27 tháng 4, 2014

Tối thứ năm 7 juillet diễn tích Kim-Anh-Lệ Sử (chèo cải lương) (1927)

Nhiều người đọc Kim-Anh Lệ-Sử cho là một quyển tiểu thuyết rất có giá trị, của ông Trọng Khiêm soạn, đã được hội Khai trí Tiến đức ban thưởng và đã có nhà danh sĩ dịch mấy đoạn ra Pháp văn.  Bây giờ bản hội cho đêm diễn trên sân khấu chắc được quý khách hoan nghênh.

Sách Kim-Anh Lệ-Sử tác giả có gửi bán tại bản rạp.

Hội hát Sán Nhiên Đài, Chấn Hưng, 18 ngõ Mã Mây, Hanoi

nguồn: Hà Thành ngọ báo, 7 juillet 1927, 2

"Rạp Sán Nhiên Đài tối hôm qua"

Tối hôm qua, rạp Sán Nhiên Đài diễn tích "Kim-anh-lệ-sử" để khánh thành rạp hát mới tổ chức lại, có mới các quan khách đến xem đông lắm.  Đúng 8 giờ thì khai diễn Các vai trò ra đóng đều là những tay lão luyện cả, nên tuy diễn tích "Kim anh-lệ-sử" lần ày là lần đầu, mà nhiều vai đóng được thật giỏi, thật thạo, ai cũng phải khen.  Vai Kim-anh đóng thật ra vẻ một người liễu yếu đào tơ, con nhà khuê các, giọng than vãn lại chính là cái sở tràng của người đóng vai ấy xưa nay.  Vai quan Huyện, vai thầy Đề thật đã khéo tả ... -- Lại mấy anh công tử phá gia, con mẹ hàng nem giả danh buôn bán, làm nghề lầu xanh, thì thật đúng với cái cảnh ở đất Hà thành ngày nay lắm.

Rạp Sán nhiên đài cải lương lại như thế, chắc từ rầy phải đông khách đắt hàng.

Hà Thành ngọ báo, 8 juillet 1927, 2



rạp Sán Nhiên Đài (nguồn: VietArch)

Kim Anh Lệ Sử

Liên hồi không cần phải nói ai cũng biết cái giá trị vở cải lương Kim Anh này là hay vì bản hội đã diễn nhiều lần mà lần nào cũng được các quý khách ken ngợi.

Nay hồi thứ hai đã soạn song, các bạn hát đã luyện tập rất công phu, nên bản hội xin diễn hai tối Kim Anh liên hồi:

Có lắm điệu bộ rất tài tình.
Có lắm câu hát rất êm ái.
Có lắm đoạn khôi hài cười vỡ bụng.

Hà Thành ngọ báo (1 septembre 1927), tr. 2.


Hiện nay nhắc đến thể loại chèo cải lương thì có tên Nguyễn Đình Nghị đi song song theo.  Nguyễn Đình Nghị sáng tác và dàn dựng nhiều vở chèo và chắc là người chế tạo phong cách hát chèo này. Nhưng hình như chèo cải lương là một phong trào cũng được bao gồm nhiều người nữa.

Lượt qua các trang báo cũ trên mạng tôi được biết đến vở chèo cải lương ở trên.  Kim Anh lệ sử tựa vào một trong những tiểu thuyết sớm nhất của nền văn chương Việt Nam của Trọng Khiêm xuất bản năm 1924 (Hanoi: Đông-kinh ấn-quán).  Kim Anh lệ sử giờ đây chỉ được các nhà sử văn chương Việt nhắc đến - thí dụ nó thuộc vào các "đột phá bị lãng quên" trong công việc nghiên cứu của Vương Trí Nhàn.  Ông ấy cũng nhắc đến ảnh hưởng đương đại của quyển tiểu thuyết này mặc dù tác phẩm này không có số phận sống lâu như quyển Tố Tâm (1925) của Hoàng Ngọc Phách (xem "Ảnh hưởng văn hoá Trung Hoa trong sự hình thành tiểu thuyết Việt Nam trước 1930" Talawas 31 tháng 10 2006).

Phạm Thị Ngoạn tóm lại cốt chuyện của Kim Anh lệ sử như sau:
Trọng Khiêm kể chuyện một cô gái 17 tuổi, tình trạng chẳng khác nàng Kiều trong truyện của Nguyễn Du. Mặc dù không muốn, nhưng gia cảnh là tai ương đã dồn nàng tới một cuộc sống sa ngã, giang hồ. Bằng một ngòi bút sắc bén, Trọng Khiêm lợi dụng hoàn cảnh để mô tả những tệ đoan trong xã hội Việt Nam thời đó; ông đả kích tham nhũng, hối lộ và lên án những người làm quan mà không xứng đáng với sứ mệnh (Tìm hiểu tạp chí Nam Phong 1917-1934. [1971]).
Vậy tiểu thuyết này thuộc vào loại "tình cảm xã hội" cũng có ý nhiều chất tiến bộ, phê bình các nạn xã hội thuở ấy (mà tồn tại đến bây giờ).

Quảng cáo kịch chèo cải lương này, Hội Sán Nhiên Đài nói đến "giá trị" của tiểu thuyết Kim Anh lệ sử và cũng nhấn mạnh việc có một số đoạn trong sách này được dịch sang tiếng Pháp.  Năm 1927 thì chắc cái số người đọc tiểu thuyết ở Hà Nội không nhiều lắm.  Nhưng trong thời gian này tác phẩm này được biết đến và được đánh giá cao.  Thực ra Trọng Khiêm đã thành như một người vô danh với chúng ta hiện nay, nhưng chắc tác giả này có mặt lúc tác phẩm này được sửa soạn thành vở kịch hát theo các làn điệu chèo.  Đây cũng là dịp để bán thêm sách tại rạp khi khán giả đến xem kịch.

Ý chính tôi muốn trình bày 02y là chúng ta biết rất ít về ngày xưa, mặc dù ngày xưa không xưa lắm. Có tiêu sử nào của Trọng Khiêm không - có thông tin nào về đời ông? Chúng ta được hiểu biết về chèo cải lương không?  Không chỉ có riêng Nguyễn Đình Nghị soạn và biểu diễn chèo cải lương.  Thực ra hiện nay thì khó biết chèo cải lương là thế nào?  Hình như nó là phong trào để làm cho một loại nghệ thuật không hoàn toàn thích hợp với đời sống tinh thần dân thành thị được phù hợp với thời cuộc.  Một cách để "cải lương" hát chèo là lấy văn chương đương đại làm nội dung.  Hiện nay có soạn giả chèo nào soạn kịch hát chèo theo nội dung hiện đại không?  Nếu không phải như vậy các tác phẩm hát chèo thành "những tác phẩm nghệ thuật đã bị rút lui khỏi vận động của cuộc sống và tách lìa với nguy cơ của thời gian" thành "ổn cố trong một sự thường hằng mà thiếu vắng đời sống" (trích Maurice Blanchot).

25 tháng 4, 2014

Kiểu người 54 (The Style of Fifty Four) - Vũ Thạch (1964)

Trông anh mà chán cho anh
When I look at you I get fed up
Xưa không lạ lắm nay thành lố lăng
Long ago it wasn't so strange but nowadays it's ridiculous
Áo hở ngực với quần phăng
Your shirt half covering your chest and tube trousers
Thắt lưng ngang bụng vừa bằng ngón tay
The belt across your belly is only wide as a finger

Trên làn môi đã hơi dày
Upon your lips, a little thick 
Rung rinh điệu thuốc khói bay phì phèo
Swings a cigarette, smoke puffed in and out
Đôi kính trắng "thỉnh thoảng" đeo
The white-rimmed glasses you "sometimes" wear
(Mỗi khi anh muốn ra điều học... cao!)
(Any time you want to look like you've been educated... well!)
Tóc anh mới lạ làm sao?
Your hair is au courant and how?
Đen, vàng, nâu, đỏ... khác nào đất nung.
Black, yellow, brown, red... no different than baked earth.
Lại còn cặp, sấy lung tung
And there's your briefcase, all dried out
Nhấp nhô xoăn tít như vòng lò xo
Swaying, curled like a spring

Muốn thêm hấp dẫn các cô
You want to be more exciting to the girls
Khuỳnh tay đi, đứng khoa "đi" khoe... "hùng."
Arms akimbo, stand gesturing to show off your "virility."
Gặp nam: mắt sếch trợn trừng
Meet a guy: eyes askance, staring wide open
Nữ thời "chiếu tưởng" tưởng không chịu rời!
Girls of the "reflection" era, cannot break away
Tính ra đã chục năm rồi
If you add it up it's been a decade already
Mình anh còn giữ kiểu người năm tư
And it's you alone who holds one to style of a fifty-four person
Dậm chân lùi lại thế ư,
Pounding your feet and stepping backwards like that,
Thanh niên như thế bây giờ ai khen...?
You like that these days, who would praise that...?


nguồn: Thời mới 27 tháng 9 1964, 2.


Bài thơ này viết thời kỳ "ba sẵn sàng."  Theo trang web của Bảo tảng lịch sử Việt nam, ngày 9 tháng 8 1964 Ban Chấp hành Thành đoàn Việt Nam khởi đầu phong trào này cho thanh niên Hà Nội.  Sau một tuần hơn 80,000 thanh niên Hà Nội nhập ngũ để đánh Mỹ.

Tuy thế, Hà Nội lúc bấy giờ cũng có những thanh niên không sẵn sàng, không muốn nhập ngũ, không muốn đánh Mỹ.  Còn nữa thửa ấy cũng có thanh niên, dù sẵn sàng hay không sẵn sàng, không được phép nhập ngũ vì lý lịch của họ.

Bài thơ viết trên hơn một tháng sau phong trào ấy nêu ra gương tích cực là thanh niên "kiểu người 54."  Ở Hà Nội có những người ở lại, tức không di cư vào nam, mà không ưa chính sách của những người từ chiến khu về thành.  Lúc mà chính sách ấy đòi một xã hội mới họ không muốn "tiến" theo tiêu chuẩn mới ấy.  10 năm sau những người đó còn ở Hà Nội với lối sống "lố lăng" mà những người có quyền thấy không thích hợp và khó chịu.  Thanh niên trên bị kết tội là muốn tạo ra hay đi theo một diện mạo tỏ ra một thái độ không sẵn sàng.

50 năm sau thì khác - tóc "đen, vàng, nâu, đỏ" nhất định được khen.

23 tháng 4, 2014

Haiphong Hội 14 juillet

6 giờ: Bắn súng đại-bác;
7 giờ 30: Thi xe đạp cho các người Tây dự thí;
8 giờ: Thi xe đạp cho người Nam dự thí;
8 giờ 30: Thi chạy;
...
Từ 16 giờ đến 18 giờ: Hát chèo;
Từ 18 giờ đến 19 giờ: Hoà nhạc ở vườn hoa Jules Ferry;
18 giờ: Bắn súng đại bác;
Từ 20 giờ đến 22 giờ Chớp bóng giữa giới ở chỗ sông Bonnal;
20 giờ 30; Đốt đèn ở các phố, ở nhà hát Tây và ở vườn hoa Amiral Pottier; đố cây bông ở trước nhà hát Tây;

21 giờ rưỡi mở cuộc khiêu vũ tại phòng hội âm nhạc "Société Musicale" để mừng chiến hạm "Primaguet" tới nơi.

nguồn: Hà Thành ngọ báo 7 juillet 1927, 2.

14 tháng 7, tức là 14 juillet, là ngày lễ lớn nhất của quốc Pháp làm kỷ niệm ngày chiếm được ngục tù Bastille.  Như vậy ngày đó rất có ý nghĩa cho chính quyền Pháp ở Đông Dương.  Một mặt là họ làm các sinh hoạt chứng minh sức mạnh của "mẫu quốc" Pháp như bắn đại bác, phô bày tàu chiến hạm.


Chiếm hạm Primaguet (nguồn: navypedia.org)

Sáng sớm cũng có các cuộc chạy đua.  Thi xe đạp có phân biệt người Tây với người Nam.  Cuộc thi chạy thì hình như có cả Tây cả Nam tham gia.

Ngày lễ này cũng có các sinh hoạt văn hóa.  Nhạc dân gian cũng có với một buổi biểu diễn hát chèo.  Có một tiếng "hòa nhạc ở vườn hoa Jules Ferry."
Tonkin - Haiphong - Square Jules Ferry

"Hòa nhạc" trong trường hợp này chắc có ý nghĩa là dàn nhạc kèn của quân đội Pháp.  Chắc họ cử một số hành khúc, một số tác phẩm nửa cổ điển Tây phương và một số tác phẩm phổ thông.  Chương trình "chớp bóng thì chỉ biết là phim câm.  Rồi cuối đêm có cuộc khiếu vũ. Chắc một đây là một cuộc khiếu vũ lịch lãm vì ban nhạc là Société Philharmonique là một dàn nhạc cổ điển hay nửa cổ điển.  Thuở ấy dân số người châu Âu ở Hải Phòng chưa đến 5 nghìn người.


Hình như hiện nay chỗ Square Paul Bert nằm gần các ngã phố Điện Biên Phủ, phố Tam Bạc và Nguyễn Trí Phương.  Rue du Commerce hiện nay là phố Lý Thường Kiệt.

21 tháng 4, 2014

Tản Đà quảng cáo (1936)

Từ khi tôi về thôn quê, vẫn viết bài thuê gửi đi các báo quán.  Kể từ xuân mới này trở đi, xin nhận làm thuê các thứ văn vui, buồn trường dụng trong xã hội.  Từ lối thơ bát cú, cho đến trường thiên, song thất, lục bát, biền, ngẫu, miếu, nói..., hết thảy các điệu văn vần của ta: ngài nào có lòng yêu mà cần dùng lối nào, xin đều có thể cung ứng. -- Bút phí tùy theo công việc, tiếp thư hỏi, xin sẽ có trả lời, mong được gửi theo sẵn tem, để tiện sự phúc đáp.

Chư tôn quang cố, đề thư xin gửi về nơi tệ lý, là làng Khê thượng, huyện Bất bạt, Sơn tây.

Nay kính cáo
Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu


Since going back to the country, I still write works for hire to send to newspapers.  From this spring and afterwards, I ask to work for hire every kind of literature, sad or happy, frequently used in society.  From seven line poems to odes, double sevens, six eight, parallel horses, temple, spoken..., every kind of verse we have: any of you honorables who hold me in regard and need any kind, any can be furnished. -- Expense will depend on the work, receiving inquiries, ask and get an answer, please send with stamps affixed for ease of reply.

Honored by your interest, send your letters to your country friend, at Khê Thượng village, Bất Bạt district, Sơn Tây.

Announced respectfully
Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu

nguồn: Phong Hóa 181 (3 tháng 4 1936), 2.


Có văn sĩ Việt Nam nào trước Tản Đà quảng cáo trên giấy tờ báo?  Thực sự cái việc kiếm sống bằng vần thơ thuở nào rất là khó.  Tản Đà là một nhà văn nhiều tài và viết rất linh hoạt.

Trong những năm đầu của Tự Lực Văn Đoàn, tạp chí Phong Hóa đã in nhiều mục và tranh vẽ chê và trêu trọc Tản Đà.  Cuối đời Tản Đà được đăng các bản dịch bài thơ cổ Trung Hoa trên trang báo Ngày Nay.  Chắc là một luồng tiền lương rất cần thiết cho đời gia đình ông.


Lăng Tản Đà ở Khê Thượng, Bất Bạt, Sơn Tây - hiện là xã Sơn Đà, huyện Ba Vì, Hà Tây - nguồn: Wikimapia

20 tháng 4, 2014

Phòng thâu băng nhạc - Sài Gòn

Link to Slide
Phòng thâu băng nhạc Liên Hoa
  Link to Slide
Phòng thâu băng nhạc Trinh Quan.  Băng nhạc Cassette.  Cartridge 8 Track.  Stereo Mono.

nguồn: Richard E. Wood Collection, The Vietnam Center and Archive.

Băng cát xét là một kỷ thuật âm thanh rất quan trọng, nhất là trong thời gian chưa có đĩa CD.  Các băng cát xét được giới thiệu vào thị trường Mỹ từ năm 1966.


Tôi không biết rõ phương tiện thu thanh này đến Việt Nam tự bao giờ, nhưng chắc phải có từ năm 1969 gì đó.  Khác với đĩa than, đĩa nhựa, băng cát xét cho người tiêu thụ khả năng thu lại âm thanh tùy ý.  Vậy đến khi mà người tiêu thụ được chuyển âm thanh theo phương tiện máy tính, các băng cát xét được rất phổ biên.

Ở miền nam Việt Nam trước 1975 các trung tâm âm nhạc lấy các băng cối gốc để thu làm lại các chương trình âm nhạc trên băng cát xét theo ý của người mua.  Ở trên có tấm ảnh hai trung tâm chia phôi âm nhạc ở Sài Gòn trong khoảng thời gian ấy.  Băng 8 Track có đời sống ngắn hơn, dù 8-track có cái hay là được quay lại mãi không cần mở lại.  (Còn ai giữ được băng nhạc 8-track nhạc Việt không?)

Tôi không biết các địa điểm có phải là cửa hàng đại lý, hay họ thu lại và phân phôi âm nhạc một cách bất hợp pháp.  Phương tiện thu băng cát xét là một kỷ thuật đổi đời.  Việc thu trên đĩa hay băng cối đắt tương đối.  Băng cát xét tạo điều kiện rất nhiều người bình dân được nghe và thu lại âm nhạc.

Tôi không biết bằng cách nào, nhưng đã có người Việt tỵ nạn từ 1975 sưu tầm và giữ được một số chương trình nhạc Việt trên băng cát xét.  Họ làm kinh doanh bằng việc thu lại và phân phôi nhạc trước 1975 cho cộng ̣đồng hải ngoại được thưởng thức.  Tất nhiên đây cũng bất hợp pháp -- các nhạc sĩ, ca sĩ không được xu hay đô la nào -- nhưng như thế được làm cho nhạc tiền 30 tháng 4 1975 được cứ phổ thông trong giới yêu nhạc. 

Một điều chắc chắn là hàng hóa của hai tiệm ở trên đã bị triệt để tịch thu sau biến cuối tháng tư.  Tôi cũng sẽ không ngạc nhiên nếu các văn hóa phẩm bán trong các tiệm này bị đào hay đốt.  Nhạc này là vết tích của một nền văn hóa nô dịch, nọc độc của bọn thực dân mới không được phép tồn tại ở Việt Nam từ đầu tháng 5 1975.

19 tháng 4, 2014

Vì ăn kiêng, dân quê mình quanh năm dùng toàn rau muống ... (1937)

Vì ăn kiêng, dân quê mình quanh năm dùng toàn rau muống, rọc ráy, rau khoai chấm nước cáy, chứ không dám đụng đến thịt cá.

Because they're on diets, our people all year round eat only water spinach, taro stems, yam leaves dipped in crab sauce, they don't dare come into contact with meat or fish.

nguồn: Ngày Nay 64 (20 juin 1937), 3.


Kiếp làm người nông dân Việt có bao giờ dễ.  Năm 1937 không nằm trong một thời gian kinh khủng nhất.  Thời vua chúa, các triều đại đánh nhau thì dân bị khổ.  Năm 1944-5 thì toàn miền Bắc có nạn đói.  Độ năm 1980 miền Bắc lại bị nạn đói - bà xã tôi cũng phải ăn rọc ráy dù gây dị ứng mạnh.

Tôi nghĩ rằng điều nổi bật ở trên là lúc bấy giờ mới có những người trong giới văn hóa vẽ và viết về cảnh tượng này.  Có lẽ đây cũng là một cách gián tiếp để phê bình thực dân Pháp.  Nhưng người Việt khá giả cũng chịu trách nhiệm về cách đối xử với người nghèo của họ. Tôi nghĩ rằng mục đích của tranh vẽ ở trên là cắn rứt lương tâm của độc giả của tờ báo.

Người giàu ăn kiêng vì béo, vì bị đầy bụng.  Hay họ ăn kiêng vì lý do tín ngưỡng. Đừng tưởng rằng dân nghèo không muốn ăn các món ăn béo bổ và ngon miệng, mặc dù trong tranh trên họ được minh họa nhưng họ vô tư sống vui vẻ, yêu đời, chấp nhận thân phận của họ.

17 tháng 4, 2014

Cô đào và Lý Toét (Songstress and Bushy Lý) - Vu (1935)

Chẳng tham ruộng cả ao liền,
Chỉ tham cặp mắt anh viền vải tây.
Em chỉ muốn lấy.

No desire for the fields or adjoining pond,
Just desire for your eyes, edged with western fabric
I just want to take you.

nguồn: Phong Hóa số 143 (7 tháng 4 1935), tr. 3.
Thêm văn hóa phi vật thể.

16 tháng 4, 2014

Ca ngợi đời sống mới (Praise The New Life) - Nguyễn Đức Toàn (1946)

Đây trời Việt Nam ngàn năm tươi sáng luôn.
Here Vietnam's skies for a thousand years always fresh and bright.
Thanh niên xung phong đấu tranh vì đất nước.
Assault youth fight for the land.
Đây người Việt Nam ngàn xưa anh dũng luôn.
Here Vietnam's people for a thousand years always heroic.
Thanh niên kiên cường trí vững vàng.
Steadfast youth of steady mind.

Kia Việt Nam ngàn năm quyết không lùi.
There Vietnam for a thousand years resolved not to retreat.
Trời Việt Nam luôn luôn sáng tươi.
Vietnam's sky forever fresh and bright.
Người Việt Nam ngàn năm quyết không lùi.
There Vietnam for a thousand years resolved not to retreat. 
Cùng vùng lên đấu tranh xây đời.
Together arise, fight to build their lives.

Đời sống mới.
New lives.
Người Việt Nam mới.
A new Vietnamese people.
Thanh niên đi lên đắp xây dựng non nước
Youth ascend to build up the homeland
Đời sống mới.
New lives.
Trời Việt Nam mới.
A new Vietnamese sky.
Xây núi sông bằng sức người Việt Nam.
Erect mountains and rivers with the strength of Vietnamese people.


Đây là bài ca đầu tay của Nguyễn Đức Toàn viết trong thời phong trào "đời sống mới."  Như bài báo Cứu Quốc 19 tháng 12 1946 (đúng là ngày đầu của Trận Hà Nội) viết về đời sống mới này:
Nó là đời sống của những người, của một dân tộc luôn luôn nhận thức rằng mình có Tổ quốc để phụng sự, có đồng bào để chung sống, có kế hoạch, có đường lối để làm việc và phấn đấu.
Đây cũng là những người Việt mới.  Mới thật.  Trước thưở ấy người Việt chưa biết chủ nghĩa dân tộc. Con người Việt trong bài hát này cũng không đi cùng những hình ảnh cũ như khi "tuốt gươm" trong bài "Diệt Phát Xít," "da ngựa bọc thân" của bài "Chiến sĩ Việt Nam."  Nếu có mâu thuẫn trong bài ca "Ca ngợi đời sống mới" là tại sao đời sống mới này phải tựa vào một quá khứ ngàn năm xa xưa?  Người Việt xưa bị lâm vào cảnh nội chiến lâu năm và cũng "mất nước" vài lần rồi.

Đời sống mới này theo một ý nghĩa "mới."  Chữ "mới" vốn có một ý nghĩa đơn giản là "vừa xảy ra" (xem Việt Nam tân từ điển minh họa (Khai Trí, 1967) hay Trương Văn Hùng, Từ điển tiếng Việt phổ thống (Nxb Thanh Niên, 2007)).  Tôi cũng thích cách định nghĩa chữ "mới" của Huình Tịnh Paulus Của là "Chưa hề có, chưa ai biết, còn tinh hảo, còn nguyên vẹn, còn sốt, còn tươi, bây giờ, tức thì, hiện tại, không có bao lâu; chừng ấy" (Đại Nam quấc âm tự vị (Rey, Curiol & Cie., 1895)).

Quyển Dictionnaire élémentaire annamite-français của R.P. Legrand de La Liraÿe (Challamel aîné, 1874) dịch chữ mới một cách rất đơn giản là "nouveau" hay "récemment."  Vậy có phải chữ "mới" có ý nghĩa giống chữ "new" trong tiếng Anh?  Một cách định nghĩa chữ "new" trong quyển Oxford English Dictionary là "Not previously known or experienced; now known or experienced for the first time" (Chưa từng biết đến hay trải qua; hiện được biết đến hay trải qua lần đầu tiên).

Song lẽ, có những quyển từ điển tiếng Việt hiện đại có chất chính thức (như Từ điển tiếng Việt (Trung tâm từ điển ngôn ngữ, 1992) hay Từ điển tiếng Việt (Trung tâm từ điển học Vietlex, 2007) cũng dịch chữ mới một cách mới.  Từ điển kiểu này cũng dịch chữ "mới" một cách quen thuộc là "vừa có hay vừa xuất hiện chưa lâu."  Nhưng từ điển này cũng định nghĩa chữ mới một cách rất đặc biệt là "thích hợp với thời đại ngày nay, với xu thế tiến bộ."

Ý nghĩa này cũng lờ mờ - thế nào là thích hợp, là tiến bộ? Ai được đánh giá việc thích hợp, tiến bộ này?  Đây là một ý nghĩa chính trị không phải một ý nghĩa khoa học.  Oxford English Dictionary cũng định nghĩa chữ new một cách tương tự là "Other than or replacing the former or old; different from that previously existing, known, or used; changed" (Khác với hay thay thế cái trước hay cái cũ; khác với các cái mà trước đây được hiện hành, biết đến, hay sử dụng đến; đã thay đổi).  Nhưng định nghĩa kiểu này không đánh giá về cái khác, về sự thay đổi.

Nếu nói "mới" là "thích hợp," thì "cũ" là chưa hay không thích hợp.  "Mới" là tiến bộ thì "cũ" là lạc hậu, phải không?  Nhưng cái mới, cái thích hợp, cái tiến bộ cũng làm vai trò khác với cái trước và thay thế cái cũ. Thành mới thì phải thay đổi chứ?

Chữ xu thế cũng là một chữ lờ mờ ít nhiều.  Ai mà nắm được xu thế này?  Có phải là xu thế 1946 khác với xu thế năm 1986?  Khác với xu thế năm 2014?  Vậy quan niệm "mới" là thế nào cũng thay đổi theo thời cuộc.  Liệu có người còn hát các bài ca về đời sống mới năm 1946, con người mới của thời này sẽ hát không hát về mình nhưng lại hát về một thời cũ có xu thế khác.

14 tháng 4, 2014

Ba bài thơ của Thái Bá Tân (2013)

Nhiều luật quá - Too Many Laws

Lại thêm một luật nữa,

Yet again another law
Phạt một trăm triệu đồng

Fining one hundred million more đồng
Những ai dám nói xấu

Who would dare to speak ill
Nhà nước mình. Sợ không?

Of their government.  Afraid yet?

Thế nào là nói xấu?

What is it to speak ill?
Nhà nước sai thì sao,

What if the government's wrong,
Yếu kém và tham nhũng,

Weak and corrupt
Không lẽ không người nào

It cannot be that one of them is?

Được phép có ý kiến?

Are we allowed a suggestion?
Hay dân muốn phê bình

Or the people wanting to criticize
Thì phải xin phép trước

Must ask permission in advance
Cho nó “đúng qui trình”?

So it's "the correct process"?

Nhà nước ta, tôi nghĩ

Our government, I think
Rõ ràng có vấn đề.

Clearly has problems.
Các bác ấy chỉ muốn

Those elders just want
Đóng cửa rồi “tự phê”.

To close the door and engage in "self criticism."

Một triết gia đã nói,

A philosopher once said,
Tôi không hề đặt điều:

I don't make this up:
Nhà nước càng mục nát,

The more rotten the government,
Thì luật càng có nhiều.

The more laws that are written.


Đáng lo - Worrisome

Có cái gì không ổn

There's something that's not right
Trong việc giờ, ở đâu

During working hours, somewhere
Cũng san sát quán nhậu,

Quite close by in watering holes
Cao lâu rồi thấp lâu.

Banquet halls and greasy spoons

Rồi quán bia, quán lẩu,

And beer halls, fondue shops,
Rồi ka-ra-ô-kê,

And karaoke,
Rồi trăm thứ ăn uống

And a hundred things to eat and drink
Chiếm hết cả vỉa hè.

Taking over the sidewalk

Đâu cũng thế, nhiều lắm,

Everywhere it's like that, a lot of it,
Nhiều đến mức giật mình.

So much that it's shocking.
Mà sao ăn ngoài phổ,

And why are they eating on the street,
Không phải ở gia đình?

And not with their families

Nếu đó là “văn hóa,”

If that's "culture,"
Thì kiểu “văn hóa” này

Then this kind of "culture"
Rất đáng để lo sợ,

Is quite worrisome and frightening,
Vì lý do sau đây:

For these reasons:

Một, lai rai ăn nhậu

First, drinking at leisure
Tốn thời gian, tốn tiền.

Wastes time, wastes money.
Một cảnh không đẹp lắm,

It's not attractive,
Nhất là với thanh niên.

Especially for young men.

Hai, uống say, về muộn

Second, getting drunk, coming home late
Thành lục đục gia đình.

Causes familial strife.
Con cái tuy không nói,

Relatives even if they don't say it
Nhưng trong lòng chúng khinh.

Inside they feel scorn

Ba, tửu nhập ngôn xuất,

Third, imbibing loosens the tongue,
Chuyện dại rồi chuyện khôn.

Foolishness then cunning.
Không khéo rồi sinh sự,

If you're not careful then you quarrel,
Phải kéo nhau vào đồn.

You'll be taking yourselves to the station.

Bốn, và quan trọng nhất -

Fourth, and most important -
Trẻ, rất cần thời gian

The young really need time
Để đọc sách, làm việc,

To read books, to work,
Không hưởng lạc, an nhàn.

Not to enjoy pleasure and leisure.

Tóm lại là tôi thấy

In conclusion I see that
Cái nước mình thật buồn.

Our country's quite sad.
Cái gì cũng yếu kém,

Everything is weakness
Ăn chơi thì sợ luôn.

The idle loafing is dreadful.

Uống bia nhất châu Á,

Drinking the most beer in Asia,
Nhậu nhẹt suốt đêm ngày.

Imbibing all day and all night.
Nếu đó là “văn hóa,”

If that is "culture,"
Thì thật đáng lo thay.

Then we've a lot to worry about.

Không đi làm nhà nước - Don't Work for the Government

Tôi khuyên các bạn trẻ,

I advise my young friends
Nếu được, khi học xong,

If possible, when you finish your studies
Đừng vào làm nhà nước,

Don't go into government employment,
Nhất là việc văn phòng.

Especially office work.

Vì sao? Vì thực tế

Why?  Because the reality is
Cái chỗ ấy bây giờ

That these places nowadays
Thực sự không làm việc,

Actually do not work,
Mà chỉ lờ tờ phờ.

And just hang around.

Vì cái thằng thủ trưởng,

Because the jerk in charge,
Đảng viên, thường ngu lâu,

Party member, usually dense
Hắn thấy cấp dưới giỏi

If he saw any of his underlings had ability
Là không chịu được đâu.

He sure wouldn't put up with it.

Vì sớm muộn, ở đấy

Because sooner or later, over there
Bạn phải thay đổi mình,

You'll have to change who you are
Thành dối trá, nịnh hót

Become deceitful, obsequious
Cho giống người xung quanh.

So that you like those around you.

Mà không thay là chết.

And if you don't change you're done for.
Có lúc sẽ nhúng chàm.

There will come a time when you have to dirty your hands
Sẽ phải làm những việc

And will have to do things
Lương tâm không muốn làm.
That your conscience does not want you to.

Ở nước ta hiện tại,

In your country nowadays,
Đừng nhắc đến chữ tài.

Don't even mention talent
Càng tài càng bị đánh,

The more talented, the more beaten down,
Hoặc bị tống ra ngoài.

Or it's banished outside.

Tôi khuyên như thế đấy.

I give this advice.
Tôi biết tôi nói gì.

I know what I'm talking about.
Không tin, hỏi cha chú.

If you don't believe me, ask your dad, your uncle.
Theo hay không thì tùy.

Follow it or not, it's up to you.

*


Một cơ quan nhà nước,

A government office,
Đút tiền mới được vào,

Slip some money to get in,
Thì không nói cũng biết

It goes without saying
Cơ quan ấy thế nào.

What this office will be like.

Thường người chui vào đấy

Usually those who squeeze in here
Phần lớn là bất tài.

Mostly are incompetent
Bất tài nên không thể

Incompetent so that they cannot
Và không dám làm ngoài.

Nor do they dare work outside.


Khi ở Việt Nam tôi không gặp một người có học thức nào mà không thấy khó chịu với tình trạng xã hội Việt Nam hiện nay.  Mà trách ai?  Tôi nghĩ có nhiều yếu tố, phần lớn gốc ở tính cách con người của bất cứ xứ sở nào, một phần cũng phụ thuộc vào tính cách con người Việt từ xưa đến nay.  Còn có một yếu tố nữa là chính phủ, nhưng nguyên liệu của chính phủ nào là con người.  Ở xứ Việt thì nguyên liệu ấy là con người Việt.

Trong một hệ thống đơn đảng thì đảng của chính quyền luôn luôn ca tụng các việc được thành công cũng điều chứng minh sự thành công của đảng ấy.  Nhưng các việc thất bại thì không phụ thuộc vào đảng ấy.  Một điều hay của hệ thống đa đảng là các phe đối lập nhau có khả năng chỉ trích và chê bai nhau.  Cái mình làm mà cho là thắng lợi, thì bên kia cho là thất bại - và ngược lại.  Tất nhiên tình hình này rất lộn xộn - nhưng trước khi bỏ phiếu dân phải suy nghĩ: thắng lợi / thất bại này có lợi / hại cho mình không?  Mình bỏ phiếu ủng hộ ai?  Có lẽ mỗi đảng phái hư nát như nhau, nhưng họ có khả năng làm nổi lên các tất xấu của nhau.

Bài thơ "Nhiều luật quá" nói đến tính quan liệu - một tính quan liệu có nhiều lớp, nhiều tầng, và nhiều luật để gây một khối sương mù che chở những kẻ quan chức không đứng đắn.  Được biết rằng họ được che chở thì họ càng tan nát.  Cố thẩm phán Tối cao Pháp viện Pháp Mỹ Louis Brandeis một lần nói "Sunlight is the best disinfectant."  Nghĩa là "ánh nắng là thuốc tẩy uế có hiệu quả nhất."  Việc "đóng cửa 'tự phê'" xây ra trong bóng sương mù, vậy nhiễm độc ở lại trong cơ thể của cơ chế.

Bài thơ "Đáng lo" nó đến một tính rất xấu phổ biên ở Việt Nam.  Một công chức đi chơi trong giờ làm việc là ăn cấp tiền thuế của dân.  Còn họ không được sống gần gia đình họ, hưởng dẫn các đứa con trong việc học hành và trưởng thành.  Họ không làm gương mẫu tốt cho thế hệ trẻ.  Song theo một ý nghĩa của chữ culture (mà thường được dịch sang tiếng Việt với chữ "văn hóa") thì culture / văn hóa cũng là "the behaviors and beliefs characteristic of a particular social, ethnic, or age group" - các hành động và tin tưởng đặc trưng của một thành phần xã hội, dân tộc, hay lứa tuổi nào đó.  Việc ăn nhậu là một nết rất đặc trưng của đàn ông Việt Nam, và cũng là một yếu tố trong sự sinh sống của nhiều phụ nữ Việt Nam.

Đọc bài "Không đi làm nhà nước" thì tôi thấy rất buồn.  Không có người với chí khí và đạo đức tốt muốn đi làm cho nhà nước, thì làm sao nhà nước được cải thiện?  Và tôi đã từng gặp những công chức nhà nước làm việc tốt và nhiệt tình.  Không hẳn là mỗi người đều xấu.  Nhưng ông thi sĩ này viết đúng - những công chức tốt chắc gặp nhiều khó khăn vì cái hệ thống quan liệu.  Đào tạo những người có khả năng quản lý nhất định không phải là dễ ở xã hội nào.  Đây là một lĩnh vực cũng cần đến nhiều "thuốc tẩy uế."

6 tháng 4, 2014

Thực hiện triết để Đời Sống Mới (Completely Realize The New Life) (1946) - trích

Đời Sống Mới là một đời sống xây dựng trên ba nguyên tắc căn bản: Dân tộc, Dân chủ, Khoa học.  Nó không còn là một đời sống vô vị, vô ý thức, hay bừa bãi, bê tha.  Nó là một đời sống dản dị cần cù và có tổ chức.

Nó là đời sống của những người, của một dân tộc luôn luôn nhận thức rằng mình có Tổ quốc để phụng sự, có đồng bào để chung sống, có kế hoạch, có đường lối để làm việc và phấn đấu.  Đời sống ấy đã bắt đầu thực hiện với những thành tích vẻ vang của cuộc cách mạng tháng Tám.  Đời sống ấy hiện đang tiến triển theo một đà mau lẹ, theo một điệu nhịp nhàng từ Bắc vào Nam, từ hậu phương đến tiền tuyến.

New Life is a life built upon three fundamental principles: Nation, Democracy, Science.  It's no longer a life that's dull, non-ideological or dissolute, profligate.  It's a casual, diligent life that's organized.

It's the life of the people, of a nation that always realizes that they have a Fatherland to serve, that they have compatriots with which to share their lives, have a plan, have a path to do their work and to struggle. This life began to be realized with the glorious achievements of the August revolution.  This life is progressing at an agile pace, at a clip from the North to the South, from behind the lines to the front.

nguồn: Cứu Quốc 19 tháng 12 1946, 2.


Trong những năm sau có phong trào "con người mới."  Trong những ngày tháng sau cuộc khởi nghĩa năm 1945 có phong trào "đời sống mới."  Đời sống mới này theo hai trong ba ý then chốt trong Đề Cương Văn Hóa mà Trường Chinh vay mượn từ Mao Trạch Đông là "dân tộc" và "khoa học." Ý thứ ba là "đại chúng" được thay thế bằng "dân chủ."  Chắc chữ dân chủ được sử dụng vì Việt Nam Độc Lập Đồng Minh muốn làm nhỏ đi khái niệm cộng sản bao hàm trong chữ "đại chúng."  Một điều nữa là năm 1946 nước Việt Nam mới có nhiều đảng phái tham gia cuộc bầu cử, vậy những người mới sống được Đời Sống Mới này đã thực sự nếm mùi của nền "dân chủ."

Yếu tố chính của Đời Sống Mới là "phụng sự" Tổ quốc bằng hai cách là "làm việc" và "phấn đấu." Đời Sống Mới thì có từ "cuộc cách mạng tháng Tám."  Đời sống cũ thì có từ bao giờ?  Từ bốn nghìn năm?  Từ khi Pháp đổ hộ?  Trước cuộc cách mạng ấy thì đời sống miền đông xứ Đông Dương chỉ là "một đời sống vô vị, vô ý thức, hay bừa bãi, bê tha."

Đời Sống Mới này "có tổ chức," "có kế hoạch," và "có đường lối" rồi, miễn phải lo hay suy nghĩ nữa.  Không có ba thứ ấy thì đời chỉ thấy "vô vị, vô ý thức, hay bừa bãi, bê tha." Mỗi người chỉ phải "theo một điệu nhịp nhàng từ Bắc vào Nam."  Giản dị thật.

4 tháng 4, 2014

Leçons de Violon, Violoncelle par Nguyễn Xuân Khoát (1937)

Leçons de Violon, Violoncelle
par
M. Nguyễn Xuân Khoát
ancien Répétiteur du Conservatoire d'E. O.
46, Rue Richaud -- Hanoi

nguồn: Ngày Nay #88 (5 décembre 1937) tr. 9.

Nguyễn Xuân Khoát chơi đàn contrabass, nhưng dạy đàn violon và violoncelle.  Chắc vì đàn contrabass hiếm quá và trình độ nhạc của được tốt tương đối thì ông dạy các loại đàn dây phổ thông.  Ông là "ancien Répétiteur du Conservatoire d'Extrême Orient" tức là "cựu thầy dạy kèm ở Nhạc Viên Viễn Đông."  Hiện nay rue Richaud là phố Quán Sứ.