27 tháng 5, 2014

Màu hoa đỏ (The Color of A Red Flower) - Thuận Yến + Nguyễn Đức Mậu (1991)

Có người lính mùa thu y ra đi t mái tranh nghèo
There was a soldier on that autumn he left his poor, thatch-roof home
Có người lính mùa xuân y ra đi t đó không về! 
There was a soldier on that spring never came home from there!
Dòng tên anh khc vào đá núi, mây ngàn hóa bóng cây che
His name is engraved into mountain rock, jungle clouds turn into shadows of sheltering trees
Chiu biên cương trng tri sương núi, m già mi mt nhìn theo
Afternoon at the border, sky whitened with mountain clouds, an old mother tires out her eyes looking over there

ĐK: 
Vit Nam ơi! Vit Nam!
Oh Vietnam! Vietnam! 
Núi cao như tình m bn mùa tóc bc ni thương con
As high as the mountains, a mother's love all four seasons, hair whitening in affection for her child 
Vit Nam ơi! Vit Nam!
Oh Vietnam! Vietnam! 
Ngn núi nơi anh ngã xung
The mountain where he lay down 
Rc cháy lên màu hoa đỏ phía rng xa
Radiate in the flames of red flowers in the distant forest 
Rc cháy lên màu hoa đỏ trước hoàng hôn
Radiate in the flames of red flowers before the fading light


Hình như bài thơ của Nguyễn Đức Mậu ra đời thời chiến tranh, nhưng mới được phổ biên qua bài hát của Thuận Yến. Theo Cao Vũ Huy Miên nó được "viết ra vào giai đoạn khốc liệt nhất của cuộc chiến tranh chống Mỹ, bằng xúc cảm của người lính." ("Thơ phổ nhạc, Màu hoa đỏ" Sài Gòn Giải Phóng 24 tháng 7 2007).  Theo Chu Ngọc Phan, thì bài thơ này
ra đời ngay nơi chiến hào đánh giặc, khi cuộc kháng chiến chống Mỹ bước vào giai đoạn khốc liệt nhất. Bài thơ hàm chứa sâu xa một quan niệm về lẽ sinh, tử của người lính cách mạng trong sự nghiệp chống giặc ngoại xâm, bảo vệ Tổ quốc ("Màu hoa đỏ," Bắc Giang Điện Tử 29 tháng 12 2012).
Trong một bài phỏng vấn (hình như vốn được đăng trên trang Quân Đội Nhân Dân), nhạc sĩ Thuận Yến nhắc rằng Nguyễn Đức Mậu vốn đã đặt tên "Thời hoa đỏ" cho bài thơ này.  Thuận Yến đề nghị đổi tên thành "Màu hoa đỏ."  Năm 1991 ông đến văn phòng Quân Đội Nhân Dân gặp người thi sĩ này. "Hôm đó, hai anh em ngồi ôn lại những kỷ niệm khi còn ở chiến trường, nhớ về những anh em đồng đội kẻ nay còn, người đã mất."  Ông kể tiếp "Chỉ tiếc rằng, nay vẫn chưa tìm thấy hài cốt những đồng đội chính tay mình chôn cất."  Thi sĩ Nguyễn Đức Mậu cung cấp lời ở trên để đắp nhu cầu ấy ("Thuận Yến và 'Màu hoa đỏ' Đài Phát Thanh - Truyền Hình Vĩnh Long 10 tháng 2 2009).  Vậy một bài thơ chiến trường thành lời ca tưởng niệm.

Nguyễn Trương Quý dịch những lời của tôi viết (theo một cuộc phỏng vấn với Thuận Yến ở Hà Nội 15 tháng 9 2005) trong một bài nghiên cứu như sau:
Cả nhạc sĩ Thuận Yến và nhà thơ Nguyễn Đức Mậu đều tham gia cuộc phản công Tết Mậu Thân 1968. Năm 1991, khi nước bạn và nhà viện trợ của Việt Nam là Liên Xô tan vỡ, hai người đã cùng viết ca khúc Màu Hoa Đỏ. Trong bộ mặt của một tương lai ít chắc chắn như trước, họ muốn ca khúc của mình khẳng định cho mọi thời về sự hi sinh của những người đã ngã xuống cho tự do và thống nhất của Việt Nam.

Theo nhạc sĩ, mùa thu trong ca khúc là chỉ mùa thu Cách mạng tháng Tám của Việt Nam năm 1945, mùa xuân là đợt tổng tiến công Tết Mậu Thân năm 1968. Hoa trong tên bài để chỉ người lính hi sinh, màu đỏ mang một ý nghĩa kết hợp đầy biểu tượng về vinh quang, cờ Việt Nam, và máu của người đã ngã xuống. Với những người viết, ca khúc là một sự tưởng nhớ dành cho những người lính Việt Nam, đã mang lại một không khí chung để chia sẻ đau thương, mất mát, và nỗi buồn của người Việt Nam ("Những biểu tượng của cuộc chiến tranh chống Mỹ trong ca khúc Việt Nam sau 1975," talawas 21 tháng 2 2006).
Trong bài phỏng vấn năm 2009 ở trên, Thuận Yến nói cụ thể là "hoa đỏ" của bài thơ là hoa chuối rừng.


nguồn ảnh: Panaramio

Về hoa chuối đỏ, Thuận Yếu nói là nó "gợi lên không khí hào hùng, không khí chiến thắng, tác động không ít đến anh em chiến sĩ."  Đúng là hoa này là như một cây đuốc lửa "rực cháy."  Vì hoa chuối này thuộc phòng cảnh nơi chiến trường ấy thì đây là một đuốc cháy mãi.  Nhưng nghĩ đến màu đỏ và chiến tranh tôi không thể nào không tưởng tượng đến máu của các người lính "từ đó không về" và các nạn nhân khác của chiến tranh.

Nếu bài thơ này thực sự được soạn "mùa xuân ấy" (1968) thì nhất định bài thơ ấy không được phép lưu hành công khai.  Phải đợi đến thời hai bạn gặp lại nhau ở văn phòng tạp chí thì mới được biểu lộ nỗi thương xót của một bà mẹ nghèo.  Sự đau thương ấy càng nhiều vì chắc hài cốt của người lính ấy còn nằm ở núi ngàn dưới "bóng cây che."  "Núi cao như tình mẹ" ấy, và nỗi thương của bà mẹ ấy che chở con mình với "mây ngàn" và "sương núi."

Thuận Yến và Nguyễn Đức Mậu muốn tìm cách công nhận sự hy sinh hai mẹ con vô danh này.  Nói là "dòng tên anh khắc vào đá núi" thì không cụ thể, không thực tế.  Và nói như thế có làm an ủi bà mẹ ấy không?  So sánh tình thương của bà mẹ ấy với núi cao có đủ không?  Tất nhiên làm một tác phẩm phổ thông là phương tiện hiệu quả nhất để công nhận hai mẹ con vô danh này.  Thân xác người lính ấy "ngã xuống" ở vùng rừng núi được về với đất quê, được nuôi các cây hoa đỏ thành đuốc rực cháy chứng minh việc chảy máu của người lính ấy cùng các người lính chiến khác.  Điều đáng tiếc là loài người không biết ngừng hoạt động đổ máu nuôi cây cỏ quả đất này.

Theo link này để nghe Thanh Lam hát bài "Màu hoa đỏ" trong những năm đầu thập niên 1990.

nguồn bản nhạc: Bài ca đi cùng năm tháng (chú ý - bản in này đăng tên Thuận Yến là người soạn lời)

Lời thơ này được viết như muốn thành một bài ca.  Hai câu đầu giống nhau về số chữ và mô hình đánh dấu.  Và hai đoạn "Dòng tên anh khắc vào đá núi" và "Chiều biên cương trắng trời sương núi" cũng thế.  Tác giả ghi lời hưởng dẫn "nhịp vừa - tình chất anh hùng ca."  Nhưng viết theo giọng thứ thì gây không khí u sầu.  Rồi các nốt trầm "từ đó không về" và "từ mái tranh nghèo" cũng làm người nghe thương xót.  Bài ca này lên cao điểm với chụm chữ "Việt Nam ơi" và "rực cháy lên," nhưng cảm giác ở khó tả hơn.  Lên cao như thế thì như như kêu ra, như ngợi ca, là như vừa tự hào, vừa thương xót. 

24 tháng 5, 2014

tấm ảnh Forrest B. Lindley Collection 1969


Hãy nội dậy họp lực với quân giải phóng và đồng bào lập đổ chế độ Mỹ Thiệu Kỳ giành chánh quyền về tay nhân dân

Nhạc kích động?

Thà chết không hàng giặc

nguồn ảnh: Forrest B. Lindley Collection, Vietnam Center and Archive.

20 tháng 5, 2014

Gợi ý mùa trăng (Moontime Inspiration) - Tô Vũ (1957)

Trăng sáng đêm nay đẹp mấy mươi
The moon shines beautifully tonight tenfold
Tà áo nhung bay mùa thu đã về rồi
Velvet flaps of a gown blow, autumn has returned
Đường vắng ánh trăng dài in đôi bóng người,
On an empty road the moonlight has impressed the shadows of a pair of people,
Chân bước nghe hoa lòng run hé môi
Footsteps hear the flower's heart tremble through slightly opened lips
Trăng sáng đêm nay tròn đẹp mấy mươi.
The moon shines full and beautiful tonight tenfold
Ta mơ cùng chung sống bên nhau trọn đời.
We dream of living together side by side our whole lives.
Mùa trăng đã đến xui lòng rộn bao ước mơ
Moontime has come exciting our hearts, stirring up so many dreams

Mùa trăng đến say sưa tình em
Moontime has come intoxicating your love
Ước mong sao mùa duyên kết xe tơ đềm êm.
So many hopes for a season of love connecting the gentle silken bonds
Mùa trăng ấm như câu tình ca hé trên môi người yêu dấu
Moontime is warm like the words to a love song on a lover's half open lips
Ước mong duyên tình muôn kiếp không nhòa.
Hoping that our true love will not be dimmed in a thousand lifetimes.

nguồn: Tô Vũ, Em đến thăm anh một chiều mưa; Il était un soir de pluie (Hà Nội: Nhà xuất bản Âm nhạc, 1990).


Tôi được gặp nhạc sĩ Tô Vũ vài ba lần ở nhà ông ở cuối đường Nguyễn Văn Trỗi trong những năm 1990.  Ông nói chuyện rất vui vẻ, cởi mở và phấn khởi.  Nhưng mỗi lần gặp nhau ông không được nói chuyện lâu.  Và hồi đó kiến thức của tôi về nhạc Việt còn ít thì tôi chưa được đi sâu vào các vấn đề quan trọng.  Dù cởi mở, ông cũng biết tránh các chuyện tế nhị.

Đời của ông theo thăng trầm của đời sống văn hóa và tri thức của miền Bắc theo từng giai đoạn. Hoàng Phú (là tên thật) và anh trai là nhạc sĩ Hoàng Quý chắc thuộc một gia đình tiểu tư sản.  Tôi chỉ biết là hai anh em được học ở École Bonnal ở Hải Phòng (là một trong những trường trung học đầu tiên ở Việt Nam, hiện nay là Trường Trung học phổ thông Ngô Quyền).  Rồi hai anh em lấy được bảng Cao Đẳng / Diplôme d'études primaires supérieures ở một trường tư tên là Lê Lợi.  Tô Vũ học tiếp ở Hà Nội ở trường Louis Pasteur (cũng là trường tư) và L'Université Indochinoise.

Tô Vũ tham gia kháng chiến chống Pháp nhưng không viết ca khúc kháng chiến đáng kể nào, nhưng ông được nổi tiếng lúc bấy giờ bởi những bài ca "tiền chiến" như "Em đến thăm anh một chiều mưa," "Tạ từ," và "Tiếng chuông chiều thu."  Nhưng một thời sau ông cũng sáng tác các tác phẩm có chất chính trị, chất cộng sản chủ nghĩa như "Mừng thọ Bác Mao" (1953), "Hờn căm địa chủ (1954) và "Mối tình hữu nghị (1955 - viết về sức đoàn kết Việt-Xô-Trung).

Khi hòa bình lập lại thì có lẽ Tô Vũ tự đòi hỏi mình sáng tác nhạc phi chính trị.  Dù nhẹ nhàng tương đối, ông dính vào xờ-căng-đan Nhân Văn Giai Phẩm.  Trong một bài phỏng vấn gần đây ông nói rằng bị nghi ngờ vì sự lỗi lầm.  Ông giải thích là Văn Cao cho bài ca "Trên đường giữa mùa xuân" lên trang Giai Phẩm mùa Xuân 1956, mặc dù ông hẹn một tờ báo khác in.  Vì đây là thời gian mà Tô Vũ đang tham gia một đoàn đi tham quan ở nước Hung ông không có mặt để can thiệp (xem bài "Nhạc sĩ Tô Vũ suýt bị 'oan'," vnmusic.vn.com 26 tháng 1 2011).  Ngày 8 tháng 4 2001, Tô Vũ kể với tôi rằng ông bị kỷ luật vậy - các tác phẩm của ông không được phát thanh hay xuất bản trong vòng 2 năm từ tháng 8 1956 đến tháng 8 1958.

Thực ca, tôi chưa thấy bài ca nào của Tô Vũ lên trang tập nhạc hay trang báo / tạp chí nhà nước nào trong khoảng thời gian ấy.  Nhưng một bài viết chuyên môn của ông được đăng trên tạp chí Văn nghệ (là bài "Học vốn cổ là cần thiết"  Văn nghệ số 162, 1 tháng 3 1957, tr. 12).  Và quan hệ của ông với nhóm Nhân Văn Giai Phẩm chưa hết.  Dù ông không được đăng ca khúc trên báo, tạp chí nhà nước, bài ca "Giấc mộng cây đa" của ông được đăng trên trang Giai Phẩm mùa thu 1956 và bài ca "Ý xuân" (viết chung với Tử Phác) trong Sách Tết của Nhà xuất bản Minh Đức, 1957.  (Trần Đức Thảo là chủ Nhà xuất bản Minh Đức).  Còn bài hát "Trên đường giữa mùa xuân" được in lại trong tập nhạc Tiếng hát thanh xuân của Kuy Sơn xuất bản năm 1957 (với tên là "Trên đường giữa một mùa xuân").  (Có lẽ Nhà xuất bản Kuy Sơn là nhà xuất bản độc lập cuối cùng của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa).

Xem mục lục của Thư viên Quốc gia: 
 Nhan đềTiếng hát thanh xuân / Nhạc và lời: Nguyễn Đình Phúc, Tô Vũ, Nguyễn Mạnh Thường...
 Nơi xuất bảnH. : KuySơn, 1957
 Mô tả vật lý11tr ; 24cm
 Tóm tắtNội dung: Bài ca thanh niên / Nhạc và lời Nguyễn Đình Phúc. Trên đường giữa một mùa xuân / Nhạc và lời Tô Vũ. Tiến lên tin tưởng ở ngày mai / Nhạc và lời Lê Lôi. Thanh Niên con đường công tác / Nhạc và lời Nguyễn Mạnh Thường
Rút cuộc thì khó biết vai trò của Tô Vũ trong vụ Nhân Văn Giai Phẩm như thế nào.  Một điều nhất định là tôi không thấy Tô Vũ bị tố cáo trong vụ này như các nhạc sĩ khác như Tử Phác, Đặng Đình Hưng, Văn Cao và Nguyễn Văn Tý.

Trong vòng thời gian 1956-1958 Tô Vũ sáng tác thêm một bài ca là "Gợi ý mùa trăng."  Tô Vũ đánh giá bài ca này rất khá để cho in vào tập ca khúc năm 1990. Theo link này để nghe ca sĩ Như Hảo hát bài ca "Gợi ý mùa trăng."

Gọi bài ca này hậu-tiền-chiến mới đúng.  Quay về thời gian ấy thì một bài ca Hà Nội viết về "tà áo nhung" và "tình em" rất là lỗi thời.  Tôi không biết bài ca này được phổ biên như thế nào để nhạc sĩ Lê Lôi phải ban đến nó trong một bài viết tên là "Vấn đề tình yêu trong sáng tác âm nhạc gần đây," Văn học số 4 (25 tháng 6 1958), tr. 4.  Tôi đã nhắc đến bài viết này rồi trong bài "Nhạc vàng 'hóa vàng'" (Nguyễn Trương Quý dịch, talawas 23 tháng 6 2005). Một lý do là bài viết này được đăng chung một trang với một bài dịch từ tiếng Hoa với chủ đề "Cuộc đấu trang chống 'Âm nhạc màu vàng" ở Trung Quốc' của Nguyễn Lân Tuất (đây có phải là nhạc sĩ Lân Tuất qua đời cách đây vài ba tuần?)  Vậy, mặc dù không bôi nhọ bài hát "Gợi ý mùa trăng" với hai chữ "nhạc vàng," nhưng bài ca bị gần mực thì đen.

Lê Lôi đề cập đến "Gợi ý mùa trăng":
Và ánh trăng đối với họ, tuy rất đẹp, nhưng phải chỉ có một tác dụng là "xui lòng rộn bao ước mơ"" quanh những hình ảnh khêu gợi lão lề:

Mùa trăng ấm như câu tình ca hé rên môi người yêu dấu ...
... Chân bước theo hoa lòng run hé môi...
Trăng đẹp làm người hát được xui lòng thì không sao, nhưng trăng được "ấm như câu tình ca hé rên môi người yêu dấu" thì dễ sợ.  Hé môi ăn thịt đàn ông chân chín chẳng?  Ông viết thêm về "vấn đề tình yêu" trong ca khúc trong bài ông:
Tại sao những tình cảm hời hợt, buồn nản, những chuyện yêu đương viển vông giả tạo, rất cũ và rất nhàm, lại được coi là những cái mới mẻ, phá công thức, trong khi đó thì những khía cạnh vô cùng phong phú và linh hoạt trong cuộc sống hàng ngày của nhân dân đang ra sức kiến thiết, xây dựng miền Bắc, và đang đấu tranh thực sự cho thống nhất đất nước lại bị coi là khô khan, công thức, gò bó? ... những tac phẩm mà tư tưởng tình cảm chỉ phù hợp với một số ít người còn mang nặng ảnh hưởng của nếp sống, nếp cảm nghĩ lỗi thời và lạc hậu, thì sẽ không được quần chúng ủng hộ và sẽ bị lãng quên, rơi rụng đu như nhiều sáng tác tầm thường khác.
Các tác phẩm Nhân Văn Giai Phẩm cũng bị phê là tự coi mình là "mới mẻ, phá công thức"  Nhưng thực ra một bài như "Gợi ý mùa trăng" là "giả tạo" và "rất cũ" miêu tả một "nếp sống, nếp cảm nghĩ lỗi thời và lạc hậu."  Theo phong cách của 10 năm trước là cũ, là lạc hậu, làm tầm thường.

Cũ hay mới, tôi nghĩ rằng mục đích của Tô Vũ trong ca khúc là tả cảnh một mối tình say sưa. Nhưng hoàn cảnh của hai người được tìm nhau và yêu nhau chỉ là "khí cạnh nhỏ nào đó của cuộc sống" không có nghĩa gì so với sự nghiệp dân tộc.
Văn nghệ có thể chỉ đề cập tới một khía cạnh nhỏ nào đó của cuộc sống, tác rời nhiệm vụ chính trị cũng được. ... Chúng ta nghiên cứu xem tác phẩm chúng ta cần động viên tình cảm nào trước trong quần chúng.  Đó là những tình cảm yêu tập thể, yêu lao động, ghét sự bóc lột, ghét tính ích kỷ..." (Lưu Hữu Phước & Phan Thanh Nam, "Tác hại của tư tưởng "Nhân văn - Giai phẩm" trong ngành nhạc," Văn nghệ #15 (tháng 8 1958), tr. 47; 50)
Vậy, tình cảm hai người không đáng kể trước "tình cảm yêu tập thể, yêu lao động."  Còn mối tình này ích kỷ nữa.

Lưu Hữu Phước trích lời phát biểu của Nguyễn Đình Phúc trước một đại hội (trong dấu ngoặc sau đây):
"Không ai cấm không được sáng tác ca ngợi mặt trăng ... không ai bắt buộc nhạc sĩ sáng tác về một vấn đề gì cả."  Nhưng chỉ vì nhiệm vụ chính trị mà bản thân nhạc sĩ thấy là "không nên" hoặc là "cần" thôi. ... "Muốn tự do đến đâu chăng nữa thì cũng chưa tuyệt đối được.  Ví dụ như trong khi toàn dân đang đâu trong đòi thống nhất Bắc Nam, nhạc sĩ lại sáng tác một bài hát ca ngợi mặt trăng đẹp (và nếu lại là số đông nhạc sĩ sáng tác như vậy thì thật là nguy hiểm)" (Lưu Hữu Phước, "Một số sai lầm trong giới âm nhạc," Văn nghệ #1 (tháng 4 1958), 108-109).
Đời người nhạc sĩ Việt Nam rất hạnh phúc - "không ai cấm" cái nhạc sĩ viết cái gì, "không ai bắt buộc" nhạc sĩ sáng tác cái gì.  Nhưng kiểu tự do ấy có mệnh lệnh "không nên" và "không cần" làm theo cảm hứng mình.  Nguyễn Đình Phúc nhắc đến mặt trăng như ông muốn trách bài "Gợi ý mùa trăng" của Tô Vũ?  Riêng Tô Vũ "ca ngợi mặt trăng đẹp" thì không sao (không ai cấm), nhưng số đông nhạc sĩ viết về mặt trăng thì chết cha!  Nguy hiểm đấy!  Mặt trăng xã hội chủ nghĩa không giống mặt trăng cá nhân chủ nghĩa.

Nhược điểm chính của "nhạc vàng" theo ý nghĩa thông dụng là nhạc vàng chỉ là bài ca u sầu.  Như Hảo hát "Gợi ý mùa trăng" làm giảm xúc cảm trong bài.  Ca sĩ Như Hảo vượt qua các nốt "thứ" trong bài "trưởng."  Bài ca này theo giọng D trưởng có nốt B thứ với các chữ "đến" và "ước" trong câu ở trên mà có "vấn đề."
Mùa trăng đã đến xui lòng rộn bao ước mơ  
Trong câu sau tiếp có thêm biến âm, nốt G trưởng với chữ "tình."
Mùa trăng đến say sưa tình em ... Mùa trăng ấm như câu tình ca
Tô Vũ áp dụng kỷ thuật điệu tính của nhạc cổ điển tây phương để nâng cao cảm xúc trong hai câu nhạc này.  Rất tiếc khi bài ca này được thu âm 50 năm sau năm sáng tác thì nét nhạc này bị xóa.

Giá như bài ca "Gợi ý mùa trăng" được biết đến ở miền Nam thì chắc đã thành khá phổ biên.  Bài ấy sáng tác 10 trước ở vùng kháng chiến chắc đã thuộc vốn tiết mục của cái gọi là nhạc tiền chiến.  Là một tác giả "rời nhiệm vụ chính trị" tỏ ra niềm tình cảm "ích kỷ" mà soạn một bài ca nặng về tính nhạc tây phương. Bài ca "Gợi ý mùa trăng" lỗi thời thật.

Hình như Tô Vũ phải bù lại tội lỗi này và quay về phía "tình cảm yêu tập thể, yêu lao động."  Ông sáng tác các bài "Chị em bón bèo" (1962), "Hành khúc quân y," "Ánh đèn trên núi" (1972).  Sau 1975 ông cũng đứng đầu để đánh nhạc miền Nam với một bài nghiên cứu - lý luận tên là "Âm nhạc Việt Nam dưới thời Mỹ - ngụy" và một bài đăng trên tạp chí Văn hóa nghệ thuật với chủ đề "Nhạc vàng là gì?"  Song lẽ khi ông chọn các bài cho tập nhạc Tuyển chọn ca khúc Tô Vũ (Hà Nội: Hội Nhạc sĩ Việt Nam / Nhà xuất bản Âm nhạc, 1994) ông bỏ các ca khúc chính trị và chỉ in các bài lãng mạn, trữ tình, kể cả đổi tên bài "Những cánh buồm theo gió Đảng" thành "Chiều Hồ Tây."

Tô Vũ từng nghiên cứu rất sâu về nhạc dân gian Việt Nam.  Ông cũng đóng góp viết bài nghiên cứu rất quan trọng chung với Thụy Loan và Chí Vũ là "Âm nhạc phương Tây đã thâm nhập vào Việt nam như thế nào," Tạp chí Nghiên cứu nghệ thuật #17 (1977), trang 78-90.  Trong một đời thăng trầm ông là một người giỏi để lại rất nhiều cho nền âm nhạc Việt Nam.