29 tháng 1, 2016

tiệm sách Mõ Làng

nguồn: Google Streetview tháng 5 2013

Từ khi tôi đến Cựu Kim Sơn cách đây hơn 25 năm đã có một tiệm sách nhỏ nho Mõ Làng ở 774 đường Geary.  Lúc đâu tôi chưa biết tiếng và chỉ ngó vào để xem.  Có lẽ tôi đã mua một băng cát xét dù không biết gì cả về băng cát xét ấy.  Chắc nhân viên tiệm sách này đã cho tôi biết đến lớp học dạy tiếng Việt đầu tiên mà tôi đến dự năm 1994.  Khi vốn tiếng Việt của tôi đang phát triển tôi cứ đến tiệm Mõ Làng để tập nói và cũng thỉnh thoảng mua sách.

Tôi đã mua ba quyển Hồi Ký của Phạm Duy ở tiệm đó.  Một điều đặc biệt là văn hóa xuất bản sách của công động Việt Nam ở hải ngoại.  Suốt lịch sử nước Việt các tác giả bị hạn chế vì luật kiểm duyệt.  Ở Mỹ luật kiểm duật không có.  Ai muốn xuất bản một quyển sách thì tha hồ xuất bản.

Một nhược điểm của chế độ xuất bản này là các sách ít khi đi qua một nhà biên tạp biết ôn lại văn chương của từng tác giả cho gọn, cho đẹp, cho đúng.  Gần như các quyển sách xuất bản của công động Việt hải ngoại rất cần đến một nhà biên tạp - kể cả các quyển Hồi Ký của Phạm Duy (dù có các quyển có giá trị lịch sử rất cao).  Nhưng có một ưu điểm lớn lắm là trăm hoa thực sự được nở.  Có bao nhiêu sách là hồi ký của các người chứng kiến các trại cải tạo, có hồi ký về thắng lợi và thất bại của quân lực Việt Nam Cộng Hòa.  Và cũng có sách về văn hóa Việt, thí dụ các sách của Võ Phiến.  Còn rất nhiều văn chương tiền chiến và của miền nam trước 1975 được tái bản ở hải ngoại.  Tôi được tìm đến thơ của Tản Đà ở tiệm này.

Nhưng có một điều - chủ nhân của tiệm Mõ Làng là một người quyết liệt chống Cộng.  Quan niệm này cũng hợp với thái độ của công động người Việt hải ngoại lúc bấy giờ.  Rất lâu năm tiệm Mõ Làng không bán sách nào cả xuất bản ở Việt Nam.

Hôm nay tôi viết về tiệm sách Mõ Làng vì tiệm này không còn nữa.  Thực sự trong những năm gần đây tôi được thấy rằng tiệm này ế khách.  Họ cũng được kiếm sống bằng một tuần báo có nhiều quảng cáo và rao vặt thì tôi cứ tưởng là một tiệm sách ế sẽ không thành vấn đề.  Nói chung tiệm sách nào ở Mỹ cũng khó có đất sống.  Nhất là một tiệm toàn hàng cũ kỹ.  Nhưng biết rằng thành phố của tôi có một tiệm sách tiếng Việt là một niềm an ủi cho tôi.  Thôi - hết rồi đây.

Tiệm Mõ Làng năm 2008
Tiệm Mõ Làng tháng 8 2015

26 tháng 1, 2016

Young Warrior (Chiến sĩ bé thơ) - 1974

nguồn: The Bridgeport Telegram 8 tháng 1 1974, tr. 1

Đây là một tấm ảnh của thông tân xã Associated Press cung cấp cho rất nhiều tờ báo địa phương ở Mỹ mà xuất hiện trên trang một của nhiều nhật báo Mỹ chung một ngày. (thí dụ các nhật báo như Joplin Globe, Deleware County Daily Times, Portsmouth Herald, San Antonio Express, Uniontown Morning Herald, Winchester Evening Star, Appleton Post Crescent, Abilene Reporter News v.v....
Young Warrior - A Vietnamese youngster wears a cardboard headdress while hitching a ride on his brother's back.  Both attended an outdoor rock music festival in Saigon where the cardboard hats were on sale. [Chiến sĩ bé thơ - Một đứa bé Việt Nam đội nón giấy bồi khi đang được cưỡi len lưng anh trai.  Hai đứa đến dự một đại hội nhạc rock ngoài trời ở Sài Gòn nơi mà cho bán các nón bằng giấy bồi]
Tấm ảnh chứng minh rằng từng có một đại hội nhạc trẻ ở Sài Gòn trong những ngày đầu năm 1974.  Một điều nữa là một nhà nghiệp ảnh làm việc cho Thông Tân Xã AP đến dự.  Rất tiếc là không có bài báo nói về không khí và âm nhạc ở Đại Hội ấy.  Một điều nữa là nếu có đứa trẻ đến nghe thì hình như Đại Hội Nhạc Trẻ là một sinh hoạt cũng lành mạnh.

Về độc giả Mỹ - mặc dù lính đã được rút về quê, người Mỹ (hay dư luận Mỹ) vẫn quan tâm đến Việt Nam.  Có phải hình ảnh "young warrior" này cũng gây ấn tượng cho các nhà biên tạp tờ báo vì lúc bấy giờ vẫn còn một cuộc nội chiến ở Việt Nam.  Có phải họ tự hỏi chiến sĩ nón giấy bồi này sẽ lớn lên thành một chiến sĩ thật?



20 tháng 1, 2016

Kho tàng của chúng ta (Our Treasure) - Nguyễn Trung Cang (1973?)

Surf

Tôi chia em 
I'll share with you, brother
Trọn kho tàng
All my treasure
Tôi chia anh 
I'll share with you, older brother
Trọn kho tàng.
All my treasure.
Niềm quý mến nhau là xâu chuỗi mầu
Our mutual esteem is the threading of a colored bracelet
Buồng tim yêu thương là châu báu
Our loving heart's chamber is a precious jewel

Kim cương đây là môi cười
The diamonds here are smiling lips
Tôi xin chia phần cho người
I wish to give some to anyone
Từng ánh mắt vui
Every shining, gleeful eye
Từng câu ấm lòng từng câu yêu thương hằn trên môi
Every heart-warming word, every loving phrase traced up your lips

ĐK:
Ta sẽ chia kho tàng
We'll share the treasure
Tình yêu cho anh em cùng dòng máu.
The love of brothers of the same blood.
Ta sẽ chia kho tàng tình thương cho khắp quê hương.
We'll share this loving treasure throughout our homeland.


Tôi xin mua lại căm thù
I would like to buy back the hatred
Tôi xin mua lại lao tù
I would like to buy back the prison
Bằng những cánh hoa cài trên áo người
With flowers pinned on anyone's blouse
Bằng đôi tay non còn rướm máu.
With hands still moist with blood.

Tôi dâng anh vạn chân tình.
I offer you countless feelings of sincerity
Tôi dâng em
I offer you, little brother
Trọn tim người
All of anyone's heart
Đời sống sẽ vui dù ta có nghèo.
Life will be happy even though we're poor.
Người vui ta cùng vui theo.
If anybody's happy then I'm happy too.


Bài ca này có 5 đại từ / 5 nhân vật là tôi, em, anh, ta và người.  Tôi là người hát, người sáng tác. Hình như anh và em là anh em trai khái quát hóa chung một dòng máu với cái tôi.  Ta là chúng ta, là tôi, em, và anh chung một dòng máu.

Người là ai?  Người thì được sự quý mến của tôi, anh và em.  Người được chia phần, được cài cánh hoa trên áo, được dâng trọn tìm người.  Người được vui chúng ta được vui theo.  Người có phải là người yêu, hay có phải là toàn đồng bào người Việt?

Đây là thêm một bài ca có cuộc nội chiến người Việt giết người Việt.  Nguyễn Trung Cang muốn mỗi anh em (chắc là tất cả thanh niên) Việt Nam được thành chung một "xâu chuỗi mầu," "niềm yêu thương" chung thành "ngọc báu."  Bài ca này diễn tả một lý tưởng cao cả, một mỗi "tình yêu cho anh em cùng dòng máu" là kho tàng được chia cho mỗi người Việt, cho khắp que hương.

Việc trao đổi cái ác ("mua lại căm thù" và "mua lại lao tù") với cái thiện ("những cánh hoa cài trên áo trên áo người") là một hình ảnh hay.  Hình ảnh này thành sâu xa hơn khi việc trao đổi được làm "bằng đôi tay non còn rướm máu."  Tay non là tay của tuổi trẻ, tuổi thanh niên.  Thời chiến thì tay của nhiều thanh niên bị rớm máu, hay không thực sự bị như vậy thì cảm thấy vậy vì nghĩ rằng mình chưa làm đủ để ngăn cản việc máu dân Việt bị đổ.

Tình anh em, tình bạn phải dễ dàng, phải đơn giản chứ?  Với "vạn chân tình," với trọn tim thì mỗi người sẽ xây một xã hội hòa bình, sẽ xây một niềm vui chung.  Ý đẹp này đầy lý tưởng cũng rất ngây thơ.  Nhưng tại sao không cố gắng thể hiện cái lý tưởng này bằng một bài ca?

12 tháng 1, 2016

Huyền thoại người con gái (Legend of a Girl) - Lê Hựu Hà (1973?)

Loài ngọc đá mang tên em đã hơn mấy mùa gọt đau từng phiến
A kind of gem with your name more than a few seasons painfully carved, each slab
Loài hoa trắng mang môi em đã hơn mấy lần ủ nhụy hương đêm
A kind of white flower with your lips more than a few times covered its stamen with night fragrance
Loài rêu biếc mang mắt em đã hơn mấy lần phiêu du dòng nước
A kind of green moss with your eyes more than a times drifted in the current
Loài sen trắng mang tay em về trên vóc ngà rừng sâu không tên
A kind of white lotus holding your eyes came to an ivory jungle brocade with no name

Ðêm lắng sầu sương xuống đọng hàng cây khô bao kiếp cuối đầu
A sad, silent evening, mist falling on rows of dried out trees for so many births, beginning, ending
Ðôi mắt buồn nghe dỗi hờn, hồn lạc về đâu, đời lạc về đâu?
A pair of sad eyes in a pout, soul lost somewhere, life lost somewhere?

Loài tuyết trắng trong tim em từ lâu vẫn còn ngủ yên trìu mến
A kind of white snow in your heart for a long time has affectionately slumbered in peace
Loài mây trắng mang tóc em về trên chín tầng gọi nhau gió lên
A kind of white cloud with your hair back upon nine levels calling together for the wind to rise
Loài ngư nữ mang thân em ngủ yên giấc nồng trong câu hát thiên thần
A mermaid with your body dreams a passionate dream singing in an angel's voice
Loài chim trắng mang chân em về nơi suối cạn biển khô không tên
A kind of bird with your feet returns to a nameless dried out stream, a drained ocean.


nguồn: Lê Hựu Hà, "Huyền thọai người con gái" (Sài Gòn: Tác Giả, 1973).


Bài ca "Huyền thoại người con gái" là bài hát trước 1975 đầu tiên của Lê Hựu Hà được phép phổ biến sau 1975.  Ngày 8 tháng 10 1991 bài ca được cấp phép.  Theo báo Nhân Dân (28 tháng 5 1992) thì bài ca này được Đoàn Ca Múa Nhạc Nhẹ Sao Biển biểu diễn.  Như thế là tiến bộ chứ.

Từ huyền thoại được định nghĩa là "câu chuyện huyễn hoặc, kì lạ, hoàn toàn do tưởng tượng" Từ điển tiếng Việt (Nxb Khoa học Xã hội; Trung tâm Từ điển học, 1994).  Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam (tập 2 Nxb Từ điển Bách khoa, 2002) thì huyền thoại là "chuyện huyễn hoặc, thần bí, do trí tưởng tượng hư cấu.  HT thường kể về các vị thần linh, các nhân vật siêu phàm, những hành động kì vĩ, gắn ít nhiều với lịch sử, phần lớn không có cơ sở thực tế."

Oxford English Dictionary định nghĩa chữ "myth" một cách cũng tương tự "A traditional story, typically involving supernatural beings or forces" [Một câu chuyện truyền thống, tiêu biểu có các nhân vật hay lực tác dụng siêu tự nhiên].

Kể chuyện huyền thoại cũng là cách ca tụng một người.  Một con gái siêu tự nhiên.  Oxford English Dictionary cũng định nghĩa "myth" là "A person or thing held in awe or generally referred to with near reverential admiration on the basis of popularly repeated stories (whether real or fictitious) [Một con người hoặc đồ vật được kinh sợ hay thường được nhắc đến với gần như sự thuyết phục tôn kính nhờ các câu chuyện phổ thông được nhiều lần nhắc lại (dù thực hay hư)].  Hay "myth" là  "A popular conception of a person or thing which exaggerates or idealizes the truth" [Một quan niệm phổ thông về một con người hoặc một đồ vật mà phóng đại hay lý tượng hóa cái sự thật].

Cô con gái này được thuyết phục tôn kính và cũng được phóng đại vày lý tượng hóa.  Màu chính là trắng, màu trắng tinh khôi.  Con gái này được so sánh với nhiều thứ đẹp của thiên nhiên.  Ngọc đá, hoa, rêu biếc, sen, tuyết, mây, chim.  Chỉ có ngọc đá được lâu dài nhưng con gái ngọc đá này bị gọt đau.  Các thứ khác không được lâu bền, nhưng được về liên tục vào đúng lúc.  Hoa trắng trong hương đêm, rêu biếc trong dòng nước, mây trắng lúc gió lên.  Chỉ có một thứ đẹp chỉ thực sự thuộc về huyền thoại là ngư nữ.  (Tôi cứ nghĩ rằng ngư nữ là mỹ nhân ngư, nhưng có lẽ chỉ là con cá cái?).

Hồn cô bị lạc, đời cô bị lạc thì rất đáng thương.  Là cô con gái tuyệt đẹp về mỗi mặt chắc được càng đẹp nhờ "đôi mắt buồn nghe dỗi hờn."  

Khi mới viết bài này tôi cũng không chắc chắn về nghĩa của từ huyền thoại.  Trong đầu là myth, nhưng khi dịch tên bài hát của Lê Hựu Hà tôi chọn legend vì thích hợp hơn ở đây.

Theo Oxford English Dictionary thì legend vốn là "The story of the life of a Saint" [Chuyện của đời một vị thánh].  Ca ngợi con người trần gian như thế thì cũng quá đáng.  Legend cũng được định nghĩa là "An unauthentic or non-historical story, esp. one handed down by tradition from early times and popularly regarded as historical" [Một câu chuyện không xác thực hay phản lịch sử, nhất là một câu chuyện trao theo truyền thống từ hồi xưa mà được coi như có tính lịch sử].  Định nghĩa như thế cũng gần như chữ myth.

Hình như huyền thoại có nghĩa nằm giữa ý nghĩa của cả hai từ myth và legend của tiếng Anh.

8 tháng 1, 2016

Trích tham luận của Ns. Hoàng Hiệp, tháng 9 năm 2001

Âm nhạc sử dụng âm thanh làm ngôn ngữ. Ngôn ngữ âm thanh có người cho là trừu tượng, có người lại cho là cụ thể. Thật vậy, một âm hình tiết tấu lập đi lập lại, một quãng kết ở giai điệu riêng biệt cũng có thể là đặc trưng âm nhạc của dân tộc. Ngoài ra, còn là thói quen sử dụng thang âm điệu thức hay cách chuyển đổi các điệu thức cũng tạo ra màu sắc dân tộc.

Và như mọi người đều biết, tính dân tộc trong âm nhạc mang đậm tâm hồn, tính cách, lối tư duy đặc trưng của mỗi dân tộc. Điều đó khiến cho nó không lẫn lộn với một đất nước dân tộc nào khác. Nghe nhạc Trung Quốc ta nhận ra ngay là của dân tộc Trung Hoa, nhạc Nga, Ấn Độ hay Ả rập cũng thế. Cũng giống như dân ca Việt Nam, là của riêng người Việt Nam, thậm chí chúng còn mang màu sắc riêng biệt của từng dân tộc trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam.

Tính dân tộc là các gốc của mỗi nền âm nhạc dân tộc. Gốc có vững thì cây mới phát triển vững vàng và đơm hoa kết trái. Tính dân tộc trong âm nhạc là cái hồn, là tâm linh của mỗi đất nước, mỗi dân tộc. Vì thế, ta không được phép chao đảo, ngả nghiêng trước mọi trận cuồng phong âm nhạc bất kỳ từ đâu kéo đến.

Trong thời đại hiện nay, thời đại mà đất nước ta đang hội nhập với thế giới, thời đại của sự bùng nổ thông tin chưa từng có trong lịch sử nhân loại. Ai muốn nghe gì thì nghe, không có một rào cản nào hết. Thì trách nhiệm bảo tồn bản sắc dân tộc trong ca khúc Việt Nam nặng nề hơn bao giờ hết, đang đặt lên đôi vai của giới âm nhạc chúng ta, mà trước hết là những người sáng tác.

Trích tham luận của Ns. Hoàng Hiệp, tháng 9 năm 2001

nguồn: Facebook Nhạc sỹ Hoàng Hiệp May 7, 2013

Music uses sound to make a language.  A sound language is called abstract by some, others say that it's concrete.  As a matter of fact, a repeating rhythmic figure, the final interval of an individual melody can be a musical feature of a nation.  Additionally, the habits of using a scales and modes or the manner of changing modes can also create a national color.

And as everybody knows, the national character in music carries a rich soul, style, manner of thinking that is characteristic of every nation.  This is what causes it not to be confused with a different country or nation.  Listening to Chinese music we know right away that it belongs to the people of China.  Russian music, Indian or Arabian are also like that.  Just as Vietnamese folksongs belong to the Vietnamese, they even have individual colors of the nations inside of the Vietnamese community of nations.

The national character is the root of every national music.  If the roots are firm then the plant will stably develop fill with flowers that bear fruit.  The national character in music is the soul, the spirit of every country, every nation.  Because of that, we are not allowed to waver, or hesitate before the musical tornadoes that drift in from anywhere.

During the present period, a period when our country is integrating with the world, a period of an information explosion that's never seen before in human history.  Anyone who wants to listen, then listen, there are no barriers at all.  But the responsibility to preserve the national color of Vietnamese song is heavier than ever, has been placed upon the shoulders of our musical circle, above upon those who compose.


Ông viết rằng: "một âm hình tiết tấu lập đi lập lại, một quãng kết ở giai điệu riêng biệt cũng có thể là đặc trưng âm nhạc của dân tộc."  Tôi không cho là sai, nhưng tôi chưa thấy đủ chứng cứ để cho là đúng.  Lập đi lập lại tiết tấu nào?  Trong tác phẩm nào?  Mỗi quảng kết là của mỗi người chứ?  Nếu được lập lại như thế ở tác phẩm khác của một giai điệu đại diện của một dân tộc khác thì vẫn cứ như thế? Hay nếu tiết tấu được để nguyên, nhưng các quảng âm thay đổi thì sao?

Một "màu sắc dân tộc" cũng khó định nghĩa.  Theo từ điển "màu sắc" là "tính chất đặc thù."  "Đặc thù" có nghĩa gì?  Riêng biệt.  Ai có quyền đánh giá màu sắc ấy?  Chắc cũng tùy từng người nghe.

Nói "màu sắc dân tộc" là một quan điểm của chủ nghĩa dân tộc đã đành.  Nhưng quan điểm cũng có nguồn từ chủ nghĩa lãng tử của thời đầu thế kỷ 19.  Theo Arthur O. Lovejoy
[Romantic ideals] "served to promote, in individuals and in peoples, a resistance to those forces, resultant largely from the spread of democracy and from technological progress, which tend to obliterate the differences that make men, and groups of men, interesting and therefore valuable to one another." (Arthur O. Lovejoy, The Great Chain of Being: A Study of the History of an Idea (Harvard University Press, 1936), tr. 312). [{Các lý tưởng lãng mạn chủ nghĩa} "đáp ứng nhu cầu để mạnh, trong mỗi cá nhân và dân tộc, một tính chống các nỗ lực, chủ yếu là kết quả của sự truyền bá của nền chủ chủ nghĩa và sự tiến bộ kỷ thuật, mà nhằm tới việc xóa các nét riêng biệt làm cho các người và các nhóm người hấp dẫn và bởi vậy có giá trị lẫn nhau.]
Thực ra các kỷ thuật âm thanh, nhất là phương pháp ký âm và thu âm rồi phát thanh và phân phôi sản phẩm âm thanh đã và đang làm chết dần nhiều thứ âm nhạc toàn cầu - không riêng Việt Nam. Như nhạc sĩ Hoàng Hiệp phát biểu ở trên thời nay là "thời đại của sự bùng nổ thông tin chưa từng có trong lịch sử nhân loại. Ai muốn nghe gì thì nghe, không có một rào cản nào hết." Màu sắc của nhạc dân tộc Việt Nam rất dễ có thể biến đi.

Ai có khả năng cứu nhạc màu sắc dân tộc Việt Nam? Là "giới âm nhạc chúng ta, mà trước hết là những người sáng tác."  Nhưng nói rằng họ có khả năng thì không đủ.  Các nhạc sĩ, các người chuyên nghiệp tham gia âm nhạc Việt Nam có "trách nhiệm ... nặng nề ... đặt lên đôi vai."  Đây chứ phải là cứu mà phải là cấp cứu.

Hoàng Hiệp nói những lời này 15 năm trước thì chắc tình trạng âm nhạc màu sắc dân tộc Việt Nam hiện nay rất nghiêm trọng.  Có phải là "giới âm nhạc chúng ta" không nhiệt tình nhận trách nhiệm này?  Tôi không biết được.  Tôi chỉ nghĩ rằng trách các nhạc sĩ thì không công bằng.  Công dân Việt Nam, nền giáo dục Việt Nam, và chính phủ Việt Nam cũng phải chịu trách nhiệm.  Họ chịu trách nhiệm nếu vấn đề này được coi như một vấn đề nặng nề.  Thực ra con người bất cứ đâu rất cần đến âm nhạc trong đời sống và sẽ tìm đến âm nhạc phù hợp với tâm trạng, tâm lý và trình độ của họ. Ép buộc con người nghe nhạc mà họ không ưa là một việc rất vô ích.

2 tháng 1, 2016

Xem đoàn cải lương Sài Gòn 2 trình diễn Lỡ bước sang ngang (1975)

...

Tuồng có phản ảnh phần nào bộ mặt xấu xa bỉ ổi của xã hội cũ một xã hội chỉ chạy theo đồng tiền. Trong xã hội đó, những người tốt, trong sạch thì bị đồng tiền làm đau khổ. Ở đây, đồng tiên có lúc đã chi phối thất cả, chà đạp lên cả tình nghĩa anh em, tình yêu đôi lúa. …

Dàn tân nhạc của đoàn chơi quá nhiều nhạc vũ trường, không thích hợp với một đoàn hát cách mạng.

nguồn: T.H. “Xem đoàn cải lương Sài Gòn 2 trình diễn Lỡ bước sang ngang,” Giải phóng 27 tháng 8 1975, tr. 3


Trong xã hội hiện nay thì khác.  Người tốt, người trong sạch không bị "đồng tiền làm đau khổ."  Hiện nay thì đồng tiền không phải là tất cả.

Đúng là nhạc vũ trường không thích hợp với một đoàn hát cách mạng.