28 tháng 2, 2014

Cabarets, Dancing - Saigon 1958

Hộp đêm, Nhảy đầm

Arc-en-ciel, 56 Tản Đà (rue Jaccaréo) Chợ Lớn có ban nhạc Phi Luật Tân, thỉnh thoảng có nghệ sĩ Châu Âu, kỵ nữ

Baccarat, 165 Trần Quý Cáp (rue Testard) hai cuộc biểu diễn mọi đêm

Đại Kim Đô, Blvd Đồng Khánh, Chợ Lớn, tức là Grande Monde; nhiều màu sắc địa phương.  Sản nhảy rộng.

Ma Cabane, gốc đường Nguyễn Du (rue Taberd) và Trương Công Định (rue Amiral Roze), mở cửa 9 giờ, dàn nhạc hay.

Tự Do, gốc đường (rue Catinat) và Thái Lập Thành (rue Amiral Dupré) - rất là linh hoạt khi nào có tàu thủy ở cảng

Vieux Cambodge, gần rue Guillaume Tell khu cảng.


nguồn: Saigon - The United States Operations Mission To Vietnam: A Booklet Of Helpful Information For Americans In Vietnam, Prepared by The American Women's Association of Saigon, Revised May 1958, Saigon, Vietnam - Vietnam Center and Archive.

Thông tin ở trên là theo một sách hưởng dẫn các bà nội trợ đến sống ở Saigon năm 1958.  Các hộp đêm ở trong nhất định phải thuê nhạc công.  Các nhạc công ấy kiếm sống rất tốt.

27 tháng 2, 2014

bình chọn tại trường quay - bình chọn qua tin nhắn SMS

Đối với một người tìm hiểu về Việt Nam hiện nay, thì chương trình Giai Điệu Tự Hào rất tuyệt vời. Cách làm thực hiện chương trình này khá thật thả.  Một thí dụ là các bầu chọn ca khúc.  Họ cho biết tỷ lệ khán giả ủng hộ các ca khúc thể hiện trên chương trình.
Họ cũng cho biết tỷ lệ bầu chọn của hai thành phần "lão thành" và "trẻ tuổi."

Với người lão thành (tôi thuộc thành phần này) thì tỷ lệ ủng hộ là như sau:

Bài ca năm tấn - 88%
Tôi là người thợ lò - 93%
Cô thợ hàn - 43%
Những ánh sao đêm - 76%
Quảng Bình quê ta ơi - 97%
Tiến lên chiến sĩ đồng bào - 88%

Với người chưa lão thành thì tỷ lệ ủng hộ như sau:

Bài ca năm tấn - 75%
Tôi là người thợ lò - 87%
Cô thợ hàn - 48%
Những ánh sao đêm - 93%
Quảng Bình quê ta ơi - 86%
Tiến lên chiến sĩ đồng bào - 94%

Khoảng cách giữa hai lớp khán giả không xa lắm.  Chỉ có việc là lớp trẻ thích bài "Những ánh sao đêm" nhiều (93%) và lớp già thì thích trung bình (76%).

Cái điều nổi bật về chương trình này là nói chung những người trong trường quay thích ca khúc được thể hiện với mức trung bình 81%.  Còn khán giả xem ở nhà thì không thích với mức trung bình 17%.

Vậy khi họ làm số trung bình của khán giả ở quay trường và khán giả ở ngoại thì họ nói rõ là họ xử lý cho tỷ lệ của các người ở quay trường chiếm được 70% và người dân thường chiếm được 30%.

Nếu làm cho cả hai bên được chia đều thì kết quả sẽ ra sao:

Bài ca năm tấn -51%
Tôi là người thợ lò - 53%
Cô thợ hàn - 26%
Những ánh sao đêm - 48%
Quảng Bình quê ta ơi - 64%
Tiến lên chiến sĩ đồng bào - 50%

Số người xem chương trình từ ở ngoại quay trường phải đông hơn nhiều những người ở trong.  Nếu làm ngược lại - khán giả trong quay trường được tỷ lệ 30% và khán giả ở ngoài được tỷ lệ 70% thì kết quả sẽ như thế này:

Bài ca năm tấn - 39%
Tôi là người thợ lò - 38%
Cô thợ hàn - 18%
Những ánh sao đêm - 35%
Quảng Bình quê ta ơi - 53%
Tiến lên chiến sĩ đồng bào - 34%

Nếu tính toán như vậy, chỉ có bài "Quảng Bình quê ta ơi" được một số đại số khán giả ưa thích. 

Những người trong quay trường có vẻ như là toàn người trí thức.  Trí thức là một số dân thiểu số ở Việt Nam (và gần như các nước khác).  Tôi cũng phóng đoán rằng những người xem vài bỏ phiếu theo SMS là những người cố ý xem chương trình này vì ưa thích luồng âm nhạc này.  Nếu không thích thì tại sao mất thì giờ theo dõi chương trình này?  Nhưng có vẻ như khán giả ở nhà rất thờ ơ với chương trình này.  Điều không rõ là họ phản ứng vì ca khúc hay vì cách thể hiện các ca khúc?

26 tháng 2, 2014

Thiếu nhi Hà nội góp sách tặng các bạn Huế, Sài gòn (The Children on Hanoi contribute books to their friends in Huế, Sài Gòn) (1975)

Nghe tin Huế, Sài gòn và miền Nam hoàn toàn giải phóng, thiếu nhi thủ đô Hà nội rất phấn khởi và xúc động.  Các em đã thi đua học tập, lao động và làm "nghìn việc tốt" vì miền Nam.  Biết các bạn thiếu nhi miền Nam nói chung và các bạn thiếu nhi Huế, Sài gòn nói riêng suốt 20 năm qua phải sống dưới ách thống trị của Mỹ-ngụy, không được tự do học hàng, vui chơi như miền Bắc, các em đã tự nguyện góp sách học và truyện tặng các bạn Huế, Sài gòn để giúp các bạn học tập tốt.  Chỉ trong một thời gian ngắn thiếu nhi Hà nội đã góp hơn 80,000 cuốn sách, trong đó thiếu nhi Hoàn kiếm góp hơn 30,000 cuốn, thiếu nhi Ba Đình góp 10,000 cuốn.  ... các em còn đóng góp nhiều loại sách ... sách giới thiệu phong trào thi đua học tập và lao động theo năm điều Bác dạy ... các loại sách lịch sử, sách truyền thống cách mạng, ... để các bạn miền Nam tìm hiểu về miền Bắc xã hội chủ nghĩa tìm hiểu về đời sống và sinh hoạt của nhân dân và thiếu nhi miền Bắc. 

With the news that Huế, Sài Gòn and the South are completely liberated, the little children of the capitol Hà Nội are very enthusiastic and moved.  The kids had competed, worked and done "a thousand good deeds" for the South.  Knowing that their young friends in the South in general and specifically in Huế and Sài Gòn for the past 20 years have had to live under the dominating yoke of the Americans and puppets, were not free in their studies, and carefree and happy like the North, the kids have voluntarily contributed textbooks and stories to give to their friends in Huế and Sài Gòn to help them learn well.  Only in a short period, the children of Hà Nội have contributed more than 80,000 books, among them the Hoàn Kiếm kids contributed 30,000 books, the Ba Đình kids contributed 10,000 books. ... they contributed many kinds of books ... books that introduce the competitive learning program and working according to the five rules Uncle taught ... every kind of history books, books about the revolutionary tradition, ... so that their friends in the South come to learn about the socialist North, to learn about the life and the people and children of the North.

nguồn: Hà Nội mới 10 tháng 5 1975.


Thắc mắc thứ nhất - thiếu nhi miền Nam có thiếu gì sách hay?  Thế nhưng bài này rất đúng về điều là các em thiếu nhi miền Nam thiếu sách về nội dung "thi đua học tập và lao động theo năm điều Bác dạy."  Điều chưa chắc là thiếu nhi miền Nam từng có nhu cầu ấy?

Điều đằng sau bài này là toàn xã hội miền Bắc - không chỉ là thiếu nhi - đã được vận động liên miên mấy chục năm.  Hết cuộc vận động này thì phải theo cuộc vận động khác.  Quá trình các cuộc vận động thay thế nhau không thể nào kết thức.  Các em ở miền Nam không chưa hưởng niềm hạnh phúc như các em miền Bắc.  Các em miền Bắc hy sinh nhiều rồi, nhưng cũng sẵn sàng làm hết mình để giúp đồng bào mình ở Huế và Sài Gòn.  Vậy thắc mắc thứ hai là - chừng nào cám ơn dân vì họ đã thành công rực rỡ trong hai cuộc kháng chiến để họ được yên và không còn bị vận động nữa?

Thì được "tìm hiểu về miền Bắc xã hội chủ nghĩa," các em miền đã thấy thú vị không?  Các quyển của đế quốc Mỹ và tay sai người Việt soạn và xuất bản bị tịch thu có phải bổ ích cho thiếu nhi miền Nam?

24 tháng 2, 2014

Cô hái mơ (Girl Picking Apricots) - Nguyễn Bính (1934)

Rừng mơ - nguồn ảnh: VTC News, nhà nhiệp ảnh Phạm Thịnh

Thơ thẩn rừng chiều một khách thơ,
Idling in the evening forest, a visiting poet
Say nhìn xa rặng núi xanh mờ,
Mesmerized he looks to the distant green mountains in mist
Khí trời lặng lẽ và trong trẻo,
The air is silent and clear
Thấp thoáng rừng mơ, cô hái mơ.
Fleetingly in the apricot grove, a girl picks apricots

Hỡi cô con gái hái mơ già,
Oh, girl picking apricots ripe,
Cô chửa về ư? Đường còn xa.
Aren't you going home?  The road's still long.
Mà ánh trời hôm đà sắp tắt.
And day's light is about to go out
Hay cô ở lại về cùng ta?
Or will you stay here with me?

Nhà ta ở dưới gốc cây dương,
My home's at the base of the poplar tree
Cách động Hương Sơn nửa dặm đường.
It's a furlong from Hương Sơn caves.
Có suối nước trong tuôn róc rách,
There a babbling brook cascades,
Có hoa bên suối ngát đưa hương.
There flowers along the brook spread their fragrance.

Cô hái mơ ơi!
Hail, girl picking apricots!
Chẳng trả lời nhau lấy một lời,
Not even one word of reply
Cứ lặng rồi đi rồi khuất bóng,
Keeping silent, she leaves, disappearing into the shadows,
Rừng mơ hiu hắt lá mơ rơi.
The apricot grove, leaves fall in a light breeze.


nguồn: Phong Hóa 21 tháng 9 1934


Mùa hái mơ là cuối xuân, tháng ba, tháng tư.  Hái mơ là hái quả hay hái giấc mơ.  Bài thơ này là như một giấc mơ.  Cứ tưởng là người suy nghĩ ra và biểu lộ những lời này là một chàng trai trẻ, "một khách thơ," nhưng bài thơ này không có nhiều manh mối về người kể chuyện này.  Độc giả chỉ biết rằng người này có điều kiện quan sát cô hái mơ này, đang ở gần động Hương Sơn, và muốn cô ấy ở lại.  Có phải là một sư cô cô đơn muốn trò chuyện với một gái lạ trong khu này?  Chắc là không.  Tất nhiên các nam thi sĩ hay mơ hay mộng về các thiếu nữ.  Một manh mối là khí hậu - lúc cô đi, người kể chuyện có cảm giác tế nhị là một cơn gió nhẹ làm "rừng mơ hiu hắt" và "lá mơ rơi."  Ai có thể hưởng một cảm tưởng như thế?

Cuối xuân có mơ chín và cũng có gái chín.  Vậy sắc đẹp và sức quyến rũ có lẽ đã đến tột cùng.  Không khí hết sức sặc sỡ với "núi xanh mờ," và "trời lặng lẽ và trong trẻo."  Cô được hiện diện (thấp thoáng) trong môi trường xuân tươi với "suối nước" và hoa "ngát đưa hương."  Quả đã đến lúc ngon nhất, cô ấy cũng thế, vậy tác giả mơ ước được thưởng thức.  Lá mơ rơi có nghĩa là quá trình nhạt phai khởi đầu từ đây?

Là khách thể, là đối tượng, song cô ấy cũng có chủ quyền.  Cô đến, cô đi "khuất bóng" không cần biết gì đến yêu cầu của người quan sát này.

23 tháng 2, 2014

Rừng lá thấp (Forest of Low Leaves) - Trần Thiện Thanh (1968)

Tặng anh hùng mũ xanh chiến trường Bình Lợi,
cố Đại Úy Vũ Mạnh Hùng TD3/TQLC

1.
Rừng lá xanh xanh cây phủ đường đi
Forests of leaves green, green coat the road we take
Thành phố sau lưng ôm mộng ước gì?
The city at my back what desires should I hold on to?
Tôi là người vui chinh chiến dài lâu
I'm a man happily going off to war for a long time
Nên mộng ước đầu tôi nghe đã chìm sâu.
So the first desire, I've felt I've buried deep

2.
Từ máy thu thanh cô nàng vừa ca:
From a tape recorder a young lady just sang:
"Trọn kiếp yêu anh lính khổ xa nhà"
"My whole life I'll love soldiers in hardship far from home"
Giữa rừng già nghe tiếng hát thật cao
In the old forest the voice echoes on high
Nhưng giữa rừng già tôi có thấy gì đâu?
But midst the old forest do I feel anything?

ĐK:
Sao không hát cho người giết giặc trên cầu, khi bùn lầy còn pha sắc áo xanh trong khói súng xây thành
Why don't you sing for those who killed the enemy on the bridge when the mud was still fading his green uniform while gun smoke built a town

Mắt quầng thâm mất ngủ tàn đêm khói lửa, giờ chỉ còn hai tiếng "mến anh."
Sleepless rings around eyes at the end of a night of smoke and flames, there's just two sounds "admire you"

Sao không hát cho những người còn mải mê
Why don't you sing for those who have a passion
Lá rừng che kín đường về phồn hoa 
The forest leaves hide a road back to prosperity
Sao không hát cho những bà mẹ từng đêm nhớ con xa
Why don't you sing for those mothers each evening miss their far-away child
Hay hát cho những người vừa nằm (gục) xuống chiều qua.
Sing for those who who fallen yesterday evening

3.
Rừng lá xanh xanh lối mòn chạy quanh.
Forests of leaves green, a worn path running past.
Đời lính quen yêu gian khổ quân hành
In a soldier's life you learn to love the hardship of military operations
Nghe từ ngày thơ tiếng súng triền miên
Since I was a child I've heard the endless sound of guns
Đánh giặc lâu bền cho non nước bình yên
Fighting the enemy durably so the land can be at peace

4.
Lời hát xin gây rung động thật lâu
The song's words, let them stir for a very long time
Đừng hát như chim trên ngọn (vùng) lá sầu xin thật lòng trong câu hát đầu môi
Don't sing like the bird in sad leaves, please, be sincere in the song at the tip of your lips
Như lính giữa rừng yêu lá thấp mà thôi. 
As soldiers in the woods love the low leaves, that's all.

nguồn: Trần Thiện Thanh, Tuyển tập 1: 30 bài nhạc lính (Westminster, CA: Nhật Trường Productions, 1999)


Lá thấp vừa che chở, vừa che khuất.  Lá được bảo vệ và làm vắng mặt.  Vậy "lính giữa rừng yêu lá thấp."

Ở giữa lá thấp thì lính lầm lì nhận thân phận mình "là người vui chinh chiến dài lâu."  Là người xa khuất cho nên "mộng ước đầu tôi nghe đã chìm sâu."

Hình như rừng lá thấp cũng có ý nghĩa mô tả những cành lá ngụy trang trên mũ, áo và ba lô lính chiến ở trong rừng.

Nói cụ thể thì bài ca này được viết để tưởng niệm một người lính chết lúc mà quân lực Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa tấn cộng vào Sài Gòn thời Tết Mậu Thần.  Hình như đơn vị của Vũ Mạnh Hùng bảo vệ cầu Bình Lợi.  Theo một trang web thì:
Trung Úy Vũ Mạnh Hùng đã tử thương vì bị VC bắn sẽ khi anh tiến tới ra lịnh cho chiếc M41 không bắn đại bác vào nhà dân. (trang Tổng Hội Thủy Quân Lục Chiến Việt Nam trích "Lử Ðoàn TQLC với trận chiến Tết Mậu Thân tại Sàigòn")
Vậy, theo tài liệu này thì Vũ Mạnh Hùng chết vì lo cho dân thường ở xung quanh cầu này.

Trên một tư liệu khác có người khác viết:
Khu vực Cầu Bình Lợi không như bây giờ không có dân cư đông đúc xung quanh toàn là những lùm cây tán thấp cỏ mọc Um tùm. (forum của trang yeunhacvang.com)
Bên kia cầu là một con "đường về phồn hoa," về thành. Vậy lúc bảo vệ sự phồn hoa ấy và những người được hưởng sự phồn hoa ấy, họ được có hiểu cho những người lính sống mạo hiểm và khó khăn không?

Tác giả ca khúc này nhận nhiệm vụ soi sáng trên cảnh này.  Ở thủ đô thì có những cô ca sĩ hát cho lính.  Họ hát những câu "Trọn kiếp yêu anh lính khổ xa nhà" thì các câu ấy nghe suông.  Tác giả này hỏi: "Sao không hát cho người giết giặc trên cầu, khi bùn lầy còn pha sắc áo xanh trong khói súng xây thành." Người lính của ca khúc này muốn sự thông cảm và hiểu biết của cô ca sĩ này và của khúc ca này. Tại sao không hát về cái sự thật?

Lý do là người công dân bình thường không muốn biết cái sự thật của chiến tranh.  Các chiến sĩ được coi như là vị anh hùng, lúc chết là liệt sĩ, và chết một cách vĩ đại.  Đơn giản, gọn gàng, và ngây thơ. Ca khúc này đòi mọi người nhìn vào thực tế.  Nhưng có phải bài hát này cũng xóa cái sự thật của chiến tranh?  Có phải là lính thực sự "quen yêu gian khổ quân hành" không?  Còn hai câu sau tỏ những ý rất đặc biệt mà cần mổ xẻ:
Nghe từ ngày thơ tiếng súng triền miên / Đánh giặc lâu bền cho non nước bình yên."
Có phải là cách đáp ứng xứng đáng của một người nghe tiếng súng triền miên từ bé là cầm súng để làm thêm tiếng súng?  Còn giặc là ai để mà phải đánh.  Giặc là một người thanh niên không khác gì mấy với mình?  Giặc cũng là người Việt.  Có lẽ giặc chính là các nhà chính trị, các bộ quốc phòng, các người tranh ghế ở nội các?

Làm chiến tranh cho hòa bình có hợp lý không?  Hạ súng thì hòa bình mới đến chứ?  Song khái niệm đánh giặc cho non nước bình yên hợp với tâm lý của thời gian ấy.  Nói chung Sài Gòn lúc bấy giờ là một ốc đảo bình yên trong nỗi loan.  Biến cố mô tả trong bài "Rừng lá thấp" mới chạm đến tình trạng bình yên ấy.  Tất nhiên xã hội ấy rất mộng ước đến hòa bình.  Thái độ của lính chiến ở trên là phải cắn răng cứ chiến đấu lâu dài để được hưởng hòa bình ấy.

Tất nhiên khái niệm ca khúc ở trên cũng là một loại tuyên truyền, nhưng tuyên truyền như thế có hiệu quả không? Trong sách sử mới History of the Vietnamese People, trang 607, Keith W. Taylor viết sau việc tấn công Tết Mậu Thần thì "the new government of the Second Republic in Saigon benefited from a rise of popular support as people rallied against the attackers with a new sense of appreciation for what was a stake" (chính phủ mới của Đệ Nhì Cộng Hòa ở Sài Gòn được hưởng sự ủng hộ đại chúng khi mà dân tập hợp lại chống những người tấn công với khả năng đánh giá mới của những nguy cơ trong cuộc).  Như vậy, có phải họ nên nói rõ hơn là họ đấu tranh để tránh một ngày thống nhất theo điều kiện của bên đã tấn cộng lúc Tết Mậu Thần?

Một ý khác trong những bài ca lính chiến là lòng trung thành với đồng đội trong đơn vị.  Vậy phải "hát cho những người vừa nằm xuống chiều qua," và biết ơn những người ấy một cách xứng đáng.
niềm thương cảm?  Hình một thời nào đó ca khúc Sài Gòn được chuyển hướng từ "yêu người lính xa nhà" đến "yêu và hiểu đến người lính gian khổ."  Những người lính che dưới lá rừng như vô hình.  Việc "mắt quầng thâm mất ngủ tàn đêm khói lửa, giờ chỉ còn hai tiếng "mến anh" không đủ.  Người lính đòi nhiều hơn.  Các cô ca sĩ hậu phương "đừng hát như chim trên ngọn lá sầu xin thật lòng trong câu hát đầu môi."  Nhưng các cô ấy đại diện cho toàn xã hội mà nên chân thành tưởng nhớ đến những người lính được che chở bởi rừng lá thấp.


Hãy đến trang nhacso này có âm thanh của Thanh Thúy, một "cô nàng", ca "Rừng lá thấp."  Hãy tìm mục số 7 trên danh sách của album này.

18 tháng 2, 2014

Ông Nguyễn Khắc Hiếu với việc đời - 1932-3


Ông Ngyễn-Khắc-Hiếu với việc đời

Này lúc luân thư .. ông ... đảo ngược ru ... u ...

(với các quyển Con uống [hay Còn uống?] và Khối tình bé tì)

tranh của Tứ Ly (Thạch Lam)

nguồn: Phong Hóa 14 (22 septembre 1932), 4.

Bộ tứ bình mới

Chủ chén nó say quên bẵng chó
Lòng không gia dối chó ngồi ngây
May thay! Một bãi thừa ơn chú!
Chú cũng say mà chó cũng say!

Vive La Fontaine

(tranh này không đề tên, nhưng thi sĩ ở đây rất giống các hình ảnh của Tản Đà khác)

nguồn: Phong Hóa 27 (16 février 1932), tr. 1.
Nam-Việt kỳ-quan số 3

Trên chợ trời
Bác bén hã: NGUYỄN-KHẮC-HIẾU

với các bầu rượu: Tản Đà văn tập, Khối tình con, Khối tình lùn, Giấc mộng con, Giấc mộng lớn, Đàn bà tầu - kêu: Con uống!

Tranh: Đông Sơn (Nhất Linh)

nguồn: Phong Hóa 37 (10 mars 1933), tr. 1

Lẩn quẩn

Còn gì khổ bằng: nguồn văn tắc, cơn nghiền lên mà lúc sờ đến bầu thì đã có người nghịch tính gấu đâu mất!
(Các bạn tìm xem bầu rượu ở chỗ nào và người nghịch tính ấy là ai?)

(Lịch năm 1903 / Mộng lớn / Mộng con / Khối tìn)

nguồn: Phong hóa số 51 (16 juin 1933), tr. 14.


Thế ra không phải tại rượu

--Ồ! có lẽ hôm nay mình nhắm với thịt quay cho nên mới cạn được ngần này rượu mà trông đồ vật gì cũng quay cả!

Tranh: Lemur (Nguyễn Cát Tường)

nguồn: Phong hóa số 72 (10 novembre 1933), tr. 5.


Những năm đầu tiên xuất bản tạp chí Phong Hóa, nhóm Tự Lực Văn Đoàn có thái độ ác đối với Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu.  Thực ra nhóm ấy rất thích làm bút chiến và đả kích mỗi báo, mỗi nhóm, mỗi người không phải của mình.  Còn Tản Đà thì dễ biếm họa.  Ông thuộc phe cũ - ăn mặc cũ, viết văn chương cũ, có cách ăn ở cũ.  Ông cũng đã làm báo.  Song, như các tranh ở trên minh họa, đặc điểm của Tản Đà là thói uống rượu.  Thế hệ trẻ muốn cải cách xã hội như nhóm này và các nhóm cộng sản không chịu nổi thói xấu này.

Vài năm nữa ban biên tạp của Tự Lực Văn Đoàn sẽ thay đổi thái độ này.  Họ đăng vài bài thơ và nhiều bản dịch từ các bài thơ kinh điển của Trung Quốc của Tản Đà.

16 tháng 2, 2014

Vua Bia (1975)


--Vẽ xem "vua Lia" mình ạ!
--Tôi đã say đâu mà bà nó gọi tôi là "vua bia"?

--Tickets to "King Lear" dear!
--I'm not at all drunk but the old lady calls me "King Beer"?

nguồn: Hà Nội mới 22 tháng 6 1975.


Tranh vui trong nhật báo phản ánh xã hội nhiều hơn các tranh và ảnh chính thức.  Không phải mọi người đều hiên ngang tiến lên (hay muốn hiên ngang tiến) xây một tương lai tốt đẹp cho đất nước và loài người.

Bà vợ tiến bộ này đã kiếm được vé xem vở kịch "Vua Lia" (King Lear) của văn hào William Shakespeare là một kiệt tắc văn chương.  Ông chồng đâu biết và đâu cần biết "Vua Lia" là ai, nhưng cũng có cảm tưởng như có thể bị chê trách vì thói hay uống lít bia từng lít.

Dĩ nhiên là họa sĩ Phạm Trung Miên có ý công kích vua bia này.  Song thực ra vua Bia đã thắng, đang thắng, sẽ thắng và vua Lia thua.

12 tháng 2, 2014

Ngày xuân con én (In Spring The Swallow) - (1935)

Ngày xuân con én ... đưa thoi

Spring days, the swallows ...  bobbing like a shuttle

nguồn: Phong Hóa 171 (21 janvier 1936), 20.


Lại Truyện Kiều... Lại văn hóa phi vật thể.

11 tháng 2, 2014

Thời xưa tự hào

Đây là bản sao trích từ trang Facebook Giai Điệu Tự Hào.  Tôi để nguyên với các lối chính tả.
Thập kỷ 60, nếu như ở Sài Gòn, các thiếu nữ mặc juyp ngắn trên gối, đầm chít eo, sành điệu dạo xe vespa đi cà phê sáng thì ở miền Bắc, để sở hữu một chiếc xe đạp là cả một hành trình gian truân. Các cô Hà Nội quần lụa, áo tay bồng, nhịn ăn nhịn mặc tích 5 bánh xà phòng, 1 ái phích nước mởi đổi được 1 cái lốp xe đạp. Để sắm đủ phụ tùng xe cũng mất vài ba năm thế nên nhiều nhà có xe cũng chẳng dám đi mà chỉ treo lủng lẳng lên xà ngang gác xép, thỉnh thoảng lôi xuống lau và bơm lốp.
Bạn có biết không, sự kiêu hãnh của một cô gái thả tóc dài trên chiếc xe đạp Mifa ba mươi năm trước có khi còn lớn hơn cả việc mặc váy Prada đi SH bây giờ. Độ tự tin của một chàng trai tuổi gần đôi mươi, quần bò rách, áo phông màu mè lượn trên một chiếc xe cuốc, và nhất là lại có một một cô bạn gái ngồi gióng ngang, ngày ấy có khi chẳng kém gì với việc một cậu ấm bây giờ vào quán, mở laptop Vaio và nghe điện thọai Vertu. Thời đó ai có xe đạp phải đăng ký, xe phải đeo biển số khung đàng hoàng kẻo có ngày bị CSGT tuýt còi hỏi. nguồn: Facebook Giai điệu tự hào 10 tháng 2 2014 
Facebook không phải là phương tiện để viết văn xuôi, vậy người làm post này viết lúng túng một chút thì chắc chẳng sao.  Nhưng quan điểm của đoạn viết này cũng khó nắm được.  Trang Dân Trí có đầu đề bài viết như sau: “Giai điệu tự hào” tái hiện từng lát cắt lịch sử.  Ngày 22 tháng 1 2014 Facebook của Giai Điệu Tự Hào cũng nhắc đến "Những nốt nhạc hào hùng, những hình ảnh ghi khắc lịch sử quá đỗi tự hào của dân tộc."  Như thế thì vai trò của chương trình này là thể hiện một quá khứ để làm toàn dân Việt tự hào về quá khứ mình.  Chữ tự hào có nghĩa "Lấy làm hài lòng, hãnh diện về cái tốt đẹp mà mình có," thì quá khứ như thế phải rất là chọn lọc.  Mọi sự kiện tốt đẹp được nhắc đến, mọi sự kiện không đẹp thì bị bỏ đã đành.  Tuy nhiên, nếu quá khứ này thật sự không đẹp theo suy nghĩ của mọi người thì sao?  Một quá khứ nhiều chết chốc, kẻ bị bỏ tù không xứ án, anh em hai phía biên giới đánh nhau, nước bị cô lập về ngoại giao, dân sống thiếu thốn về vật chất và kiến thức không thuộc về cái tốt.

Đối với chương trình này thì cách nhìn về Sài Gòn thời tiền-thống nhất rất khó hiểu.  Có phải đây thực sự là một thành phố "các thiếu nữ mặc juyp ngắn trên gối"?  Không thể nói là không có, nhưng ăn mặc như thế có phải tiêu biểu cho các gái trẻ Sài Gòn những năm 1960?  Tại sao không viết "các thiếu nữ mặc áo dài trắng học sinh"?

Thêm một điều lạ là giả sử thiếu nữ của hai miền chỉ nghĩ đến đồ xả xỉ phẩm của thời đại - ở miền Nam là xe vespa, ở miền Bắc là xe đạp Mifa.  Có lẽ người viết đoạn này muốn giúp thế hệ trẻ hiện sống trong một xã hội tiêu thụ được gắn bó với thế hệ ông bà?  Nhưng đây cũng là một cách rất lạ để xét lại lịch sử.  Thời toàn dân chiến đấu giải phóng miền nam / xây xã hội chủ nghĩa ở miền bắc, người "cậu ấm" là thế nào? Là con nhà tư sản chưa cải tạo?  Chắc thế là hiếm.  Là con của viên chức nhà nước?  Như Hồ Chí Minh phát biểu - "Không phải hễ cứ bố là cán bộ thì con là 'cậu ấm'" (trích "Bài nói chuyện với cán bộ, đảng viên hoạt động lâu nǎm (9-12-1961)). Một thời gian của "những người sống vì mọi người" thì cũng có các cậu ấm.  Nếu không thì ai mua các đạp xịn của giai đoạn ấy, ai có quyền đăng ký.  Tôi cũng chưa hiểu tại sao người viết bài này được tự hào vì từng phải có phiếu mua phụ tùng xe đạp?  Hay được tự hào vì công an đòi giấy tơ chứng nhân sở hữu xe đạp?

Hình như tác giả của những câu ở trên muốn nói thế hệ trẻ hiện nay nên tích cực noi gương thế hệ xe đạp cuốc.  Nhưng gương mẫu mô tả ở trên được đánh giá theo tiêu chuẩn vật chất và tiêu chuẩn quan liệu, không phải là theo một tiêu chuẩn đạo đức hay tiêu chuẩn tinh thần.