returning, seated those days
Nhìn từng hôm nắng ngời
Watching each radiant, sunny day,
Nhìn từng khi mưa bay
Watching as the rain flies
Có những ai xa đời quay về lại về lại nơi cuối trời làm mây trôi
There are those who go far from life to return, return to the sky's end making drifting clouds

Thôi về đi
So, return
Đường trần đâu có gì
This mortal way isn't much
Tóc xanh mấy mùa
Dark hair lasts but a few seasons
Có nhiều khi
Many times
Từ vườn khuya bước về
From midnight's garden steps return
Bàn chân ai rất nhẹ tựa hồn những năm xưa.
Someone's feet rest very lightly upon the soul of years long past


Bài ca này xuất hiện sớm trong sự nghiệp sáng tác ca khúc của Trịnh Công Sơn, lúc ông 21 tuổi gì đó. Phong cách ca từ "Phôi pha" hơi "tiền chiến" - "nhìn vầng trăng mới về nhớ chân giang hồ" hay "Những đêm xa người / Chén rượu cay." Nhưng có đủ chất Trịnh Công Sơn, nhất là mặt triết lý. Nhìn đơn giản bài ca này là về một tình nhân nhắc nhớ một tình nhân đi xa - "giang hồ." Còn nữa bài ca này viết về thời gian đang trôi xa khuất. Rồi đoạn thời gian ấy rất "phù du" - "Đời người như gió qua." Rồi đến cao điểm của ca khúc với câu: "Có những ai xa đời quay về lại về lại nơi cuối trời làm mây trôi." Bài ca nói đến biên giới mong manh giữa sự sống và sự chết.

Năm 1996 thì Trịnh Công Sơn có viết: "Người ở lại bao giờ cũng nhớ thương một hình bóng mình đã mất. Khó mà quên nhanh, khó mà xóa đi trong lòng một nỗi ngậm ngùi." Bài ca này có hai đường - "đường về" thì dài, "đường trần" thì "đâu có gì." Đâu có gì nghĩa là không đáng lo, là muốn an ủi người đang trong "nỗi ngậm ngùi."

Cái hình ảnh tôi thích nhất trong bài ca này là câu cuối: "Bàn chân ai rất nhẹ tựa hồn những năm xưa." Câu này khó giải thích, nhưng hình như bước chân người đi, người không đến cũng là một niềm an ủi, cũng thuộc về những năm tháng bay qua.

Tôi thấy bài ca có những ca từ / hình tượng khá tương tự với bà "Phúc âm buồn." Cả hai bài đều có những hình ảnh "nhìn" và "ngồi" nghĩa là cả hai bài là về người đợi và quan sát.Cấu trúc "Phôi pha" thì không phức tạp lắm - A' - A'' - B - A''' - các đoạn đều 8 ô nhịp. Nhưng trong các đoạn thì cấu trúc không bình thường là chia ra các phần 3+3+2 ô nhịp (không đều như 4+4 chẳng hạn).

Các bài hát của Trịnh Công Sơn sử dụng đến những mô-típ tiết tấu rõ nét. Trong "Phôi pha" thì có bai nốt A-E-A (hai nốt kép rồi nốt đen có chấm) và có các chụm nốt hai nốt kép móc và hai nốt kép rồi một nốt đen có chấm (năm từ "nhìn vầng trăng mới về" hay "từng tuổi xuân đã già" chẳng hạn). Lúc đầu tiên thu bài ca này Khánh Ly hát tiết tấu này khá đúng (nghe sau đây):

Hiện nay mọi người đều hát không đúng tiết tấu - thay vì hát "nhìn vầng trăng mới về" họ hát "nhìn vầng trăng mới về." Tôi nghe Khánh Ly sau 1975, Cẩm Vân và Đàm Vĩnh Hưng đều hát tiết tấu này thành có nốt triplet (ba nốt đều trong một nhịp).