28 tháng 12, 2016

Người trong tấm ảnh la ai? (1976)


Xin giới thiệu với bạn đọc 6 cô gái ở quận 1 Sài Gòn vừa chụp ảnh này. Các cô không xinh nhưng cũng không xấu lắm, phải không? Thấy đồng bào mới đến thành phố còn bỡ ngơ hay bộ đội ta chưa quen thuộc đường đi lối lại, các "cô" đã chủ động gặp gớ, niềm nở hướng dẫn, có khi lại dùng xe Hon-đa đèo giúp đi một cách quãng xa. Nhưng ...

Chú ý, chú ý! "cô" ấy không phải là gái đâu mà là 6 tên lưu manh để tóc dài, bơm da ngực cho phồng, mặc quần áo giả làm con gái, thường lân la làm quen với đồng bào và các chiến sĩ ta để lừa đảo cướp giật trắng trợn.



nguồn: Giải phóng #172 (10 tháng 2 1976), tr. 4.

Viên ngọc viễn đông dễ sợ ghê! Các chú bộ đội chất phác vào thành phố khủng khiếp này từng bị thực dân và đế quốc cai trị sẽ dễ lâm vào các khoe manh không thể tưởng tượng đến.  Mai mà có các tờ báo mạnh dạn chụp ảnh lên báo các tên lưu manh mà làm lôn xôn tình cảm của các chú bộ đội.  Tại sao chỉ chụp ảnh nhưng không bắt vào tù?

Chú ý, chú ý!  Nếu có hiện tượng như thế hiện nay thì gọi là fake-news - thông tin giả mạo.  "Người trong tấm ảnh là ai?" Tại sao các nhà báo và lực lượng an ninh không biết?  Đây là một bài báo có mục địch gây sốc.  Bài báo này cũng có ý lên án chế độ xã hội cũ.

26 tháng 12, 2016

Musique 11e Régiment d'Infanterie de Marine (1890)


Musique
----
11e Régiment d'Infanterie de Marine.

Cercle de Mm. les officiers de 5 h. 1/2 a 6 h. 1/2.

Programme du 30 octobre 1890

1e - Le Brillant (Allegro) - Gustner.
2o - Les Bords de la Saône (Ouverture) - Bléger.
3o - Simple fleur (Valse) - Mullot.
4o - Le Voyage en Chine (Fantaisie) - Bazin.
5o - En Tramway (Polka) - Corbin.

Le Chef de Musique
E. Nicaise.

Âm nhạc
----
Trung đoàn 11 Bộ Binh Hải Quân

Hội các Ông sĩ quán lúc 5 giờ rưỡi đến 6 giờ rưỡi

Chương trình ngày 30 tháng 10 1890

Thứ 1 - Sự rực rỡ (Allegro) - Gustner
Thứ 2 - Bên bờ sông Saône (Khúc dạo đầu) - Michel Bléger
Thứ 3 - Hoa thơ (valse) - Émile Mullot
Thứ 4 - Chuyến đi Trung Hoa (Khúc phóng túng) - François Bazin
Thứ 5 - Đàng xe ngựa (Polka) - Albert Corbin

nguồn: Le Courrier de Saigon (30 octobre 1890), tr. 4.


Đây là nhạc ở Việt Nam, không phải là nhạc Việt Nam.  Người Tây ở Sài Gòn cuối thế kỷ 19 chắc có ít điều kiện nghe nhạc cho giải trí.  Vậy có một dàn nhạc fanfare biểu diễn là một sự kiện đáng mừng.  Nhạc trong chương trình này phải gọi là ban cổ điển - có chất vừa nghiêm trang vừa vua tươi.

Chương trình này được trình diễn ở Cercle des officier một tòa nhà vẫn còn ở Sài Gòn.  Hiện nay nhà này là Ủy ban Nhân dân Quận 1 ở 47 đường Lê Duẩn - xem Tim Doling, "Old Saigon Building of the Week - Former Cercle des Officiers, 1876."  Nhạc quân đội đã làm ảnh hưởng lớn với nền nhạc Việt thế kỷ 20.  Nhiều nhạc sĩ được đào tạo bởi các dàn nhạc này.  Nhịp hành khúc của phong cách nhạc này cũng thành rất phổ thông.

Thật ra các nhạc sĩ được biểu diễn trong chương trình này không còn được nhắc đến mấy.  Thế kỷ 19 François Bazin cũng được nổi tiếng sáng tác nhiều nhạc kịch opera.  Michel Bléger đã soạn một số khúc luyện các nhạc công tập thổi kèn đồng.

nguồn: Virtual Saigon

Bia nhạc En Tramway (1883), nguồn: Gallica


22 tháng 12, 2016

Trong nhà chiếu bóng (At The Cinema) (1939)

-- Họ làm gì thế nhỉ?
-- Ho mớm cơm cho nhau chứ quái gì.

What are they doing?
They're feeding each other, what else.

nguồn: Ngày Nay #178 (19 septembre 1939), tr. 5.


Các tranh Lý Toét, Xã Xệ luôn giễu phe lối thời của xã hội. Nhưng ở đằng sau có một thực tế không hẳn là hiển nhiên.  Các phim quay ở Việt Nam lúc bấy được sản xuất ở các nước phương tây và phô diễn những tực lệ và phong hóa rất khác với đời thường của mình. Kể cả ở phương tây nhiều người trẻ được học về việc van vẽ qua phim ảnh. Xem hai người hôn nhau nồng nàn hiện nay là một chuyện bình thường.

Thời xưa thì chắc là người Việt hiếm thấy đối xử với nhau như thế.  Và trong một thời không xưa lắm thì hai người tình bị cấm làm như thế - xem b̀log này ngày hôm qua có cặp nam nữ trẻ vách súng lưỡi lê đứng cạnh nhau mà không nhìn nhau.  Vậy tranh năm 1939 này rất táo bạo.

21 tháng 12, 2016

Mày đến, chúng tao bắn! (If You Suckers Come, We'll Shoot) (1967)

nguồn: Cờ Giải Phóng (15 tháng 1 1967), bia.

Trên đường chiến thắng nở hoa

On victory's road flowers bloom

nguồn: Cờ Giải Phóng (tháng 2 1967), bia.

18 tháng 12, 2016

Cũng đúng luật (Also Following The Law) - Tô Tử [Tô Ngọc Vân] (1940)

 [tiếng kèn]
 Đội xếp:
-- Quá 10 giờ đêm, không được chơi âm nhạc làm ồn thành phố sẽ phải phạt!
Nhạc sĩ:
-- Đây kia người ta cũng chiên trống, đàn địch cả đêm, ông không cấm thì ông cũng không cấm được chúng tôi!
[nhạc sĩ đốt hương]
Đội xếp:
-- Người ta cúng lễ, theo luật, có quyền làm như thế đến hết đêm cũng được!

nguồn: Ngày Nay #221 (17 tháng 8 1940), tr. 17.

Nhạc để nghe, để giải trí khác với nhạc lễ cho tín ngưỡng.

17 tháng 12, 2016

Lutherie Artistique (Nghề làm đàn nghệ thuật) (1943)

Lutherie
Artistique

Duong-thiêu-Tuoc
57 Rue du Chanvre Hanoi
Adr. Tél Dutuoc - Hanoi

đàn: kêu, đẹp, bền

nguồn: Tiểu thuyết Thứ bảy # 475 (28 Tháng 8 1943), 32.


Nhạc sĩ Dương Thiệu Tước đã có cửa hàng bán đàn ở phố Hàng Gai.  Chắc ông cũng có một xưởng sản xuất đàn - chủ yếu là đàn ghi ta.





12 tháng 12, 2016

Chim sẻ tóc xù (Sparrow with ruffled feathers) - Trần Tiến (1987?)

Ðược tin bà chị hay buồn của em
Getting news of your often sad sister
Ðược tin những người không còn tình yêu
Getting news of those no longer in love
Cuộc đời mà lại xót xa
Life is painful
Thì sao cây táo nở hoa
So why does the apple tree blossom
Thì sao giếng nước trong veo
So why is well water so limpid
Sao con đường me xanh đến thế
Why is the street lined with tamarind trees so green
Sao anh lại yêu em đến thế
Why do I love you so much
Ôi con chim sẽ tóc xù của anh
Oh my sparrow with bristled feathers

Ðược tin bà chị hay ngồi thở dài
Getting news that your sister sits sighing
Ðược tin những người không còn mê say
Getting news of those who've lost their passion
Cuộc đời mà lại đắng cay
Life is so often bitter
Thì sao ông lão ở nhà bên
So, why does the old man next door
Còn làm thơ ngắm hoa phượng lên
Still make poetry when the phoenix flower rises
Sao em khờ vậy hỡi cô hàng xóm
Why are you so silly, neighbor girl
Sao thiếu phụ buồn như hoa trinh nữ
Why is the young bride sad like the shy mimosa flower
Em ơi cuộc đời vẫn đẹp làm sao
Oh girl, life is still so beautiful

Ðược tin em nhé đừng nghe
Getting that news dear, don't listen
Mà nghe em nhé đừng tin
And if you listen dear, don't believe


Trong những năm 1970 Trần Tiến chơi rất thân với Lưu Quang Vũ.  Khi soạn bài ca "Chim sẻ tóc tù" Trần Tiến lấy cảm hứng từ bài thơ "Phố ta" của Lưu Quang Vũ.

Thực ra bài "Phố ta" không đề cập đến tình yêu.  Thông điệp chính của "Phố ta" là "Nếu cuộc đời này toàn chuyện xấu xa / Tại sao cây táo lại nở hoa / Sao rãnh nước trong veo đến thế?" Đừng bị ám ảnh bởi những việc linh tinh của kẻ khác kể lại.  Bài ca của Trần Tiến mà cũng lấy hai hình ảnh quả táo và nước trong gần như có chung một thông điệp.

Nhân vật của bài thơ được nhập vào một vũ trụ sinh động đầy màu sắc của sức sống.  Tình cảm giữa nhà thơ với chim sẻ rất giản dị.

Nghe Trần Tiến ca "Chim sẻ tóc xù" ở đây.

10 tháng 12, 2016

Dế mèn (House Cricket) - Bước tường (2004?)

Trời vén mây nhìn xuống, gió hắt cơn mưa phùn
Đành tiễn đưa chàng Dế, dù một thời buồn phiền chưa nguôi
Làn gió man mác đàn kiến chập trùng, chập trùng
Tiễn đưa dế mèn sang bên kia thế gian

Heavens look down from above, light winds blow, drizzling rain
We must bid farewell to Cricket, though once there was sadness unassuaged
Vague breezes, ants accumulate in greater numbers
Bid farewell to the house Cricket on the other side

Thời Dế non hợm hĩnh, thích rong chơi phiêu bạt
Cậy sức đôi càng to, chẳng coi ai xung quanh ra sao
Nào ai khuyên răn Dế cùng gật gù, nhưng rồi:
Nước đổ lá khoai, nước đổ lá khoai

Once young Cricket was arrogant, liked to wander like a vagabond
Relied on the strength of pair of jumping legs, didn't think anything of those around him
Whenever someone cautioned him Cricket nodded his head, but it was
Like water off a duck's back, like water off a duck's back

Thời Dế non háu đá, có muốn ai hơn mình
Nào biết đâu Trời cao, phận “Cạn tầu ráo máng”
Thì thôi Dế ơi cũng đã cạn rồi một thời
Thứ tha cuối cùng tiễn đưa cuối cùng

When young Cricket bucked wildly, wanting no one to be better than him
Who knew Heaven above, fates the "ungrateful to burn bridges"
Then stop it Cricket, you've burned it once
Your final forgiveness is your final farewell

Muôn loài rộng lượng tiễn đưa chàng Dế
Sinh thời “bướng mệnh” càng to hiếu chiến
Tha lỗi lầm xưa nào đâu khó nhọc
Nhỏ giọt nước mắt tiễn đưa thôi khép lại

All of creation magnanimously bids farewell to the Cricket lad
In his time a "stubborn lot" big jumping legs that loved to fight
Forgiving the mistakes of long ago is not so hard
Tiny teardrops bid farewell, stop and close your eyes


Truyện ngụ ngôn.  Dế mèn là dế được nuôi, được chiều.  Được nuôi để chiến, để đánh như đấu sĩ. Với "đôi càng to" thì có dáng oai nghi.  Nhưng biết mình to khỏe, hùng vĩ thì sao mà không "hợm hĩnh."

Nhưng dế mèn này đánh một cách vô kỷ luật, chưa trưởng thành.  Con dế này "bướng" vậy bị "cạn." Thanh niên có sức khỏe, song thanh niên thiếu trí tuệ.  Lớn lên, dù mình trẻ và khỏe, thiếu ý chí thì mình dễ bị đánh thắng.

"Trời vén mây nhìn xuống."  Nghĩa là trời có mặt, trời không thờ ơ.  Trong vũ trụ có chân lý.  Có phạm là bị phạt. Nhưng mặc dù phản bối luật trời, "muôn loài rộng lượng tiễn đưa chàng Dế."  Trời nghiêm chỉnh và trời khoan dung. Ở giữa các phiên khúc có những đoạn nhạc không lời cũng góp phần kể chuyện này.

4 tháng 12, 2016

trích Tam Quốc tân thời diễn nghĩa (1935)


Một chốc tiệc tan, mở cuộc khiêu vũ, Lã-Bố ôm Điêu-Thuyền nhảy theo điệu Fox-trott lấy làm khinh khoái vô cùng.
Khiêu vũ xong, Điêu Thuyền lại ngồi xuống trước cây đàn piano, vừa đánh vừa lên tiếng hát theo điệu "J'ai deux amours":

Giò này giò nóng,
Ai có mua thì xin cứ
Bỏ một hào ra.
Ai muốn mua thì mua...


Lã-Bố mê mẩn tâm thần, đứng bên dùng dằng một hồi rồi ...

nguồn: Phong Hóa 133 (18 tháng 1 1935), 3.

Phương Đông gặp phương Tây có dễ đâu! Nói cho đúng hơn văn hóa Trung Quốc gặp văn hóa Pháp.  Hay nói một cách khac bệnh dịch cải lương gặp bệnh dịch khiêu vũ.  Hay gái tân thời gặp trai lỗi thời?

Thường lệ thì trai mặc âu phục và gái thì mặc quốc phục.  Ở đây cô Điêu Thuyền mặc quần áo Việt theo mốt.

"J'ai deux amours" là một bài ca Pháp được thịnh hành từ năm 1930.  Phạm Duy đã từng nhắc rằng Phong Hóa đã in những lời Việt hóm hỉnh ở trên.  Năm 1941 Vũ Bằng cũng dẫn những lời ca tiếng Việt ở trên.  Ông viết về một buổi hát cải lương:
[C]húng tôi xin chịu cả cái lối hát gì mà Bàng Quý Phi mặc quần áo đầm, chiếu projecteur tây, lại cầm cái quạt lông Anh, nói tiếng ta, diễn sự tích Tàu mà lại cho vào một điệu “con chó xồm cắn con chó lài, gầu gấu gấu gầu” trong khi vua Tống Nhân Tôn mặc áo long bào, đi giầy tây trắng ca một bài − tôi không nói đùa − một bài theo điệu “giò này giò nóng, ai muốn mua thì xin cứ ứ ứ ứ!” Để xin “vởi mẩu hẩu” (sic) cho Bàng Quý Phi thoát tội tam ban triều điển… Thực là trào phúng, thực là mỉa mai cho nghề hát!
Tôi phải tự hỏi Vũ Bằng có chứng kiến cảnh ở trên?  Hay chỉ nghe nói?  Vì cảnh ấy cũng na ná giống như cảnh "Tâm Quốc tân thời diễn nghĩa" trên trang Phong Hóa.  Đây là như chủ nghĩa dada của nghệ thuật hiện đại.  Thực ra đông và tây mới gặp nhau thì cũng khó phù hợp, nhưng cũng thú vị và mới lạ.