31 tháng 10, 2013

29 tháng 10, 2013

Trường Nhạc Hà Nội chào mừng miền Nam đại thắng, mừng nhà trường tròn 10 tuổi (1975)

Chào mừng những chiến thắng to lớn của quân và dân miền Nam, đồng thời kỷ niệm 10 năm ngày thành lập nhà trường, trong không khí hào hứng, anh chị em giản viên và học sinh trường nhạc thuộc Nhà nghệ thuật quần chúng (Sở Văn hóa-thông tin) đã khẩn trương tập luyện một chương trình ca nhạc xuất sắc, sẽ biểu diễn vào hai tối 20, 21-4. ...

Các dàn nhạc gồm nhiều cây vi-ô-lông, đàn ác-coóc đã phục vụ đắc lực cho phong trào vui sống ở các đơn vị, binh trạm trong cuộc kháng chiến vừa qua. Năm 1973, các giáo viên ác-coóc Minh Tâm, giáo viên ghi-ta Tạ Đắc đã vào Quảng trị, trực tiếp huấn luyện và phục vụ biểu diển các chiến sĩ trên dọc giải Trường-sơn

Trong 10 năm qua, các giảng viên như cụ Lưu Quang Duyệt tuy tuổi đã già (74 tuổi) nhưng vẫn say mê với nghề nghiệp, tự nguyện truyền đạt kinh nghiệm suốt nửa thế kỷ của mình cho học sinh thân yêu.  Các anh Tạ Đắc, Đoàn Chuẩn, vợ chồng anh chị Đức Cẩn... đã tận tụy nhiều năm với công tác giảng dạy, đào tạo được nhiều học sinh giỏi.

nguồn: Hà Nội mới 19 tháng 4 1975, 2.


Thời hậu giải phóng, tiền đổi mới thì rất ít có thông tin của các nhạc sĩ / nghệ sĩ độc lập.  Vậy mục này rất thú vị khi nhắc đến Lưu Quang Duyệt, Tạ Đắc (em của Tạ Tấn), Minh Tâm, Đoàn Chuẩn và vợ chồng Đức Cẩn, Mỹ Hảo.  Các nhạc sĩ ấy đã từng tham gia Trường Âm Nhạc Dân Lập trước khi nhập vào Sở Văn Hóa Thông Tin.


Hình ảnh Bài báo
Hình ảnh Bài báo
Học sinh trường Âm nhạc biểu diễn tác phẩm mới ca ngợi Sài gòn giải phóng

nguồn: Hà Nội mới 4 tháng 5 1975, 1.

26 tháng 10, 2013

Việt-Nam - Trung-Hoa (Vietnam-China) - Đỗ Nhuận (1964?)

Việt Nam Trung-Hoa,
Vietnam China,
Núi liền núi, sông liền sông,
Joined by mountains, joined by rivers,
Chung một biển Đông, mối tình hữu nghị sớm như rạng đông.
Sharing an Eastern sea, a friendship, early like the dawn.
Bên sông tắm cùng một dòng
At the river bathing in the same current
Tôi nhìn sang đấy, anh nhìn sang đây
I look across there, you look across there
Sớm sớm chung nghe tiếng gà gáy cùng,
Early, early, share the sound of cocks crowing together,
A! a! Chung một ý chung một lòng.
Ah! ah! Sharing an idea, sharing a heart.
Đường tơ đi hồng màu cờ thắng lợi.
Going on a silk road colored red in victory's flag
A-a! Nhân dân ta ca muôn năm
Ah! ah! Our peoples' will forever sing
Hồ Chí Minh, Mao Trạch Đông.
Hồ Chí Minh, Mao Ze Dong.

Việt Nam Trung-Hoa,
Vietnam China.
Khối đoàn kết nay càng tăng
A united front now increasing
Ngăn kẻ thù chung
Blocking shared enemies
Đói no, vất vả, khó nguy, cùng chung
Hungry or full, hard times, danger, we share them together
Chung lưng, đấu cật đời đời
Share on our backs, with all our strength together
Trên đường tranh đấu không rời bên nhau
On the road to fight we won't leave each other
Thế giới hoan hô thắng lợi chào mừng
The world cheers victories and celebrates
A! a! Chung một ý chung một lòng.
Ah! ah! Sharing an idea, sharing a heart.
Đường Lê-nin hồn mầu cờ cách mạng
Lenin's road, the spirit of the red revolutionary flag
A-a! Nhân dân ta ca muôn năm
Ah! ah! Our peoples' will forever sing
Hồ Chí Minh, Mao Trạch Đông.
Hồ Chí Minh, Mao Ze Dong.

Bài này hát theo lối dân gian nam nữ đối xướng hoặc hát đông người cũng được.  Đệm hát: nhị, sáo, trống, xênh tiền, v.v...
This song in a folk manner, men and women singing call and response, or it's alright to sing together.  Accompanying the singing: fiddle, flute, drums, cymbals, etc...

nguồn: Nhân Dân 28 tháng 9 1964, tr. 3.

Bạn Lê Minh Khoa đã khám phá một video của bài hát này sản xuất cho truyền hình Trung Quốc.
 Trên mạng cũng có một video lập lòe ghi từ truyền hình Việt Nam.

Anh Khai cũng được scan bản nhạc của tác phẩm này.

Ý chủ yếu của lời ca này là các chữ "chung" với nghĩa "cùng có với nhau" [Từ điển tiếng Việt (Nxb Đà Nẵng, 2007)].  Đối với nhân loại thì quả đất này là của chung.  Toàn thể nhân loại cũng "tắm cùng một dòng."  Đối với hai nước, hai dân tộc thì của chung là một điều rất phức tạp.  Chung biển, chung nước sông, chung tiếng gà gáy buổi sáng. Con gà ấy có phải của chung?  Liệu có một bên bắt và ăn con gà ấy thì sao?

Thực ra tôi thấy hình ảnh con gà đực trong lời ca này cũng lạ.  Có lẽ nó có ý nghĩa là tỏ ý đến một mối quan hệ mới mẻ.  Quan hệ Việt Trung mới đến lúc rạng đông.  Còn nữa tiếng gà gấy cũng tiêu biểu cho sự vui mừng.

Một điều chung nữa là lá cờ màu đỏ - hay nói một cách Trung Hoa hồng sắc  / 紅色.  Còn theo bài ca này hai nước cũng sẵn chia sự "vất vả, khó nguy" - họ giúp lẫn nhau.  Ý niệm chung cũng có nghĩa là hai nước không thể "rời bên nhau."

Chắc chắn ý khó chịu nhất hiện nay của bài ca này là "Chung một biển đông" vì hai nước đều muốn một biển đông riêng.

Trên mạng có người viết rằng "Ở miền bắc, vào khoảng thập niên 1960, học sinh buộc phải thuộc và hát bài hát này trước khi vào lớp."  Và người Hoa ở Việt Nam phải hát lâu hơn nữa.  Nhưng thú thật bài hát "Việt Nam - Trung Hoa" không dễ hát.  Tiết tấu và nốt ít khi lặp lại.  Và cấu trúc của giai điệu bài này không đều.

Có 8 ô nhịp từ đầu bài đến chữ "rạng đông" (câu 1)
Có thêm 6 ô nhịp đến chữ "cùng" (câu 2) - vậy tất cả đầu bài là 14 ô nhịp

Có 6 ô nhịp từ chữ "A! a!" đến chữ "lợi" (câu 3)
Có thêm 6 ô nhịp từ sự lập lại của "A! a!" đến chữ "Đông" (câu 4) - vậy tất cả đoạn cuối là 12 ô nhịp.

Trong video thứ nhất ở trên phát trên đài Trung Quốc, người dàn dựng đã làm giai điệu đầu được nghịch phách để làm cho bài hát này được dễ hát và dễ nghe hơn.  Theo nguyên bản của Đỗ Nhuận thì các nhịp mạnh là như sau:
Việt Nam Trung Hoa, Núi liền núi, sông liền sông, Chung một biển Đông
Nhưng trên đài Trung Quốc họ hát:
Việt Nam Trung Hoa, Núi liền núi, sông liền sông, Chung một biển Đông
Họ cũng cho thêm vài nhịp sau chữ "rạng đông" và "gáy cùng" để hai câu nhạc này được đều hơn. Nhưng hát theo nhịp phách khác và đều hơn là hát không đúng ý tác giả.  Và trên đài Trung Quốc họ  cũng hát theo một nhịp nhanh hơn ý tác giả - Đỗ Nhuận yêu cầu biểu diễn bài ca này với 88 nhịp một phút. Trên video thứ nhất họ hát 96 nhịp một phút.

Việt Nam Trung Hoa cũng chung một ngũ cung.  Như vậy tôi không nghe được một tính dân tộc riêng trong bài ca này.  Đỗ Nhuận yêu cầu khi hát bài hát này nên đệm theo một dàn nhạc dân tộc với đàn nhị, sáo, trống, xênh tiền.  Nhưng đàn nhị rất giống erhu / 二胡 / nhị hồ của Trung Quốc.

Dù quần chúng có hát bài "Việt Nam - Trung Hoa" tôi nghĩ rằng đây là một bài ca trước hết có nhiệm vụ ngoại giáo và nên có người chuyên nghiệp là nhân viên của nhà nước hát bài hát này. Hơn hết, bài ca này tựa vào "thù chung" được viết đến trong lời thứ hai mà hình như không ai hát nữa.

24 tháng 10, 2013

nhạc trong Quốc Hội kháng chiến

9 giờ -- Hồ chủ tịch bước lên diễn đàn cùng với Chính phủ liên hiệp lâm thời.
Âm nhạc cử bài Tiến quân ca và Hồn tử sĩ.
...
12 giờ 47 -- Đại biểu Quốc dân đảng yêu cầu ban đó [tức là Ban dự thảo hiến pháp] sẽ bàn cả về vấn đề quốc kỳ, quốc ca và nói thêm rằng trong khi chờ đợi, lá cờ đỏ sao vàng vẫn là quốc kỳ và "Tiến quân ca" vẫn là quốc ca.

nguồn: Sự Thật 3 tháng 3 1946, tr. 1; 4.

21 tháng 10, 2013

Đợi anh về (Await My Return) - Simonov / Tố Hữu (1950)

Tố Hữu dịch đúng ý nghĩa bài thơ Nga này. Thực ra Tố Hữu dịch từ một bản dịch tiếng Pháp. Vì vậy không tôi không được biết các chi tiết không đúng theo bản nguyên là do dịch giả người Pháp hay của Tố Hữu.

Ý chính của "Đợi anh về" / "Жди меня" là sự thiêng liêng của một người vợ / người tình trông chờ người chiến sĩ đi chinh chiến trường kỳ.  Việc nàng đợi, lòng tin của nàng là như một bùa.  Là như phép lạ bảo đảm rằng dù đi bao lâu chàng chiến sĩ nhất định sẽ về.  Nàng không tin hết lòng, thì chàng chẳng về.

Một điều đáng tiếc cho Tố Hữu là bỏ chữ Желтые nghĩa là màu vàng: "Mưa vàng có rơi dầm dề."  Hai câu cuối của bản tiếng Nga cũng rất hay - "Просто ты умела ждать, / Как никто другой." - "Chính em biết cách đợi chờ / Không như các kẻ khác."  Nghĩa là chỉ có lòng tin thiêng liêng, thần thông của nàng được cứu chàng chiến sĩ ấy.  "Ты спасла меня" - "Em đã cứu anh."

Bài thơ lãng mạn này cũng hơi cá nhân của nghĩa - hai người yêu nhau chỉ có nhau, có mối quan hệ vững chắc hơn tất cả mối quan hệ khác.

Theo: Độc Lập 1 tháng 4 1950, tr. 20


Constantin Simonov mới 30 tuổi, nhưng đã lừng lẫy trong văn giới Nga.  Trong 4 năm chiến tranh với Đức, ông theo Hồng quân dự rất nhiều tận.  Ông có mặt trong trận Tổng phản công vĩ đại vào Stalingrad.  Bốn lần ông được tặng quân công.  Khi mới chiến tranh, đông đóng Trung úy, ngày chiến thắng ông được thăng đại tá.

Ông làm phóng viên cho rất nhiều tờ báo.  Ngoài hàng trăm bài báo, trong khoảng 4 năm ông đã xuất bản 4 tập thơ, tập ký sự, một vỡ kịch, một tập tiểu thuyết rất lớn: "Ngày và đêm Stalingrad."  Ông còn viết rất nhiều truyện để quay phim.

Bài thơ dưới đây là 1 bài thơ nổi tiếng cùa nhà văn trẻ ấy. làm ở Stalingrad: Bộ đội Nga không ai không có bài thơ nẩy trong mình.  Người ta đã gọi bài "Đợi anh về" là bài thơ luôn luôn có rong bị của mỗi chiến sĩ Hồng quân.

Chúng tôi đăng bài thơ nầy để giới thiệu với các bạn yêu văn nghệ một tác phẩm hay của phong trào lãng mạn cách mạng ở một nước bạn tiên tiến.

Em ơi đợi anh về !
Dear! Wait for my return! 
Đợi anh hoài em nhé,
Wait always dear, alright,
Mưa có rơi dầm dề,
Though soaked by rain,
Ngày có buồn lê thê
Days drag sadly on
Thì em ơi em cứ đợi
Dear, wait, wait for me still
Dù tuyết rơi bão nổi
Though blizzard snows fall,
Dù nắng cháy em ơi!
Though the sunlight burns, my dear!
Bạn cũ đã quên rồi,
Old friends have forgotten,
Đợi anh hoài em nhé.
Wait for me always dear, alright.
Tin ai dù vắng vẻ,
Belief in someone though absent,
Lòng ai dù tái tê,
Though their hearts are numb
Chẳng mong chi ngày về
And there's no hope for a day of return
Thì em ơi em cứ đợi
Dear, my dear, keep waiting
Em em ơi, cứ đợi!
Dear, dear, keep waiting!
Đợi anh, anh lại về
Await me and I'll return
Dù ai nhớ thương ai
Though someone longs
Chẳng mong có ngày mai
With no expectation of tomorrow
Dù mẹ già con dại
Though old mother, young kids
Hết mong anh trở lại
Have given up hope of my return
Dù bạn viếng hồn anh
Though friends pay their respects to my soul
Yên nghỉ nắm mồ xanh
Resting in peace at green grave
Nâng chén tình cốc cạn
Raise their cups of friendship, drain the glass
Thì em ơi, mặc bạn,
Then my dear, ignore our friends,
Đợi anh hoài em nghe
Wait for me always, do you hear?
Tin rằng anh sắp về
Believe that I'm about to come home

Đợi anh, anh lại về
Wait for me, I'll return 
trông chết cười ngạo nghễ
Regarding death in scoffing laughter
Ai ngày xưa rơi lệ
Whoever long ago had teardrops fall
Hẳn cho sự tình cờ
Surely for the chance
Nào có biết bao giờ
Of knowing if ever
Bởi vì em ước mong,
Because you wished,
bởi vì em trông ngóng
Because you awaited
Tan giặc bước đường quê
The dispersal of the invaders stepping the roads of our home
Anh của em lại về
Your man actually returned
Vì sao anh chẳng chết
Why didn't I die
Nào bao giờ ai biết
Nobody could ever know
Có gì đâu em ơi
But it's not much dear
Chỉ vì không ai người
It's only because no person
Biết như em chờ đợi
Knew like you who waited

Tố Hửu dịch theo bản dịch chữ Fáp của P. Luquet



Wait for Me ̣(bản dịch từ tiếng Nga từ trang Konstantin Simonov)

tặng Valentina Serova

Wait for me, and I'll come back!
Wait with all you've got!
Wait, when dreary yellow rains
Tell you, you should not.
Wait when snow is falling fast,
Wait when summer's hot,
Wait when yesterdays are past,
Others are forgot.
Wait, when from that far-off place,
Letters don't arrive.
Wait, when those with whom you wait
Doubt if I'm alive.
Wait for me, and I'll come back!
Wait in patience yet
When they tell you off by heart
That you should forget.
Even when my dearest ones
Say that I am lost,
Even when my friends give up,
Sit and count the cost,
Drink a glass of bitter wine
To the fallen friend -
Wait! And do not drink with them!
Wait until the end!
Wait for me and I'll come back,
Dodging every fate!
"What a bit of luck!" they'll say,
Those that would not wait.
They will never understand
How amidst the strife,
By your waiting for me, dear,
You had saved my life.
Only you and I will know
How you got me through.
Simply - you knew how to wait -
No one else but you.

bản tiếng Nga:

В.С.
Жди меня, и я вернусь.
Только очень жди,
Жди, когда наводят грусть
Желтые дожди, желтый
Жди, когда снега метут,
Жди, когда жара,
Жди, когда других не ждут,
Позабыв вчера.
Жди, когда из дальних мест
Писем не придет,
Жди, когда уж надоест
Всем, кто вместе ждет.
Жди меня, и я вернусь,
Не желай добра
Всем, кто знает наизусть,
Что забыть пора.
Пусть поверят сын и мать
В то, что нет меня,
Пусть друзья устанут ждать,
Сядут у огня,
Выпьют горькое вино
На помин души...
Жди. И с ними заодно
Выпить не спеши.
Жди меня, и я вернусь,
Всем смертям назло.
Кто не ждал меня, тот пусть
Скажет: - Повезло.
Не понять, не ждавшим им,
Как среди огня
Ожиданием своим
Ты спасла меня.
Как я выжил, будем знать
Только мы с тобой,-
Просто ты умела ждать,
Как никто другой.

18 tháng 10, 2013

Bài ca về Lê-nin (A Song About Lenin) - Nguyễn Đức Toàn (1977)

Như những đài hoa hướng về mặt trời
Like a floral pedestal turned toward the sun
Toàn thể nhân loại trên thế giới đang hướng về Lê-nin.
All the world's people are turned toward Lenin.
Người là lẽ sống,
He's the reason to live.
Người là lòng tin.
He's our faith.
Ngọn cờ chiến đấu, chủ nghĩa Lê-nin.
A flag of struggle, Leninism.
Âm vang đất trời bài ca giải phóng, vươn lên sức mạnh giành lấy quyền sống.
Echoing the heavens and earth liberation's song, rises the strength to seize the right to live.
Nhân dân anh hùng làm nên chiến thắng.
An heroic people making their victory.
Đất nước Việt Nam -
The country Vietnam -
Đất nước anh hùng tổ quốc Việt Nam.
The fatherland heroic country Vietnam.
Ánh sao lung linh đẹp thêm trang sử, bài ca chiến thắng, đời đời còn vang.
A beautiful sparkling star making history's pages, a victory song, forever echoes.

Như những đài hoa hướng về mặt trời
Like a floral pedestal turned toward the sun
Toàn thể nhân loại trên thế giới đang hướng về Lê-nin.
All the world's people are turned toward Lenin.
Người là ánh sáng,
He's the light,
Người là lòng tin.
He's our faith
Ngọn lửa chiến thắng, rạng rỡ quang vinh.
Victory's flame, brilliant glory
Mênh mông bốn biển một chân trời mới, ôi chân lý của lòng tin tuyệt đối.
Vast the four seas, new horizon, oh the truth of absolute belief.
Ta theo bước Người cùng nhau đi tới.
We follow in His steps, together advancing.
Đây những bàn tay, xây đắp cho đời hạnh phúc từ nay.
Here are hands to erect a happy life from now on.
Biết ơn Lê-nin núi sông đất trời, ngàn thu mãi mãi, đời đời ngợi ca.
We're grateful to Lenin the mountains, rivers, earth and sky, a thousand autumns, always, forever we praise him.

nguồn: Tháng Mười quê anh, Mùa thu quê tôi (Thành phố Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Văn hóa, 1977).


Giá miền Bắc: 0đ85
Giá miền Nam: 0đ68

(Giá miền Nam rẻ hơn miền Bắc để kích thích người miền Nam đón mua)

Giai điệu này rất đẹp và mềm ngọt.  Trong nhiều bài ca, lắm lần các nốt cao nhất và thấp được viết để nhấn mạnh nội dung bài ca.  Trong "Bài ca về Lê-nin" thì:

nốt thấp nhất - B - có chụm từ "toàn thể nhân loại"
nốt cao nhất - F# - Người là lẽ sống / ánh sáng

Cao điểm của ca khúc này xây ra với mô-típ giai điệu theo các chụm từ này: "đất nước Việt Nam / Đất nước anh hùng tổ quốc Việt Nam" / "đây những bàn tay, xây đắp cho đời hạnh phúc từ nay" với các chữ "đất [nước]", "quốc," "những [bàn tay]", và "đắp phúc."

Tôi cho rằng nên coi bài ca này như một thánh ca của tin ngưỡng tam đạo - xã hội chủ nghĩa, chủ nghĩa Mác Lê, và chù nghĩa tổ quốc.

Có ai được "biết ơn" hơn nhân vật nào hơn dân Việt Nam biết ơn ông Lê-nin. Có ai được những lời ca ngợi đầy đủ hơn - "núi sông đất trời, ngàn thu mãi mãi, đời đời ngợi ca."  Lê-nin là "lẽ sống." Không có chúa trên trời, vì sao trên trời hơn ông Lê-nin.  Đây là "lòng tin tuyệt đối" không bao giờ đổi thay.  Lê-nin là niềm hạnh phúc của Việt Nam và của toàn thể nhân loại.  Lòng tin là như thế đấy.

Tôi đã được thu bài ca này (viết nhận kỷ niệm 60 năm cách mạng tháng 10) lúc tháng 10 năm 2009 (92 năm kỷ niệm cách mạng tháng mười) với giọng hát Tuyết Nhung và chưa thấy xuất hiện trên mạng.  Bản phối âm rất hay với dàn nhạc dây kéo, đàn oóc và đàn xê lết xta nghe rất trữ tình và lãng mạn. Giọng bà Tuyết Nhung nghe rất xúc động.

16 tháng 10, 2013

Nên bỏ chữ 'nhạc sến' - Jason Gibbs (2013)

nguồn: Thể Thao và Văn Hóa 16 tháng 10 2003

Tôi được nghe đến tên gọi “nhạc sến” lần đầu tiên năm 1995 lúc xếp hàng trước khi vào thính phòng nghe một chương trình nhạc truyền thống Việt Nam ở San Francisco. Tôi đứng cạnh một người đàn ông đứng tuổi lúc đang đợi chương trình bắt đầu. Điều thú vị cho tôi, ông là một người Hà Nội chính gốc sinh năm 1921 và đã suốt đời kiếm sống bằng nghề chơi nhạc.

Chúng tôi chuyện trò về nhạc Việt một cách rất thân mật và thoải mái. Tôi tỏ ý rằng rất thích các ca khúc bolero của miền Nam.   Ông ấy đáp - “À, nhạc sến.  Anh có biết chữ “nhạc sến” không?”,  tôi trả lời “không”.  Ông rằng: “Nhạc ấy cũng gọi là nhạc máy nước”. Ông ấy giải thích: Ngày xưa, trước khi có ống nước vào các nhà, các con sen, con ở phải xếp hàng ở máy nước công cộng để lấy nước mang về nhà. Các cô gái trẻ từ nhà quê ra tập trung chờ đợi lượt của mình thì được nghe như một đàn chim hót líu lo - này là chuyện trêu trọc, ngồi lê mách lẻo. Một nhu cầu nữa là ca hát cho vui, cho giải trí.

Ông ấy kể đến thời gian mà nhạc ấy được gọi nôm na bằng tên “dân ca mam-bô”. Các bài hát của phong trào này nghe rất khác nhạc sáng tác ở miền Bắc trước 1954. Nhạc cải cách vốn là nhạc trữ tình chủ yếu chịu ảnh hưởng của nhạc Pháp, nhạc cổ điển, và nhạc Hawaii. Ông phân biệt nhạc sến với “nhạc sang”, tức là nhạc sang trọng mà hiện nay được gọi là nhạc tiền chiến. Dân ca mam-bô gồm những bài hát của các nhạc sĩ như Hoàng Thi Thơ, Trịnh Hưng, Hoài An, Thu Hồ, Mạnh Phát… Các bài ca ấy viết theo ngũ cung miền Trung và miền Nam với phong cách nhịp nhàng và vui tươi. Loại nhạc này được phát triển thành nhạc bolero rất phổ biến đến bây giờ.

Thị trường nhạc tại miền Nam thời kỳ đó rất đa dạng. Các loại nhạc và tất cả các nghệ sĩ đều được thể hiện trên đài truyền hình. Đặc trưng của các đại nhạc hội của Sài Gòn xưa cũng được kế tiếp bởi các video Paris By Night sau này. Các chương trình phải có cái gì đó cho các lớp khán giả, từ trẻ đến già, từ sang đến… chưa sang.  Và vì thế người nghe nhạc hay phân biệt giữa tân và cổ, ta và Tây, sang và không sang.

2. Khi tôi mới đến Việt Nam trong những năm 1990 nhiều người nói đến nhạc vàng, nhưng người ta rất ít (gần như không) nói về nhạc sến.  Ở miền Bắc “nhạc vàng” là thuật ngữ để nói về tất cả các loại nhạc được phổ biến ở miền Nam (và ở các thành thị miền Bắc dưới thời chính quyền Pháp và Bảo Đại trước 1954). Sau năm 1975 nhạc vàng vẫn là tên gọi của các loại nhạc bị cấm từ trước, rồi các loại nhạc sản xuất ở hải ngoại. Thực ra nhạc vàng là nhạc thị trường theo góc nhìn của một xã hội bao cấp.

Tôi đề cập đến nhạc vàng vì những người chê loại nhạc bị gọi là nhạc sến cũng phê phán những nét “ủy mị”, “sướt mướt” đã từng đổ lỗi tại nhạc vàng. Cách giải nghĩa âm nhạc bằng những tính từ ấy gốc từ chính sách văn hóa Mao Trạch Đông thành phong trào “bài trừ nhạc màu vàng” của thời Hà Nội mới giải phóng và cũng làm ảnh hưởng chính sách văn hóa Việt Nam đến những năm Đổi mới.

Chữ “sến” thì gần như không có trong quyển từ điển nào. Tôi chỉ biết đến một trường hợp là quyển từ điểnVietnamese-English Student Dictionary (Từ điển Sinh viên Việt - Anh) - Southern Illinois University Press, 1971 của Nguyễn Đình Hòa dịch chữ sến là “kind of wood” (một loại gỗ) và “(slang) young woman” - (tiếng lóng - phụ nữ trẻ). Ông Hòa không định nghĩa thêm, nhưng vì biết đến nguồn của từ này thì tôi nghĩ rằng phải giải thích thêm - sến là chữ lóng nói đến phụ nữ trẻ từ nông thôn (lục tỉnh) ra. Dịch chữ sến cho chính xác hơn thì phải nói đến các từ như wench hay hussy. Hai từ ấy đều mô tả phụ nữ trẻ, gốc nông thôn, với phong cách thô tục ít hay nhiều.

Tóm lại thì chữ sến và nhạc sến bao gồm nhiều ý xấu. Chữ này biểu lộ thái độ miệt thị phụ nữ, người nông thôn, và dân lao động. Còn ngữ từ này là của dân miền Bắc tạo ra cũng chứng tỏ thái độ coi khinh văn hóa Nam. Một điều nữa tôi cũng nghĩ rằng từ nhạc sến chứa ít nhiều định kiến “xướng ca vô loài” của ngày xưa.  Nghĩa là nhạc lịch thiệp không dơ tay vào việc chợ búa (là địa vị của phụ nữ), việc buôn bán, việc sinh sống. Như thế là trái với ý nhạc lịch thiệp mà phải được xã hội trợ cấp theo ý các nhà chuyên môn thanh khiết không ăn lương của kinh tế thị trường.

Theo cách nhìn ấy nhạc sến chỉ là đồ rẻ tiền bán ở thị trường. Nếu chữ sến được bỏ thì ý nghĩa đúng của dòng nhạc này sẽ được bộc ra. Cách đây gần 15 năm cố nhạc sĩ Văn Phụng nói cho tôi nghe rằng ông không thích thái độ miệt thị nhạc thịnh hành ở miền Nam và hải ngoại. Ông đề nghị gọi nhạc này bằng “nhạc dân tộc tính phổ thông”. Vài năm sau tôi được nói chuyện với cố danh ca Minh Trang. Bà ấy cũng không chấp nhận thái độ trên và chủ trương gọi nhạc này bằng “nhạc quê hương”.

Tôi nhất trí với bà Minh Trang. Nhạc quê hương bày tỏ một miền quê chung của những người còn sống ở làng quê hay những người vì nhu cầu đời sống phải sống xa quê. Cả lịch sử của Việt Nam trăm năm vừa qua là các chuyến đi của người dân quê vào các thành thị (hay các miền quê của họ bị thành thị hóa). Đời sống của bao thế hệ người nông thôn với những mối quan hệ thân thiết với người cùng xóm và với thiên nhiên bị gián đoạn bởi nhu cầu kiếm sống hay vì chiến tranh. Nhạc này đậm đà các điệu hò, lý miền Nam và điệu vọng cổ. Lời ca của nhạc quê hương nói đến các con sông, những bến đò chiều, những chuyến xe lam, những đường chiều nghiêng nắng, các mùa trái cây chín, mùa hoa nở… Và bao mối tình bị đoạn tuyệt vì các biển đổi trong đời thường của các người Việt Nam.

Bởi vì đa số người Việt còn sống ở nông thôn thì quá trình này sẽ không ngừng nối tiếp. Người đồng quê và từ đồng quê ra cần một luồng âm nhạc riêng bày tỏ nỗi niềm của họ. Trong môi trường mới ở thành thị rất khác với đời sống êm ấm ngày xưa trong trí nhớ, mọi người cần đến một luồng âm nhạc “tri kỷ” thông cảm với hoàn cảnh mình.

Các nhạc sĩ, nhà phê bình hay nhà báo tung ra chữ nhạc sến để tỏ một thái độ không đẹp với dân nghèo Việt Nam. Tất nhiên mỗi người được phép phát biểu ý kiến về chất lượng của tất cả các loại âm nhạc, nhưng họ không nên xúc phạm người nghe nhạc ấy. Tôi đề nghị bỏ chữ nhạc sến trong việc bình luận âm nhạc.

15 tháng 10, 2013

Thực dân Pháp và V.N.Q.D.D. - 1945

Thực dân Pháp nói: đảng Việt Minh (không nói là mặt trận V.M.)
V.N.Q.D.Đ cũng nói: đảng Việt Minh.

Thực dân Pháp nói: chính phủ Việt Minh (không nói là Chính phủ Dân chủ Cộng hòa).
V.N.Q.D.Đ. cũng nói: Chính phủ Việt Minh.

Thực dân Pháp nói: Việt Minh là Cộng sản.
V.N.Q.D.Đ. cũng nói: V.M. là Cộng sản.

Thực dân Pháp nói: Nam-bộ mất rồi.
V.N.Q.D.Đ. cũng nói: Nam bộ mất rồi.

Thực dân Pháp nói: nạn đói do Việt Minh gây ra.
V.N.Q.D.Đ. cũng nói: nạn đói do Việt Minh gây ra.



Đừng nghe những gì thực dân Pháp / Việt Nam Quốc Dân Đảng nói.

Trên Google search hôm nay - đảng Việt Minh có 1,120,000 kết quả; mặt trận Việt Minh có 1,160,000 kết quả.  Chính phủ Việt Minh có 1,930,000 kết quả; Chính phủ Dân chủ Cộng hoà có 161,000 kết quả.

14 tháng 10, 2013

Tớ hỏi cậu sao đi tàu chật lại thích hơn (I've Got To Ask Why You Like Crowded Trains Better) - ?? (1958)


nguồn: Thời mới 11 tháng 11 1958, tr. 4.

--Tớ hỏi cậu sao đi tàu chật lại thích hơn đi... tàu rộng
--Ai còn lạ... không phải mua vé chứ gì!

--I've got to ask why you like crowded trains better... than empty ones?
--That's not odd to anyone... 'cause you don't have buy a ticket!


Tàu điện chật ních, lách cách, leng keng là biểu hiện của Hà Nội.  Thực ra người Pháp xây dựng đường sắt và phát triển tàu điện này.  Nhưng nó thành phương tiện bình dân của người thủ đô. Trong tranh ở trên có vẽ như thanh niên Hà Nội còn vướng mắc lòng ích kỷ cá nhân chủ nghĩa, chưa chịu học theo đạo đức xã hội chủ nghĩa.

13 tháng 10, 2013

Cinéma Tonkinois (1935)


nguồn: Phong Hóa #133 18 tháng 1 1935, tr. 12

Cinéma Tonkinois
Phố Hàng Quạt, Hanoi

Rạp Tonkinois hiện đang sửa sang lại để chiếu phim nói - Chỉ trong vòng một tháng nữa xin kính mời các quý khách đến hưởng những ̣đêm êm ̣ềm thú vị tại rạp chớp bóng nói Tonkinois.


Theo trang 1,000 năm Thăng Long - Hà Nội thì rạp Tonkinois là rạp chiếu bóng thứ hai mở cửa ở Hà Nội, 12 tháng 6 1921.  Mãi đến đầu năm 1935 rạp này chỉ chiếu phim câm.

tranh báo Bùi Xuân Phái (1946)


nguồn: Cứu Quốc 8 tháng 10 1946, tr. 2

Bùi Xuân Phái vẽ cho "Trang thiếu nhi ra hàng tuần."


12 tháng 10, 2013

Độc lập - số kỷ niệm Cách mạng tháng tám (1946)

nguồn: bìa báo Độc Lập 19 tháng 8 1946 (lưu trữ ở Thư Viện Quốc Gia Việt Nam)

Có vẽ như tên họa sĩ là "Văn." Như vậy tôi nghĩ rằng tranh ở trên là tác phẩm Văn Cao.  Ba người, trẻ và già, đầy xúc cảm hát từ trong vòng xích với cờ đỏ sao vàng ở đằng sau.

9 tháng 10, 2013

Nhà sách Nhân Loại [quảng cáo 1946]


nguồn: Độc Lập (24 tháng 4 1946), tr. 2

Nhà sách Nhân Loại
63, phố Phan-chu-Trinh -- Hà-nội
Đã phát hành:
Cách mạng tháng mười
của Xít-Ta-Lin
Gia: 5d.59
Sắp phát hành:
Trên đường cách mạng
của Voline in Ingolov
Đang in:
Thống chế Tito
của M. Pader
Ba-Le Công Xã
của Lénine
Già Hồ
của Văn-Cao


Trong danh sách này chỉ có một quyển chắc chăn đã được in là quyển Cách mạng tháng mười của ông Stalin.  Tôi không rõ về cái quyển "sắp phát hành."  Volin nổi tiếng vì theo lý thuyết vô chính phủ và bị đuổi khỏi Liên Xô.  Thống chế Tito chắc là dịch từ quyển Marshall Tito (London: F. Muller, Ltd., 1944) của Michael Padev.  Tito làm du kic̣h rất giỏi - người Việt năm 1946 học về Tito chắc rất có ích.

Tôi chú ý nhiều đến quyển "Gia Ho" của Văn Cao.  Họ bỏ dấu, nhưng tôi cứ tưởng là "Già Hồ" vì một câu trong bài ca "Ngày Mùa":
Nhớ công ơn Già Hồ, khi mùa vàng quê hương
Vì Văn Cao từng là một là sáng tạo đa tài thì không thể biết tác phẩm Già Hồ là như thế nào?  Ca khúc?  Bài thơ?  Chuyện ngắn?  Bài viết?  Một câu hỏi nữa - người ta nói "Già Hồ" trong trường hợp nào?  Tại sao không phải là cụ Hồ, bác Hồ?

8 tháng 10, 2013

Sắp có bán "Thiên Thai" của Văn Cao (1946)

Sắc có bán
-------------

"Thiên Thai"

của Văn Cao

Một nhạc phẩm đã làm sôi nổi Trung, Nam, Bắc -- đã được hoan nghênh tại Nữu-ước và Săng-phơ-răng-xít-cô.

Tác giả xuất bản

Thư từ và ngân phiếu gửi về ông

Nghiêm-Văn-Bình

Tổng phát hành nhà in Rạng Đông, 149 phố
Hàng Bông -- Hà-nội

nguồn: Độc Lập 23 tháng 4 1946, tr. 2


Có lẽ đây là lần đầu tiên "Thai Thiên" được xuất bản.  Không chỉ là xuất bản, nhưng tự xuất bản nữa.  Tác phẩm này được in tại cơ sở công ty của người bố vợ tương lai là Nhà in Rạng Đông của Nghiêm Xuân Huyến.  Không biết Nghiêm Văn Bình là người anh, hai người chú của Nghiêm Thúy Băng?  Trong thời gian ấy Văn Cao làm việc cho báo Độc Lập của Đảng Dân Chủ.

Văn Cao và Nghiêm Thúy Băng mới được lấy nhau trong vùng kháng chiến.  Như vậy, trong thời gian xuất bản bài ca "Thiên Thai" chắc hai người còn tìm hiểu nhau.  Theo bài báo của Hoàng Hà, "Cô tiểu thư một thời của nhạc sĩ Văn Cao" VnExpress (28 tháng 9 2010):
Bà Nghiêm Thúy Băng kể, năm 1945 khi báo Độc Lập ra công khai, nhạc sĩ Văn Cao xuất hiện và tới nhà in Rạng Đông, nơi mẹ của bà làm chủ, dể in tác phẩm. Ông là người trình bày báo Độc Lập, phụ trách trang Văn nghệ số mới ra. Lúc này, cô tiểu thư của nhà in Rạng Đông đứng ở tiệm sách nhỏ làm công việc nhận và giao hàng cho khách đến in. Vì thế hai người quen nhau.
Bài ca "Thiên Thai" được coi như một kiệt tác của tân nhạc Việt Nam thì miễn phải nói.  Tôi không bàn đến điều đó.  Nhưng tôi muốn đi sâu vào mục quảng cáo ở trên.  Đây là Văn Cao bước vào thị trường.  Trong mục quảng cáo ở trên Văn Cao tự lăng xê mình.  Ông sử dụng đến cơ quan của mình để tuyên bố việc xuất bản tác phẩm của mình.  Ông sử dụng đến công ty nhà dâu tương lai để in và làm cửa hàng bán và chia phôi tác phẩm của mình.

Việc "Thiên Thai" được "hoan nghênh" ở New York và San Francisco thì tôi chưa biết.  Tôi chưa thấy tư liệu chứng minh điều đó.  Làm sôi nổi các miền Nam, Trung, Bắc thì chắc chăn hơn.  Đi lưu diễn với gánh hát Charlot Miêu, Phạm Duy hát nhạc Văn Cao rất nhiều.  Có ai còn giữ được ấn phẩm này không?

6 tháng 10, 2013

Chiều bóng đặc biệt (Special Screening) (1946)

Hội Khuyến-nhạc tổ chức một buổi chiều bóng đặc biệt tại rạp Eden ngày chủ nhật 27-1-46 này, vào hồi 9 giờ sáng.  Tiền thu được cúng tất cả vào quỹ cứu đói.

Chương trình:

1. En route pour Singapour một phim Mỹ đặc sắc do Dorothy Lamour đóng.
2. 3 bản nhạc rất huy của nhạc-sĩ trừ danh Trung-Hoa Schanzen, do ban âm nhạc khuyến nhạc đóng cử.

Vé bán trước bằng tiền ta và tiền quan kim tại trụ sở hội K.N. 22 phố Lý-quốc-Sứ (Lamblot cũ).

Bầu tổ chức xin hết lòng cảm tạ ông Sam Yen Tchi, chủ rạp Eden, đã không lấy một chút phi tổn nào về rạp lại còn ứng tiền phí tổn về việc tổ chức.

Hội khuyến nhạc

nguồn: Cứu Quốc 25 tháng 1 1946, 2.


Rạp Eden vốn là rạp Palace, rue Paul Bert.  Rồi đổi tên rạp Công Nhân phố Tràng Tiền.


 nguồn ảnh: Souvenirs de Hanoi (3) Flickr

Năm 1946 chủ rạp Eden là một người Trung Quốc tên là Sam Yen Tchi.

"En route pour Singapour" tức là "Road to Singapore" (Đường đi Singapore) là một phim Mỹ sản xuất năm 1940.  Trong thời quân Nhật có mặt ở Việt Nam họ cấm các phim Mỹ (sau 1955 các phim Mỹ cũng bị cấm).
RoadToSingapore 1940.jpg
 nguồn ảnh: Wikipedia

Theo quảng cáo ở trên thì ngôi sao của phim này là Dorothy Lamour. Bà ấy cũng gọi là "sarong queen" - nữ hoàng xà lỏn vì hay mặc y phục xa lạ vùng nhiệt đới.

Dorothy Lamour
nguồn ảnh: A Certain Cinema

Thực ra Dorothy Lamour chủ yếu là người đẹp trong phim. Hai vài chính là do nam diễn viên đóng.  Bing Crosby là ca sĩ nổi tiếng nhất của Mỹ trong những năm 1930-1940.  Bob Hope là một chàng hề cũng rất nổi tiếng.  Ba người Lamour, Crosby và Hope đã thực hiện 7 phim cùng chủ đề "Road to" từ năm 1940 đến 1962.

Hà Nội đã có Hội Khuyến Nhạc từ 1943.  Thông tin chi tiết về Hội Khuyến Nhạc rất hiếm.  Tôi được biết tên một số nhạc sĩ làm giáo viên cho hội là Thẩm Oánh, Dương Thiệu Tước, Phạm Văn Xung, Đào Sĩ Chu, Nguyễn Khắc Cung, Lưu Quang Duyệt, Vũ Tuấn Đức, Nguyễn Văn Giệp, Nguyễn Hữu Hiếu, Vũ Khánh, Hùng Lân, và Tô Anh Đào.  Hội Khuyến Nhạc đã giới thiệu kiến thức căn bản về âm nhạc cho giới trẻ.  Một thí dụ là nhạc Vũ Thanh lúc mười mấy tuổi học theo chương trình của Hội.  Hội Khuyến Nhạc cũng tổ chức các buổi hòa nhạc.

4 tháng 10, 2013

Thiên Thai (Tiên Tai Mountain) - Văn Cao, Hoàng Thoại (1941)

Nhà xuất bản Tinh Hoa, 1952

Ảnh hưởng sông nước khúc Thiên Thai cổ trong khung cảnh huyền diệu của Đường Thi với hai truyện Thiên Thai và Đào Nguyên. Người sông Ngự đã lạc cảm xúc rồi.
Xuân Giáp Thân, Văn Cao

Influenced by the river waters from the olden piece "Tien Tai" midst the mythical setting of T'ang poetry from the two stories "Tien Tai" and "Peach Blossom Spring." The Ngự river person has become lost from the senses already.

Tiếng ai hát chiều nay vang lừng trên sóng.
Whose singing this evening resounds across the waves?
Nhớ Lưu Nguyễn ngày xưa lạc tới Đào Nguyên.
Remembering long ago when Lưu Thần and Nguyễn Triệu lost their way and went to Peach Blossom Spring?
Kìa đường lên tiên, kìa nguồn hương duyên theo gió tiếng đàn xao xuyến.
Over there the road ascends to the immortals, over there the source of fragrance and love that follows the wind-born tones of the haunting lute.
Phím tơ lưu luyến, mấy cung u huyền.
The lingering silk and frets, those mysterious, sad notes.
Mấy cung trìu mến như nước reo mạn thuyền.
Those dear notes are like the sound of a boat whistling through the water.
Âm ba thoáng rung cánh đào rơi
Waves of sound rush pass, vibrate, make the peach blossom petals fall
Nao nao bầu sương khói phủ quang trời.
Unsettled, a cloud of smoke and dew obscures the cloudless sky.
Lênh đênh dưới hoa chiếc thuyền lan.
Drifting beneath flowers, the little boat spreads.
Quê hương dần xa lấp núi ngàn,
Their homeland grows gradually more distant from these highest mountains
Bâng khuâng chèo khua nước ngọc tuyền.
The melancholy oars stir up the waters of the underworld.
Ai hát trên bờ Đào Nguyên.
Who's singing from the banks of the Peach Blossom Spring?

Thiên Thai, chốn đây hoa xuân chưa gặp bướm trần gian.
Tien Tai mountain, the place where spring flowers have never met butterflies of the mortal realm.
Có một mùa đào dòng ngày tháng chưa tàn quan một lần.
There was a peach season with a stream of days and months that never faded once.
Thiên tiên chúng em xin dâng hai chàng trái đào thơm.
We the immortal fairies of the mountain are pleased to present delicious peaches to you two young men.
Khúc Nghê Thường này đầu cung múa vui bầy tiên theo đàn.
Starting with the music "Rainbow Clothes" a flock of fairies dance happily to the lute.
Đèn soi trăng êm nhạc lắng tiếng quyên đây đó nỗi lòng mong nhớ.
With the moon for a lantern and soothing music, listen for the cuckoo's call bringing feelings of longing.
Này khúc Bồng Lai là cả một thiên thu trong tiếng đàn chơi vơi.
Now here's the piece "Peng Lai" - a thousand autumns can be heard in the sound of that fragile lute.

Đàn xui ai quên đời dương thế,
The lute makes one forget worldly life,
Đàn non tiên đàn khao khát cuộc tình duyên.
The lute of the tender fairies, the lute that thirsts for a predestined, eternal love.
Thiên Thai, ánh trăng xanh mơ tan thành suối trần gian.
Tien Tai mountain, the pale, dreamy moonlight disperses and becomes rivulets of the mortal world.
Ái ân thiên tiên em ngờ phút mê cuồng có một lần.
The mountain fairies' affection, who would suspect these moments of passion would happen just once.

Gió hắt trầm tiếng ca.
The lightly blowing wind drowns out the singing.
Tiếng phách dồn lắng xa.
The castenet's sounds blur together, dying away into the distance.
Nhắc chi ngày xưa đó đến se buồn lòng ta.
Why do we recall those days of old that wrung our hearts?
Đào Nguyên trước Lưu Nguyễn quên trần hoàn.
Peach Blossom Spring beheld by Lưu and Nguyễn who forgot this mortal world.
Cùng bầy tiên đàn ca bao năm.
Together with the flock of flying fairies, singing and music lasting for so many years.
Nhớ quê chiều nào xa khơi,
Missing home those afternoons so distant.
Chắc khùng đường về Tiên nữ ơi.
Probably there's no way back dear Fairy.
Gió hắt trầm tiếng ca.
The lightly blowing wind drowns out the singing.
Tiếng phách dồn lắng xa.
The castenet's sounds echo together, dying away into the distance.
Nhắc chi ngày xưa đó đến se buồn lòng ta.
How to recall those days of old that wrung our hearts?
Đào Nguyên trước Lưu Nguyễn khi trở về.
Peach Blossom Spring beheld by Lưu and Nguyễn before they returned.
Tìm Đào Nguyên, Đào Nguyên nơi nao?
Looking for Peach Blossom Spring, where could it be?
Những khi chiều tà trăng lên,
During those sunsets as the moon rises
Tiếng ca còn rền trên cõi tiên.
Songs still resound upward in the immortals' realm.


Lúc gặp bà đúng là ngày 4 tháng 10 năm 2005, nghệ sĩ Kim Ngọc kể cho tôi nghe một chuyện thú vị. Bà nói là bà đến Điện Biên Phủ năm 1954.  Theo yêu cầu của Tượng Võ Nguyên Giáp bà hát riêng cho ông và một số quân nhân nữa.  Đây là một thời rất căng thẳng chuẩn bị chiến lược và tinh thần trước khi vào trận.  Tượng Giáp yêu cầu Kim Ngọc hát hai bài ca của Văn Cao "Thiên Thai," và "Trương Chi."  Nghe các bài nhạc vàng này giúp ông và đồng đội ông được thư giãn trước trận đánh quyết định này.

Anh Ngọc, Kim Tước, Quỳnh Giao, và Mai Hương ca "Thiên Thai" trên sân khấu ở Texas năm 1992.