26 tháng 10, 2013

Việt-Nam - Trung-Hoa (Vietnam-China) - Đỗ Nhuận (1964?)

Việt Nam Trung-Hoa,
Vietnam China,
Núi liền núi, sông liền sông,
Joined by mountains, joined by rivers,
Chung một biển Đông, mối tình hữu nghị sớm như rạng đông.
Sharing an Eastern sea, a friendship, early like the dawn.
Bên sông tắm cùng một dòng
At the river bathing in the same current
Tôi nhìn sang đấy, anh nhìn sang đây
I look across there, you look across there
Sớm sớm chung nghe tiếng gà gáy cùng,
Early, early, share the sound of cocks crowing together,
A! a! Chung một ý chung một lòng.
Ah! ah! Sharing an idea, sharing a heart.
Đường tơ đi hồng màu cờ thắng lợi.
Going on a silk road colored red in victory's flag
A-a! Nhân dân ta ca muôn năm
Ah! ah! Our peoples' will forever sing
Hồ Chí Minh, Mao Trạch Đông.
Hồ Chí Minh, Mao Ze Dong.

Việt Nam Trung-Hoa,
Vietnam China.
Khối đoàn kết nay càng tăng
A united front now increasing
Ngăn kẻ thù chung
Blocking shared enemies
Đói no, vất vả, khó nguy, cùng chung
Hungry or full, hard times, danger, we share them together
Chung lưng, đấu cật đời đời
Share on our backs, with all our strength together
Trên đường tranh đấu không rời bên nhau
On the road to fight we won't leave each other
Thế giới hoan hô thắng lợi chào mừng
The world cheers victories and celebrates
A! a! Chung một ý chung một lòng.
Ah! ah! Sharing an idea, sharing a heart.
Đường Lê-nin hồn mầu cờ cách mạng
Lenin's road, the spirit of the red revolutionary flag
A-a! Nhân dân ta ca muôn năm
Ah! ah! Our peoples' will forever sing
Hồ Chí Minh, Mao Trạch Đông.
Hồ Chí Minh, Mao Ze Dong.

Bài này hát theo lối dân gian nam nữ đối xướng hoặc hát đông người cũng được.  Đệm hát: nhị, sáo, trống, xênh tiền, v.v...
This song in a folk manner, men and women singing call and response, or it's alright to sing together.  Accompanying the singing: fiddle, flute, drums, cymbals, etc...

nguồn: Nhân Dân 28 tháng 9 1964, tr. 3.

Bạn Lê Minh Khoa đã khám phá một video của bài hát này sản xuất cho truyền hình Trung Quốc.
 Trên mạng cũng có một video lập lòe ghi từ truyền hình Việt Nam.

Anh Khai cũng được scan bản nhạc của tác phẩm này.

Ý chủ yếu của lời ca này là các chữ "chung" với nghĩa "cùng có với nhau" [Từ điển tiếng Việt (Nxb Đà Nẵng, 2007)].  Đối với nhân loại thì quả đất này là của chung.  Toàn thể nhân loại cũng "tắm cùng một dòng."  Đối với hai nước, hai dân tộc thì của chung là một điều rất phức tạp.  Chung biển, chung nước sông, chung tiếng gà gáy buổi sáng. Con gà ấy có phải của chung?  Liệu có một bên bắt và ăn con gà ấy thì sao?

Thực ra tôi thấy hình ảnh con gà đực trong lời ca này cũng lạ.  Có lẽ nó có ý nghĩa là tỏ ý đến một mối quan hệ mới mẻ.  Quan hệ Việt Trung mới đến lúc rạng đông.  Còn nữa tiếng gà gấy cũng tiêu biểu cho sự vui mừng.

Một điều chung nữa là lá cờ màu đỏ - hay nói một cách Trung Hoa hồng sắc  / 紅色.  Còn theo bài ca này hai nước cũng sẵn chia sự "vất vả, khó nguy" - họ giúp lẫn nhau.  Ý niệm chung cũng có nghĩa là hai nước không thể "rời bên nhau."

Chắc chắn ý khó chịu nhất hiện nay của bài ca này là "Chung một biển đông" vì hai nước đều muốn một biển đông riêng.

Trên mạng có người viết rằng "Ở miền bắc, vào khoảng thập niên 1960, học sinh buộc phải thuộc và hát bài hát này trước khi vào lớp."  Và người Hoa ở Việt Nam phải hát lâu hơn nữa.  Nhưng thú thật bài hát "Việt Nam - Trung Hoa" không dễ hát.  Tiết tấu và nốt ít khi lặp lại.  Và cấu trúc của giai điệu bài này không đều.

Có 8 ô nhịp từ đầu bài đến chữ "rạng đông" (câu 1)
Có thêm 6 ô nhịp đến chữ "cùng" (câu 2) - vậy tất cả đầu bài là 14 ô nhịp

Có 6 ô nhịp từ chữ "A! a!" đến chữ "lợi" (câu 3)
Có thêm 6 ô nhịp từ sự lập lại của "A! a!" đến chữ "Đông" (câu 4) - vậy tất cả đoạn cuối là 12 ô nhịp.

Trong video thứ nhất ở trên phát trên đài Trung Quốc, người dàn dựng đã làm giai điệu đầu được nghịch phách để làm cho bài hát này được dễ hát và dễ nghe hơn.  Theo nguyên bản của Đỗ Nhuận thì các nhịp mạnh là như sau:
Việt Nam Trung Hoa, Núi liền núi, sông liền sông, Chung một biển Đông
Nhưng trên đài Trung Quốc họ hát:
Việt Nam Trung Hoa, Núi liền núi, sông liền sông, Chung một biển Đông
Họ cũng cho thêm vài nhịp sau chữ "rạng đông" và "gáy cùng" để hai câu nhạc này được đều hơn. Nhưng hát theo nhịp phách khác và đều hơn là hát không đúng ý tác giả.  Và trên đài Trung Quốc họ  cũng hát theo một nhịp nhanh hơn ý tác giả - Đỗ Nhuận yêu cầu biểu diễn bài ca này với 88 nhịp một phút. Trên video thứ nhất họ hát 96 nhịp một phút.

Việt Nam Trung Hoa cũng chung một ngũ cung.  Như vậy tôi không nghe được một tính dân tộc riêng trong bài ca này.  Đỗ Nhuận yêu cầu khi hát bài hát này nên đệm theo một dàn nhạc dân tộc với đàn nhị, sáo, trống, xênh tiền.  Nhưng đàn nhị rất giống erhu / 二胡 / nhị hồ của Trung Quốc.

Dù quần chúng có hát bài "Việt Nam - Trung Hoa" tôi nghĩ rằng đây là một bài ca trước hết có nhiệm vụ ngoại giáo và nên có người chuyên nghiệp là nhân viên của nhà nước hát bài hát này. Hơn hết, bài ca này tựa vào "thù chung" được viết đến trong lời thứ hai mà hình như không ai hát nữa.

1 nhận xét:

Nặc danh nói...

Có một câu bằng tiếng Hán là “kê khuyển tương văn” 雞犬相聞 (chicken dog mutually hear). Nó mô tả những người sống gần gũi với nhau.

Ở trong Đạo Đức Kinh, có một câu như thế này:

鄰國相望,雞犬之聲相聞,民至老死,不相往來.
Lân quốc tương vọng. Kê khuyển chi thanh tương văn. Dân chí lão tử, bất tương vãng lai.
Nước gần, thấy nhau, gà kêu chó cắn đều nghe, dân đến già chết chẳng lui tới nhau.

Đại ý của câu này khác với câu ở trong bài hát “Việt Nam Trung Hoa” nhưng cái cấu trúc rât giống = tương vọng/thấy nhau + kê khuyển tương văn/gà kêu chó cắn đều nghe.

Tôi nhìn sang đấy, anh nhìn sang đây, Sớm sớm chung nghe tiếng gà gấy cùng.

Còn đối với con gà thật ấy, tất nhiên là của Việt Nam! Là của chung đâu?!!