31 tháng 8, 2013

Mộng anh (My Dream) - Thế Lữ (1933)

Dưới bóng dâm tàn lá, 
Beneath the shade of drooping leaves
Một giòng suối chẩy mau. 
A spring swiftly flows.
Bọt nước quanh mình đá
Foam surrounds the stones
Phun bông trắng phau phau.
Spit cotton vivid white.

Người đẹp đứng bên nguồn
A beauty stands at the source
Óng ả như mình liễu,
Slender like a willow'd trunk
Mái tóc tả tơi buông 
Hair disheveled drapes down
Mặc gió cành trêu ghẹo.
Indifferent to wind that teases the fronds.

Cánh tay ngà lơi lả 
Ivory arms presumptuously
Vít chĩu nhành cây xanh,
Draw down the green tree branch,
Lá vàng bay lả tả: 
Golden leaves fly scattered
Như bướm lượn quanh mình.
Like butterflies hovering about her.

Làn sóng mắt ngây thơ, 
Ripples from innocent eyes,
Nét miệng cười tươi thắm,
Features of a smile so fresh
Chân đá nước hững hờ
Feet kick indifferently at the water 
Khiến cho ta mê đắm.
Mesmerizing me.

Ta, tấm lòng man mác,
I, a boundless heart,
Vin hái quả cây tươi 
Pull down a fresh fruit
Ngoảnh dâng cho Nhan sắc
Turn to offer it to Feminine Beauty
-- Người đẹp đã đâu rồi.
Where did beauty go?

nguồn: Phong hóa số 70 (27 tháng 10 1933), tr. 3.

Đàn ông có quyền ca ngợi sắc đẹp phụ nữ.  Trong bài thơ ở trên thì phụ nữ này chắc phải gọi là cô gái - cô gái xuân thì thì chắc đúng hơn.  Như nàng Venus của Botticelli.

Nàng của Thế Lữ là người chỉ được thể hiện trong mộng.  Cô nàng trong mộng chỉ có các sinh hoạt này: cô "đứng," "vít chĩu cây," "cười tươi thắm," "chân đá nước," rồi "đã đâu rồi."  Cô bẽn lẽn, quyến rũ.

Nhà thơ chỉ nhìn và "vin hái quả" để "dâng cho Nhan Sắc."  Có phải là cô nàng tượng trưng cho cái mỹ, sắc đẹp nói chung?  Một sắp đẹp éo le, dễ phai.  Song lẽ, tôi nghĩ không phải vậy.  Bài thơ này gợi tình lắm. "Tóc tả tơi" vừa tỏ ra sự lạ lùng và thân tình.  "Cành trêu ghẹo" tả tóc bay một cách cám dỗ.  Cô này vừa xinh vừa non - "óng ả," "tay ngà," "miệng cười tươi thắm."  Cô là tiên nữ từ lòng rừng, từ nguồn suối đi với "lá vàng bay," "bướm lượn."

Nhưng nhìn theo quan niệm tiềm thức thì "bọt nước ... phung bông trắng phau phau" là cái gì?  Một kiểu sản xuất, sáng tạo?  Điều lạ là cảm tưởng này đi trước khi người kể nhận nhìn cô ấy.  Nhưng cô là nguồn - nguồn cảm hứng và nguồn "đam mê."  Có lẽ sức đam mê quá mạnh gây tai hại cho nguồn cảm hứng sáng tạo ấy vì khi làm hành động duy nhất (là hái quả) thì "người đẹp," tức sự đẹp "đã đâu rồi."

30 tháng 8, 2013

Cách mạng và rượu (1945)

Một giọt rượu là một giọt máu của đồng bào nghèo đói.
Nhấp một giọt rượu là nhấp một giọt đắng cay.
Ta hãy khuyên nhau đừng nên uống rượu.

A drop of wine is a drop of our impoverished compatriots' blood.
Sip a drop of wine is sipping a drop of bitter pain.
Let's recommend one another not to drink wine.

nguồn: Cứu Quốc 10 tháng 10 1945, 1.

Một điều quan trọng nữa là đầu năm ấy miền Bắc bị nạn đói.  Gạo dành để sản xuất rượu rất phí.

29 tháng 8, 2013

Một đoạn cuộc biểu tình khổng lổ 1 triệu người (1945)

Một đoạn trong cuộc biểu tình khổng lổ 1 triệu người phản đối Phái-bộ Anh dùng võ-lức chiếm đóng Nam-bộ-phủ ngày 14-9-45 ở Hà-nội.

nguồn: Cứu Quốc 26 tháng 9 1945, 1.


Đầu đề này đầy ngoa dụ.  Một triệu người là một con số khổng lộ thật - sao mà đếm được?

Việc quân lược Anh chiếm lại Sài Gòn đã tai hại thật cho ước mơ độc lập của người Việt Minh, vậy khí thế chống đối của người đến biểu tình phải lớn lắm.  Nhưng Hà Nội năm 1945 không đủ rộng để chứa được một triệu người (và cả nước Việt chỉ có 23 triệu người lúc bấy giờ).

Độc lập hay là chết (Independence or Death) - ?? (1945)

nguồn: Cứu Quốc 9 tháng 9 1945, 1.

Cương quyết chống mọi cuộc xâm-lăng! (Resolve to Fight Every Invasion) - HIPA (1945)

nguồn: Cứu Quốc 7 tháng 9 1945, 1.

Giành chính quyền cho những người này được không?  Lúc ấy các họa sĩ chưa được đào tạo về phong cách thực tế xã hội chủ nghĩa.

27 tháng 8, 2013

Lý Toét đem quà ra tỉnh (Grinnin' Lý Brings A Gift To Town) - ?? (1934)

--Ở nhà quê chỉ có rượu lậu là quý.  Ta cho vào va-ly đem đi thì có giời biết.
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . .  [K.e.em va-ny]
Nguy to rồi! Họ đòi xem va-ly.

nguồn: Phong Hóa 89 (25 tháng 5 1934), tr. 13.

Ở Bắc Bộ nắm nần chữ "l" được phát âm thành chữ "n."  Kem va-ny và Xem va-ny rất giống nhau chứ?  Điều thứ hai là lúc bấy giờ Pháp có luật Regie Alcools vậy họ cấm rượu tự sản xuất.  Rượu trong va-ni của ông Lý bị kiểm soát là "nguy to" thật.

25 tháng 8, 2013

Hanoi Hotel - 1933

Hanoi Hotel
Le préferé des anciens
Orchestre Symphonique

Khách sạn Hanoi
Chỗ thích nhất của phái cựu
Dàn nhạc Giao Hưởng

nguồn: Chantecler 15 tháng 6 1933, tr. 5.

Năm 1933 thì nhân loại được hưởng âm nhạc qua đĩa hát và đài phát thanh, nhưng chất lương âm thanh chưa được tốt lắm.  Là một người văn minh thì tất nhiên phải nghe nhạc sống.  Có trình độ thì nhạc cổ điện tây phương là liều thuốc cần thiết cho tinh thần, nhất là khi sống ở xứ lạ.

Được gọi là dàn nhạc giao hưởng, nhưng chắc chăn họ chỉ được thuê từ 10-20 nghệ sĩ.  Cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20 các khách sạn sáng trọng có dàn nhạc để chơi nhạc cổ điển và nửa cổ điền.

Lúc bấy giờ Hà Nội có bao nhiêu người có đủ tài để chơi nhạc giao hưởng?  Tôi nghĩ rằng các nghệ sĩ là người Pháp, người Bạch Nga, hay người Phi.  Một số ít người Việt cũng có khả năng - Nguyễn Xuân Khoát hay Đỗ Tình chằng hạn (Lưu Huy Quỹ đang ở Pháp).   Nhạc nhiều nghệ sĩ trong dàn nhạc này chơi vũ trường ban đêm.



Our panoramic bar, fifth floor ... and the talented singer: Ngọc Nhi, from 20.00 until midnight, Le Van Tien at the piano

Hộp đêm Sài Gòn trước 1975 với quảng cáo tiếng Anh và tiếng Pháp.  Cô Ngọc Nhi ca, Lê Văn Tiên (?) đánh dương cầm

nguồn: Lonnie M. Long Collection

24 tháng 8, 2013

Mua vé "xi-nê" (Buying "Cinema" Tickets) - Phạm Hảo (1957)


nguồn: Thời mới 12 tháng 11 1957, 4.

Điều thú vị là dân Hà Nội rất nóng bỏng khát xem các phim Liên Xô.  Theo kinh nghiệm tôi, thế đúng là kiểu xếp hàng ở thủ đô.

Bắc Sơn (Bắc Sơn) - Văn Cao (1945)

Kính tặng Chu-văn-Tấn con hùm sám Bắc Sơn
Respectfully dedicated to Chu Văn Tấn, grey tiger of Bắc Sơn.

Ôi còn đâu đây sắc chàm pha màu gió.
Oh where is the indigo, its colors cut by the wind.
Đau lòng bao năm sống lầm than đây đó.
Hearts pained for so many years living there in such misery.
Ai về châu xưa nhớ hồi máu thắm cây rừng.
Whoever returns to the district of years past would remember the blood, its deep color upon the forest trees.
Còn vang khe núi tiếng quân oai hùng.
There from the mountain's crevices the sounds of a majestic army still echo.

Lớp lớp chiến đấu Lạng Sơn tung bay cờ,
Wave after wave joined the battle at Lạng Sơn, casting the flag into the air
Rồi vùng đồi núi nhớ bao nhiêu hận thù,
Then hurrying from the hills remembering so much rancor
Dân quân du kích Cách mạng bùng mùa thu,
The Revolutionary partisans broke out in the autumn
Sao vương bóng cờ bay trên chiến khu.
Why then does the flag's shadow still linger upon the battle zone.

Bắc Sơn! Đây hố sâu mồ chôn.
Bắc Sơn! Here in deep caves are interred the graves
Rừng núi ngân tiếng hú căm hờn.
The hills, the mountains echo with the sounds of spiteful howls
Bắc Sơn! Khi bóng trăng mờ sương.
Bắc Sơn! When the moon's shadow is dimmed in the fog.
Bắc Sơn! không bóng người dưới thôn.
Bắc Sơn! There's not a soul left down in the village

Giặc Pháp tàn ác giày xéo,
The French invaders mercilessly trampled everything down
Từng xác ngập đất máu xương,
Each corpse floods the earth with blood and bones
Nhà đốt cầm giáo cầm súng,
Houses burnt, holding lances, holding guns
Dân quân vùng ra Sa Trường.
The people's army hastily ran out to the Battlefield

Bắc Sơn! Nơi đó sa trường xưa.
Bắc Sơn! That place is the battleground of old.
Bắc Sơn! Đây núi rừng chiến khu!
Bắc Sơn! Here is the mountain and jungle war zone.

Nghe rừng âm u tiếng ngàn ca nguồn sống.
In the gloomy forest, hear mountains sing of life's source
Nay toàn dân say gió lành bên khe suối.
Now the people are intoxicated by the wind, feel good fortune by the rivulet
Nhưng nhìn châu xưa bóng cờ mấy cánh sao vàng.
But look at the district of long ago, see the trace of a flag with folds of a golden star
Đồn cao vách đá nép mây huy hoàng.
Our cliffside post brilliantly lies in hiding

Toán chiến sĩ bước về châu xưa xây đồn,
The band of warriors step back to the district of long ago to build a post
Đoàn người Việt mới quyết hy sinh một lòng,
A new Vietnamese unit is determined to sacrifice with one heart,
Gươm dao chung sức phá xiềng cùng chặt gông,
With swords and knives our shared strength will break our shackles, cut off the cangue.
Bao thây đắp nền xây châu Bắc Sơn.
How many corpses build the foundation, construct a new Bắc Sơn district.


Trong Vietnam 1945: The Quest For Power (University of California Press, 1997) David Marr viết:
Units of Chu Van Tan's National Salvation Army, which had been depleted and dispersed by colonial sweeps in late 1944, moved quickly after the Japanese coup to seize several posts in Thai Nguyen province, then marched westward into Tuyen Quang.  Perhaps their most satisfying accomplishment, however, was to join with a unit of Vo Nguyen Giap's Propaganda and Liberation Army to take the Mo Nhai and Binh Gia posts in Bac Son, site of the late September 1940 abortive uprising, without firing a single shot. (tr. 206) 
Các đơn vị Cứu Quốc Quân của Chu Văn Tấn, mà đã từng bị làm suy yếu và giải tán do thực dân quét ra cuối năm 1944, hàng động mau lẹ sau vụ lật đổ của Nhật để chiếm một số đồn ở tỉnh Thái Nguyên, rồi hành quân phía Tây vào Tuyên Quang.  Song lẽ, chắc thành công thỏa mẫn nhất là khi hợp lực với một đơn vị của Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng Quân của Võ Nguyên Giáp để chiếm các đồn Mỏ Nhài và Bình Gia ở Bắc Sơn, là vị trí năm 1940 của cuộc khởi nghĩa bị phôi thai, mà không phải bắn súng.
Một nét đặc biệt của nhạc cải cách Việt Nam là việc bỏ các chữ dấu hỏi và dấu ngã trong lời ca - nhất là trong các bài hành khúc.  Bài "Bắc Sơn" chỉ có riêng chữ "sĩ" (chiến sĩ).  Đôi chữ "châu xưa" cũng xuất hiện nhiều.  Thật ra "châu" là một từ cũng xưa.  Việc xưa này được nhìn từ thời năm 1945.  Năm 1940 nhiều máu bị đổ rồi lúc Nhật lật đổ chính phủ Pháp quân lực Việt Nam được về Bắc Sơn để xây lên một tương lai vững bền hơn.

Lời ca của Văn Cao rất kịch tính, máu me đầm đìa - "máu thắm cây rừng," "hố sâu mồ chôn," "tiếng hú căm hờn," "tàn ác giày xéo," "ngập đất máu xương," lại "bao thây đắp nền xây châu Bắc Sơn."  Đầu bài "sống lầm than," cuối bài "chung sức phá xiềng cùng chặt gông."  Đây là do lời kêu gọi "quyết hi sinh một lòng."

"Bắc Sơn" được trình bày trên sân khấu Nhà hát Lớn ngày 6 tháng 4 1946 với vở kịch Bắc Sơn.
Bản nhạc "Bắc-sơn" một tác phẩm mới của Văn-cao, được ban âm nhạc Vệ-quốc-đoàn trình bầy một cách đích đáng.  Trong nhạc điệu còn với vẻ âm u của núi rừng Bắc-sơn.  Người ta cũng nhận thấy rằng bản Bắc-sơn, có phảng phất một ít hơi hương của bài Hải-quân Việt-Nam cũng cùng nhạc sĩ ấy. ("Đi xem kịch 'Bắc-sơn'," Độc Lập 7 tháng 4 1946, tr. 2).
Lời bình luận cùng thời là như thế.  Tôi không đồng ý với người bình luận cách đây 67 năm - tôi không nghe gì âm u trong giai điệu, nhưng thực ra tôi không biết về cách biểu diễn của Ban âm nhạc Vệ Quốc Đoàn ngày đó.  Tôi cũng không nghe thấy "hơi hương" của bài "Bài ca chiến sĩ hải quân" trong bài "Bắc Sơn."

Tôi thích cách hát không trang điểm của ca sĩ Lâm Xuân


hơn cách trau chuốt của Vũ Dậu, Đàm Ngọc, Tốp ca nữ Đài Tiếng Nói Việt Nam.


"Bắc Sơn" là một bài ca quần chúng vậy nên một cách tự nhiên và nhiệt tình.

23 tháng 8, 2013

bữa tiệc cộng sản


nguồn: Thiên Minh + Vương Tâm, "Sách Lenin thành... menu - thơ Bác Hồ bị xuyên tạc" PetroTimes 23 tháng 8 2013.

Tội nghiệp báo giới ngây thơ ở Việt Nam - chả biết một Communist Party là như thế nào.  Họ xem tranh ở trên này được khá phổ biên và nhận xét:

Những bức tranh "khó hiểu" được đăng tải trên facebook của quán cafe Cộng.

Có gì "khó hiểu" đâu - các vị thánh như Guevara, Marx, Lenin, Stalin, Mao Trạch Đông đang party chứ.  Chỉ có điều buồn là Bác Hồ không được mời đến dự.

Tại sao Cộng Sản không được vui?  Tại sao họ không được cười?  Tại sao họ không được giải trí?


21 tháng 8, 2013

Báo cáo việc riêng (Announcement of a Private Matter) - Lê Quang Thọ (1959)

Vợ tôi Nguyễn-Thị-Hạnh tối 3-11-58 tự ý bỏ nhà ra đi, qua nhiều lần khuyên bảo, đến nay tôi không chịu trách nhiệm về hành vi chính trị cũng như tiền bạc.

Lê Quang Thọ
Hải-phòng

My wife Nguyễn Thị Hạnh on the evening of November 3, 1958 left home on her own accord, after receiving lots of advice, up to now I won't accept responsibility for her activities, political or monetary.

nguồn: Thời mới 9 tháng 1 1959, tr. 3.


Một phụ nữ năm 1958 bỏ nhà.  Đi đâu?  Tại sao?  Nhiều lần một người vợ bỏ nhà vì bị chồng hay nhà chồng hành hạ.  Bài báo cáo này không nói rằng bà Hạnh phạm tội ngoại tình.

Đây là một "việc riêng" nhưng cũng thành một việc "chính trị."  Bị người vợ bác bỏ thì ông Thọ cảm thấy như phải làm cho dư luận tưởng rằng bà vợ mình đáng nghi ngờ về hành vị chính trị. Năm 1958 không có gì đáng ngại hơn những người không đúng lập trường chính trị.  Vậy việc nhà bị phóng ra. Không biết thân phận bà Hạnh ra sao?

17 tháng 8, 2013

Chiều cuối năm qua xóm nghèo (Evening At Year's End Passing A Poor Village) - Thanh Tâm Tuyền (1978-1980)

Mưa bay lất phất gió căm căm
Rain sprinkling, wind, bitter cold
Đường lầy trơn nhà cửa tối tăm
A slickened muddy road, a gloomy household
Trốn đâu lũ trẻ mặt lem luốc
How to escape the kid's grubby faces
Co ro đứng xem tù qua thôn.
Shivering, they stand watching the prisoners pass their hamlet

Vác bó cuốc nặng bước loạng choạng
Shouldering a bundle of heavy hoes, stumbling along
Về trong xây sẩm buổi tàn đông 
Returning in dizziness at a winter day's end
Lạnh lẽo nhà ai không đèn lửa
The bleakness of someone's unlighted house
Ảm đạm lòng ta chiều cuối năm.
Depresses my heart this evening at winter's end.

(Vĩnh Phú (1978-82) – Tân Lập K2 (1978-1980)


Bài thơ này viết cùng thời mà Nguyễn Ngọc đã phát biểu về sự "tuyệt đối hóa hiện thực, và kết quả là buộc văn học phải khiếp nhược trước hiện thực" (trích từ Huy Đức, Bên Thắng Cuộc, tập II Quyền Bính, tr. 34).  Thanh Tâm Tuyền viết thơ ở tù không khiếp nhược trước hiện thực của thời ấy.  Đời tù cực khổ, nhưng ở nông thôn miền Bắc, về vật chất, thì đời dân cũng khổ.

Hình ảnh "lũ trẻ mặt lem luốc co ro đứng xem" rất sâu sắc.  Tất nhiên hình ảnh các nhà tù "Vác bó cuốc nặng bước loạng choạng" cũng thảm.  Nhưng các nhà tù chính trị bị cải tạo hiểu biết nhiều hơn về hoàn cảnh của mình và đồng bao mình.  Mặc dù có nhiều lý do cá nhân để thấy tuyệt vọng, nhưng một nhà "không đèn lửa" cũng "ảm đạm" hơn.

Cô bán cho tôi ít thuốc cảm (Miss, Sell Me A Little Cold Medicine) - ?? (1933)

--Cô bán cho tôi ít thuốc cảm.
--Thưa ông cảm nhẹ hay cảm nặng?
--Cảm nặng lắm.
--Thưa cảm từ bao giờ?
--Tôi vừa mới phải . . . . từ ngoài cửa vào tới đây thôi.


nguồn: Phong hóa số 71 (3 tháng 11 1933), tr. 8.

--Sell me a little cold medicine.
--Kind sir, is your cold heavy or light?
--It's very strong.
--How long have you had it?
--I just caught it. . . .only since stepping through door and entering.

12 tháng 8, 2013

Bia, nước chanh đây

--Bia, nước chanh đây, anh em cứ uống thả cửa, vì ta phải nghĩ đến việc... nước trước việc dân.

--Beer, lemonade here, brothers take a drink no holds bar, for we must think of the affairs ... of liquid / the nation before the affairs of the people.

nguồn: Vịt Đực, 21 Tháng Chín 1938, tr. 3

Từ xưa đến nay việc nước đi trước việc dân.

Phố đông thế mà cứ rú ga phóng vùn vụt

--Phố đông thế mà cứ rú ga phóng vùn vụt như hỏa tiễn nguy hiểm quá!
--Chắc lại định "đành tiếng" với giai nhân nào ở phố này chứ gì?

--Streets crowd like this and still he revs and speeds like a missile, it's too dangerous!
--He's probably trying to "show off" to some beauty on this street, what else?

nguồn: Thời mới 10 tháng 10 1957, 4.


Tính thanh niên năm 1957 và năm 2013 không cách gì mấy.  Các chàng trai sẽ khoe tài để được sự chú ý của "gian nhân."  Điều ngạc nhiên là năm 1957 vẫn còn những gia đình "thượng lưu" còn giữ được một chiếc xe máy để khoe với khu phố.


11 tháng 8, 2013

Lớp đàn Guitare điện (Electric Guitar Class) (1958)


nguồn: Thời mới 5 tháng 6 1958, tr. 3.

Ngồi ở Thư viên Quốc gia mùa hè năm ngoái tôi rất ngạc nhiên xem mục này trong rao vặt một tờ báo Hà Nội năm 1958.
Lớp đàn Guitare điện, 31 Cửa Nam Hà-nội. (2-2)
Tôi đã tưởng rằng năm 1958 miền Bắc chưa có đàn ghi-ta điện tử.  Vậy tôi đọc xong, ra thư viện và đi bộ lên phố Cửa Nam.  Tôi đã cố tìm những người đúng tuổi xung quanh địa chỉ ở trên để hỏi ai biết đến một giáo viên dạy ghi ta ở địa chỉ ấy.  Điều thú vị là Hà Nội vẫn còn những nét cổ, người thời cổ, những người có thể biết đến những nhân vật của đúng 54 năm trước.

Dân phố nhắc đến một nhạc sĩ tên là Hoàng Vân, tên thật là Lương Ngọc Liên dạy ghi ta hạ-uy-di. Nói là guitare điện tử có nghĩa là đàn ghi ta hạ-uy-di điện tử.  Đàn ấy là biểu tượng của Hà Nội tiền chiến (cũng gọi là "tạm chiếm").

Dạy lớp ghi ta ấy ông Hoàng Vân giữ những mỹ tục của một Hà Nội đã rất có thể bị mất hẳn.  Nhiều người tâm sự với tôi rằng đàn ghi ta hạ uy di đã từng bị coi như "ủy mị" hay tiểu tư sản trong những năm 1960.  Hiện nay tôi nghĩ phải coi việc chơi hạ uy cầm là mỹ tục của một Hà Nội thanh lịch.

8 tháng 8, 2013

Anh không níu kéo (I Won't Force You) - Vĩ MJ (2011)

Hãy nín đi em lệ rơi ướt vai rồi.
Hold it in, dear, falling teardrops have moistened your shoulders
Thôi thương anh làm chi.
What's the use in loving me?
Lau mắt đi em gần hết đêm rồi.
Wipe your eyes, the night's almost done.
Vì ngày mai em bước sang ngang.
Because tomorrow you'll be stepping over to the other side.

Dẫu biết rằng tình là dây oan 
Even knowing that love is a chain of misfortunes
Dẫu biết rằng hợp rồi sẽ tan
Even knowing we get along then it's done
Dẫu biết rằng cuộc đời trái ngang
Even knowing that life was unwise
Đã lỡ yêu rồi, buồn cũng thế thôi.
Missing a chance at love, I'm sad that's all.

Khóc làm gì để anh xót xa.
Why cry, it breaks my heart
Anh không trách em đâu người ơi.
I don't blame you at all, love
Anh sẽ cười nhìn em bước đi.
I'll smile as I see you walk away.
Nước mắt anh em không thấy đâu người ơi.
My tears, you can't see them anyhow, love
Hãy tin rằng thời gian cứ trôi.
Got to believe that time will pass
Thì em sẽ quên anh nhanh thôi người ơi.
And you'll quickly forget me, love.
Sẽ chỉ còn mình anh với anh.
It will be just me left with myself
Và nỗi nhớ xé nát giấc mơ từng đêm.
And the longing that tears apart my dream each night.


Bài hát này cũng giống nhiều bài hát / bài thơ khác về chủ đề chuyện tình dở dang lý do là nàng phải đi với người khác.  Có những bài ca "sang" theo phong cách này như "Lá đổ muôn chiều" hay "Tà áo xanh," và còn có rất nhiều bài ca bình dân khác.  Nàng đi với người, chàng thì cứ cố tự nhiên nhưng còn rất đau lòng.


 "Anh không níu kéo" là một trong những bài ca tôi được biết nhờ các cháu nhà mình.  Hình như bài ca này vốn được phổ biên qua giọng hát của hai ca sĩ Khắc Việt và tác giả Vỹ MJ. Bài ca này có nhịp rất chậm (độ 48 nhịp trong một phút).  Các giọng hát cũng có chút ít khàn khàn, thỉnh thoảng lấy láy với chữ "người ơi" chẳng hạn.  Tác phẩm này tựa vào tiếng dương cầm với những nét ghi ta Tây ban nha, tiếng trống điện tử rất nhẹ, và giọng nữ hát đệm.


Giai điệu lên cao điểm với những chụm từ như "xót xa," "bước đi," rồi "cứ trôi."  Trong đoàn điệp khúc này chàng trai kể rằng mình đau khổ vì cô ấy.  Có đủ lý do để cảm thấy tức, cảm thấy bị tổn hại.  Nhưng chàng trai này ga-lăng, không đòi hỏi gì ở cô ấy, ở đời.  Có lẽ cô ấy cũng khổ, nhưng chàng trai ấy nói "em sẽ quên anh nhanh" cùng lúc anh ấy bị "nỗi nhớ xé nát giấc mơ từng đêm."  Các nốt trong đoạn ấy được hát trầm để nhấn mạnh nổi thất vọng này.


 Bài ca này được thêm phổ biên qua giọng hát và video của Lâm Chấn Huy.  Anh ca sĩ này hát nhanh hơn - 52 nhịp trong một phút - với bản phối khí có tiếng trống nặng hơn, với giọng hát cao hơn.  Lâm Chấn Huy cũng luyến láy nhiều hơn - và kéo dài chữ nhiều hơn - "xót xa" / "thế thôi" / "sẽ tan."  Nói chung anh ấy hát kịch tính hơn với một giọng hát yết hầu (glottal).

Cuốn phim của bài hát này phác họa một thế giới thú vật - chỉ bạo lực và tiền bạc có giá trị quyết định. Chàng ca sĩ của chúng ta là một ngoài lệ, là một hiếp sĩ hiện đại sống hùng mạnh, thật thả

Xe của một cô gái ("hotgirl" Nhung Apple) bị bọn du côn dọa.  Lâm Chấn Huy xuất hiện không biết từ đâu ra và bảo vệ danh dự cô gái này (lúc người bồ bị bất lực).  Cô ấy bắt đầu yêu chàng trai ấy.
Không biết tại sao cô ấy gục ngã rồi nằm trên chăn đỏ.  Cô mơ?
Cô thức nhìn anh ấy một cách âu yếm.
Cùng lúc chàng hiếp sĩ của cô ấy đứng hiên ngang quay mặt cô ấy, quay mặt thành phố ở đằng sau.  (Là kẻ chống đối? - Bọn du côn ở trên đội mũ bảo hiểm - chàng hiệp sĩ thì không)
Bồ cô ấy (chỉ là người cầu hôn) đến nói chuyện với mẹ cô ấy.  Anh ấy đã chụp ảnh của cô ấy với Lâm Chấn Huy.  Mẹ cô ấy rất ưa chàng trai giàu sang này và không thể nào chịu con gái mình đi theo chàng hiệp sĩ của cô.
Cô ấy thấy khó chịu.  Cô ấy trốn nhà để đi chơi với chàng hiếp sĩ của cô.

Hai người có những giây phút lãng mạn đẹp đẻ với nhau dưới cầu.  Hai người bên nhau khi màn đêm xuống.
Mẹ cô ấy phát hiện rằng con gái mình cứ chơi với chàng trai mà mẹ cấm.
Họ cố hối lộ chàng hiệp sĩ này, nhưng anh ấy bác bỏ.  Cuối cùng cô ấy chạy trốn đi theo Lâm Chấn Huy.
Và sẵn sàng cho anh ấy tất cả...
nhưng chàng hiệp sĩ không nhận vì chưa phải là lúc - trao lại vải cho cô ấy.  Có lẽ vì biết rằng hai người không thể ở với nhau, anh ấy nói "Nếu em đáng giá ba tỷ, anh sẽ bán em" và bị người tình tát.
Người bồ cũ thuê hưng lũ găngstơ để đánh chàng hiệp sĩ nhừ tử.  Cùng lúc người cầu hôn chuẩn bị cưới cô ấy.  Cô ấy ngồi đợi nước mắt rơi lệ.
Bị đánh đập nhưng chàng hiệp sĩ đánh lại và thắng.  Anh ấy đi nhà thờ - đợi ở ngoại với mặt vệt máu cháy.  Vết máu chứng minh tình yêu cao quý của anh ấy.

Vậy cô ấy bị gã chồng.  Chàng hiệp sĩ thì hai bàn tay trắng, song những vết thương tỏ sự minh bạch của anh ấy.  Sống trong trắng trong một xã hội vì tiền bạc rất khó.  Dù lời ca chỉ mô tả "cuộc đời trái ngang," cuốn video vẽ một xã hội đen tối hơn.  Nếu khán giả tự xem mình như chàng hiệp sĩ ở trên thì cũng phải chấp nhận một cuộc đời bất công vì luôn luôn có những người giàu hơn mình, mạnh hơn mình.  Làm sao hạnh phúc đến với mình?  Chỉ có điều an ủi là cứ giữ tính liêm chính của mình.