28 tháng 6, 2011

"Từ trước tới nay, không có luật nào cấm người trong BTC, giám khảo gửi bài tham dự"

Đầu đề bài này là những lời nói của Chủ tịch Hội nhạc sĩ Việt Nam Đỗ Hồng Quân được kể lại trong Báo Nông Nghiệp Việt Nam (Nguyễn Đình San, "Vụ Chủ tịch Hội Nhạc sĩ VN bị tố: Khó biện minh," (28 tháng 6 2011).

Ông Quân nói đúng. Trong một bài tôi đã soạn về lịch sử quốc ca Việt Nam tôi đã viết câu này về cuộc thi để chọn một bài quốc ca mới:

Đáng chú ý là 6 trong số 17 bài vào chung khảo là của những người tham gia việc xét duyệt quốc ca. [55] Dù có sự nghi ngờ thể hiện vì vấn đề này, công chúng được trấn an rằng họ đã tổ chức thành công cuộc thi bằng cách trước đó; các giám khảo có tác phẩm sẽ ra khỏi phòng chấm khi tác phẩm của họ được xét đến, và không có quyền bỏ phiếu cho tác phẩm của chính mình.

Trong đoàn trích dẫn số 55 tôi viết chi tiết:

Đại biểu Quốc hội Xuân Thủy, cũng là một nhà thơ, viết lời cho ca khúc “Việt Nam nắng hồng” do Hồ Bắc và Ngô Quốc Tính soạn nhạc cùng với bài “Việt Nam vinh quang” của Phạm Đình Sáu. Đỗ Nhuận, thành viên thường trực ban giám khảo cuộc thi, Tổng thư ký Hội Nhạc sĩ Việt Nam sáng tác bài “Việt Nam Tổ quốc ta”. Huy Du, một thành viên khác của ban giám khảo và là Phó Tổng thư ký Hội Nhạc sĩ Việt Nam sáng tác bài “Vinh quang Việt Nam”. Đại biểu Quốc hội, nhạc sĩ Lưu Hữu Phước góp mặt với bài “Vì tổ quốc xã hội chủ nghĩa”, viết chung với Huỳnh Văn Tiểng. Tất cả các ca khúc vào chung khảo đều được in trong 4 ngày trên báo Nhân Dân 3-7/7/1982.

[Nguồn: "Quốc nhạc Việt Nam: Hành trình tìm kiếm bản quốc ca," Nguyễn Trương Quý dịch, Talawas 30 tháng 8 1997 và trong sách Rock Hà Nội & Rumba Cửu Long (Nxb Tri Thức 2008).]

Ông Quân đúng luật, nhưng luật có phải đúng không? Các bạn ở xứ Việt phải giải đáp câu hỏi ấy. Hình như ý nghĩa chính của các cuộc thi là tiền thưởng. Các tác phẩm được tham gia được hoan nghênh trong ngày trao giải rồi về trong ngăn kéo luôn. Có vẻ như đây là chuyện xây ra lâu năm rồi.

26 tháng 6, 2011

Pathé - Đừng tưởng mà lầm

nguồn: Đông Pháp thời báo 8 novembre 1926, tr. 4


Đừng tưởng mà lầm

phải xem cho kỷ lưởng nhửng máy hát người ta muốn dưng cho mình

Máy hát thiệt hiệu Pathé

thì đều có một cái hiệu hoặc hai trong hai cái dưới trên mổi cái máy và trên mổi cái đầu máy hát Pathé

Don't be mistaken

look carefully at the phonographs that people want to offer you

Phonographs with the authentic Pathé label

will have a label or two in parts below upon every machine and every Pathé phonograph's top


Cái hiệu con gà trống của Pháp cũng trông giống giống diễn viên hát bộ trong quảng cáo này.

24 tháng 6, 2011

Mme PHUNG-HA vue par M. M. Loesch

nguồn: Gió Nam, "Deux belles soirées de Cai-Luong," La tribune indochinoise 2 mars 1937, 1.

La soirée du samedi a été donc pour Mme Phung-Ha, notre vedette nationale, une nouvelle occasion de conquérir une fois de plus son public avec son merveilleux talent de tragédienne et de cantatrice.

Đêm thứ Bảy cho cô Phùng Há, ngôi sao dân tộc hàng đầu của ta, một cơ hội mới để chinh phục một lần nữa các khán giả với tài năng tuyệt vời của mình của một nữ diễn viên và ca sĩ.


M. Loesch tức là Maurice Loesch là tác giả của sách Le tout-Saïgon [Saigon mọi mặt] (Saigon: J. Aspar, 1928).

23 tháng 6, 2011

Lý-Toét. -- "Ứ, bài hát hay thật!"

Lý-Toét. -- Ứ, bài hát hay thật! Nghe xong thấy nhẹ cả người (Gee, that song is really great! After listening to it I feel light all over).
Nhất Sách (Trần Bình Lộc) vẽ [Nguồn: Phong Hóa (2 mars 1934), tr. 5]

Tranh này có hai khái niệm trái nghịch nhau - có già với trẻ, có tân thời với bảo thủ, có tây với ta. Thật ra ông Lý Toét dù coi như là nhân vật của sự cổ xưa, sự bảo thảo cũng được bắc cầu giữa cái cũ và cái mới. Ông gặp phương tiện nghe nhạc hiện đại mà thấy hay.

Không rõ ông đang nghe gì. Phần lớn các đĩa phổ biến ở Việt Nam năm 1934 chắc là cải lưong. Nhưng trong thị trường nhạc Việt thời bấy giờ cũng có đĩa chèo, hát văn, ả đào, ca Huế, ngâm thơ, nhạc tài tử. Và cũng có đầy đủ các loại nhạc Tây.

Các tiệm bán đĩa và máy đĩa hay để ngoàimột máy đĩa để quảng cáo hàng trong tiệm. Chắc Lý Toét đi dạo vỉa hè và ngừng lại để nghe một giai điệu du dương nào đó. Rồi một cậu bé nhóc đến cướp cây ô của ông. Lý Toét thì ngoài cây ô kiểu tây ấy hoàn toàn mặc đông phục và cậu bé kia thì mặc âu phục.

Có vẽ như ông Lý Toét đang thích và hoan nghênh một cái mới của Tây mang sang (nếu không phải là nhạc tây thì cứ phải nói là các đĩa và máy đĩa được sản xuất ở bên Pháp). Lý Toét bị mê hoắc đến mức mà "thấy nhẹ cả người" là do đó cũng bị lừa. Nhưng ai lừa ông - cậu bé lừa ông hay tây lừa ông. Hay do cách sống ham chơi, ông tự lừa mình?

Hay coi một cách khác - có phải là cây ô ấy là cái gì nào quí báu như một nền văn hóa hay một nền âm nhạc. Ông gặp cái mới, cái hay, cái lạ rồi bị say mê mất ý thức về cái quí báu mà mình vốn có?

21 tháng 6, 2011

Cải tạo tư tưởng và tâm lý của chủ nghĩa cai trị toàn mặt

Mới đây tôi được biết đến sáchThought Reform and the Psychology of Totalism; A Study of "Brainwashing" in China (New York: Norton, 1961). Sách này được viết về tình hình xã hội ở Trung Quốc thời cộng sản chủ nghĩa của Mao Trạch Đông. Ông tạo ra một danh sách về cách phương pháp của chế độ cộng sản ở Trung Quốc áp dụng, nhưng nhiều xã hội, phe, giáo phé khác có thể sử dụng đến các phương pháp này. Các phương pháp cũng khá quen thuộc ở Việt Nam. Sau đây tôi dịch một bài wikipedia tóm lại các ý kiến của Lifton:


Sách Cải tạo tư tưởng và tâm lý của chủ nghĩa cai trị toàn mặt: Nghiên cứu về "tẩy não" ở Trung Quốc của Lifton viết năm 1963 là một công trình nghiên cứu về các kỷ thuật cưỡng bức mà ông đặt tên là cải tạo tư tưởng hay "tẩy não," dù ông thích tên trước. Những người khác cũng đã đặt tên "quyền hành tâm trí". Lifton tường tận miêu tả tám phương pháp mà ông nói rằng đã từng được sử dụng để thay đổi tâm trí con người trái ý của mình.

1) Quyền hành hoàn cảnh - Quyền hành về thông tin và truyền thông.
2) Vận động thần bí - Vận động bằng mánh khóe những điều được kinh qua mà có vẻ như là tự phát nhưng thực ra được dự định và điều khiển.
3) Đòi hỏi sự trong sạch - Thế giới được coi là đen trắng và các thành phần luôn luôn được cổ vũ là phải thích nghi với tư tưởng của công động và chiến đấu để tự hoàn thiện mình.
4) Thú tội - Tội lỗi, theo công động đặt nghĩa, phải được thú nhận cho người giám sát của mình hoặc công khai cho công động.
5) Khoa học linh thiêng - Học thuyết hay tư tưởng của công động được coi như là chân lý cơ bản, nằm ngoài các cảm tượng hoài nghi hay tranh luận.
6) Khuynh hướng ngôn ngữ - Công động giải thích hay dùng đến các từ hay nhóm từ bằng những cách mới làm cho thế giới bên ngoài không hiểu được.
7) Học thuyết là hơn con người - Kinh nghiệm cá nhân của từng thành phần phải làm bé nhỏ trước khoa học linh thiêng và các loại kinh nghiệm trái ngược phải được phủ nhận hay giải thích lại để đáp ứng với tư tưởng của công động.
8) Xét xử về sống chết - Công động hưởng đặc quyền để quyết định những ai được quyền sống hay và những ai thì không được quyền sống.

20 tháng 6, 2011

Người hàng xóm (My Neighbor) - Nguyễn Bính (1938)


Watercolour painting of Butterfly, Caterpillar and Chrysalis on cruciferae. "Papilio Brassicae. Male and Female. White large garden Cabbage, from nature May 8th 1802 by Katherine Plymley (source: Darwin Country)

Nhà nàng ở cạnh nhà tôi
Her house is next to mine
Cách nhau cái giậu mùng tơi xanh rờn
Separated by a verdant, vine-covered hedge
Hai người sống giữa cô đơn
The two of us live in solitude's midst
Nàng như cũng có nỗi buồn giống tôi.
It seems she has a sadness like my own
Giá đừng có giậu mùng tơi
If only there were no vine-covered hedge
Thế nào tôi cũng sang chơi thăm nàng
I'd find away to go over and visit her
Tôi chiêm bao rất nhẹ nhàng
I dream a very gentle dream
Có con bướm trắng thường sang bên này...
That there's a white butterfly who often comes over here...
Bướm ơi, bướm hãy vào đây
Butterfly, oh butterfly, come inside,
Cho tôi hỏi nhỏ câu này chút thôi
Let me ask you a little something.
Chả bao giờ thấy nàng cười
I've never seen her smile.
Nàng hong tơ ướt ra ngoài mái hiên
She dries moist silk outside on the veranda roof
Mắt nàng đăm đắm trông lên
Her eyes gaze pensively upward
Con bươm bướm trắng về bên ấy rồi
The white butterfly has already gone back over there.
Bỗng dưng tôi thấy bồi hồi
All of a sudden I feel uneasy
Tôi buồn tự hỏi: hay tôi yêu nàng?
Sadly I ask myself: do I love her?
Không, từ ân ái nhỡ nhàng
No, since an earlier unrequited affection
Tình tôi than lạnh tro tàn làm sao!
How my love has turned into cold, burnt out embers
Tơ hong nàng chả cất vào
Her silk threads left out to dry aren't even put away
Con bươm bướm trắng hôm nào cũng sang.
That white butterfly, every day it crosses over
Mấy hôm nay chẳng thấy nàng
These couple of days it hasn't seen her
Giá tôi cũng có tơ vàng mà hong
If only I had golden silk threads out to dry
Cái gì như thể nhớ mong?
Something like that, wouldn't it seem like longing?
Nhớ nàng? Không, quyết là không nhớ nàng!
Miss her, no, I'm determined not to miss her!
Vâng, từ ân ái nhỡ nhàng
Yes, since that earlier unrequited affection
Lòng tôi riêng nhớ bạn vàng ngày xưa.
My own heart misses a golden friend from long ago
Tầm tầm giời cứ đổ mưa
Unceasingly the sky pours down rain
Hết hôm nay nữa là vừa bốn hôm!
At today's end it will have been four days!
Cô đơn buồn lại thêm buồn
Sad solitude has become even sadder
Tạnh mưa bươm bướm biết còn sang chơi?
When the rain stops, butterfly, will you still know how to cross over there?
Hôm nay mưa đã tạnh rồi
Today the rain has stopped
Tơ không hong nữa, bướm lười không sang
Silk threads no longer hang out to dry, the lazy butterfly hasn't crossed
Bên hiên vẫn vắng bóng nàng
At the veranda her shadow's still absent
Rưng rưng tôi gục xuống bàn... rưng rưng...
Wistfully I slump down at my desk ... wistfully ...
Nhớ con bướm trắng lạ lùng
I miss that strange white butterfly
Nhớ tơ vàng nữa, nhưng không nhớ nàng
I miss those golden silk threads too, but I don't miss her
Hỡi ơi bướm trắng tơ vàng
Oh white butterfly, golden silk threads
Mau về mà chịu tang nàng đi thôi
Hurried back to mourn her, nothing more
Đêm qua nàng đã chết rồi
Last night, in fact, she died
Nghẹn ngào tôi khóc, quả tôi yêu nàng
Choked with emotion I sob, apparently I did love her
Hồn trinh còn ở trần gian
A virginal soul that existed in this mortal world
Nhập về bướm trắng mà sang bên này.
Has entered into a white butterfly and crossed over here.

17 tháng 6, 2011

tấm ảnh hai nghệ sĩ cổ nhạc

Une artiste annamite au micro de Radio-Saigon
Nghệ sĩ Cô Năm Cần Thơ (nguồn: Indochine hebdomidaire 22 juillet 1943)

Danh cầm Năm Cơ - Thân tặng thính giả Hồng Hoa (nguồn: Bách Khoa #162 1 tháng 10 1963)

16 tháng 6, 2011

Tâm hồn là vĩnh cửu (The Soul Is For Always) - Nguyễn Minh Anh (2011?)

Phụ nữ không có ai xấu chỉ có không biết làm đẹp mà thôi
Women, none are ugly just some of them don't know how to make themselves pretty
Ngày xưa em cũng như mọi người, nhưng từ khi biết điểm tô sắc đẹp, đời em nay đã đổi thay
Long ago I was like everyone else, but since I've learned how to beautify myself my life has changed
Từ khi có chút nhan sắc, thì em mới hiểu đẹp xấu chỉ là phù du.
From the time I've had become a little beautiful I've understood that beauty or ugliness is just ephemeral
Còn hơn ấu trĩ tâm hồn, nét đẹp phù du mãi luôn vững bền, tình yêu thăng hoa thì ta nên sống vì nhau,
Better than babying your spirit, ephemeral beauty always durable, if your love grows then we should live for each other,
Đẹp hay xấu không là vấn đề
Beautiful or ugly, it's no problem
Đẹp ở trong tâm hồn ta đó mới là vĩnh cửu.
Pretty in the spirit, now that's for always.
Tình yêu biết sẻ chia đẹp sẽ vẫn ở tấm lòng
Love that shares its beauty will always be in your heart
Không so đo tính toán thiệt hơn,
Don't calculate who will get the most
Đẹp hay xấu cảm nhận mỗi người
Beauty or ugliness, it's feelings everyone has
Bề ngoài đâu có nghĩa chi nếu trong lòng gian dối,
The outside is meaningless if inside there's a lying heart.
Đừng nên đánh mất đi nét đẹp của tâm hồn,
Don't lose the beauty of your soul,
Tình chỉ đến với ai biết trân trọng tình yêu.
Love only comes to those who respect love.



Phi Thanh Vân ca

Tôi luôn luôn thấy buồn cười khi đọc qua những bài báo hoảng sợ viết về tình hình nhạc trẻ. Nhưng tôi cũng phải cho rằng các bài báo ấy làm nên một nền giáo dục về nhạc phổ thông Việt. Mới đây đọc bài "Những 'kẻ hủy diệt' của làng nhạc Việt" tôi được biết đến ca sĩ Phi Thanh Vân hát bài "Tâm hồn là vĩnh cửu."

Chữ "hủy diệt" quá nặng. Trang wiktionary tiếng Việt đăng thí dụ này của Đặng Xuân Khu viết làm thơ:

Lũ giặc khổng lổ, man rợ huỷ diệt dân lành bằng chiến tranh điện tử

Hủy diệt là chết là phá hoàn toàn. Vậy Phi Thanh Vân (và các ca sĩ, nhạc sĩ trẻ khác) là như một sóng tsunami không để lại vết tích nào của nhạc Việt.

Trên trang youtube theo có nhiều lời bình luận. Một số không nhỏ là các lời chửi tục. Vậy cũng có lắm người phản ứng không chịu cách bình luận ấy:


có thể cô ấy hát không hay, có thể lời bài hát không được hoa mỹ,lãng mạn nhưng nó phản ánh đúng mà.Mình thik Phi Thanh Vân vì sự thẳng thắn, biết người biết ta và sự cứng rắn trước dư luận của cô ấy. Đừng nặng lời quá với cô ấy như thế nhé,đừng văng tục chửi thề trên trang web này như thế nhé, bạn bè quốc tế sẽ cười vào mặt chúng ta đấy
duhuqasa 3 weeks ago
[There's no lack of culture at all, any of you guys who speak badly of other are the ones who lack culture, it correct that...it's really shameful for those people who think their great, say why don't other look at us again, very shameful, phi than vân has done nothing to merit receiving such idiotic and uneducated comments.]

Các anh chị không thích nghe thì thôi bàn tán chi cho mệt vậy,điệu này là ai cũng nghe nói xong vô nghe thử,rồi ra đây chê,tò mò quá đi, mỗi anh chị chê 1 lời làm cho bài hát càng nổi tiếng hơn, đúng mục tiêu của người hát rồi, lần sau các anh chị khi nghe ai chê rồi thì đừng vào nghe nữa làm chi cho mệt, rồi bán tán, các anh chị không thích thì có người thích, đừng bắt người khác theo sở thích của mình. Chỉ có 1 bài hát mà các anh chị đưa nó lên tầm cao quá, nói nó ảnh hương đến nền nhạc Việt.

Ca từ và giai điệu của bài ca này dù không có gì xuất sắc nhưng cũng thành như một con giun đào lối vào tai mình. Cái đó là mục đích của nhạc phổ thông thì cũng phải chấp nhận thôi. Bài ca này không có khúc thức bình thường - chỉ có giai điệu theo số từ và các dấu của ca từ, và ca từ này cũng thiếu chất thơ, chất vần.

Cá nhân tôi thấy khó chịu về một ý trong ca từ này là năm chữ "biết điểm tô sắc đẹp." Dù ý bao quát của ca từ ca khúc này là tôn vinh cái đẹp ở trong, nhưng người ta (hay cụ thể hơn "phụ nữ) vẫn phải biết tự tô điểm cho mình. Nghĩa là có tiêu chuẩn từ bên ngoài mà mọi phụ nữ phải tuân theo. Chữ tô điểm cũng dính líu đến cách sản xuất âm nhạc. Tôi xem video của bài ca này đầu clip có ca sĩ hát bài này không đàn (không tô điểm) chắc cũng tiêu biểu của cái tôi chưa tô điểm, "cái đẹp ở trong ta." Nhưng các người xem cô Vân hát không tô điểm tỏ vẻ kinh ngạc. Làng Việt hiện nay nhờ vào kỷ thuật tô điểm âm thanh như tô điểm sắc đẹp để sản xuất tất cả sản phẩm. Tôi không thấy tội gì đây, nhưng tôi cũng ước được thỉnh thoảng gặp một ít âm nhạc không tô điểm. Vì đến gần với người / văn hóa không trang điểm thì cũng phải coi như thân mật hơn.

13 tháng 6, 2011

"In hard times, beauty can seem frivolous -- but take it away and all you're left with is hard times


"Trong thời buổi khó khăn, cái đẹp có thể bị coi như phù phiếm -- nhưng bắt lấy nó đi thì bạn chỉ còn lại thời buổi khó khăn."

Họa sĩ Paul Madonna vẽ cơ quan tôi bằng màu nước.
Nguồn: San Francisco Chronicle 24 tháng 4 2011

11 tháng 6, 2011

Niềm tin có thật (A Faith That is Right) - Phạm Tiến Duật (1968)

Không thể tin là em đã qua
I cannot believe that you've come through
Những túi bom bay mù bụi đỏ
Pockets of bombs flying, blinding red dust
Đường gập ghềnh ngổn ngang cây đổ
The road rutted, tree trunks laying across
Trời lô nhô cây gỗ cưa ngang.
The sky jagged with wood splintered in your path

Không thể tin là em đã sang
I cannot believe that you have come across
Nơi đất lạ trời xanh leo lẻo
To this strange land, skies of intense blue
Anh đón em trong tầm đạn réo
I greet you during the screaming of gunfire
Tiếng tàu càng sốt ruột, vo ve.
Airplanes roar at an ever more fevered pitch

Em là cô bộ đội lái xe
You're a girl soldier driver
giặc đuổi bắn bốn bề lửa cháy
who the enemy chases, shooting on all sides in bursting fire
Căn buồng lái là buồng con gái
The driving chamber is the chamber of a girl
Vẫn cành hoa mềm mại cài ngang
Ever flowers, soft, fastened across

Em đã qua và em đã sang
You've passed through and come over
Đẹp lắm đấy, giữa ngày đánh Mỹ
So lovely, these days fighting America
Đất nước mình nhiều điều giản dị
Our land has many simple things
Ai chưa tin, rồi cũng sẽ tin thôi.
If you don't yet believe, later you surely will.


Người cô gái lái xe đến là như cứu tinh thần nhà thơ. Phạm Tiến Duật mô tả mọi cái hiểm nguy ngăn cản xe này đến, nhưng nó cứ đến. Có phải là phép mầu? Hình như không. Một niềm tin chung cho cô lái xe vượt qua mọi nguy khổ.

Cái thú vị nhất là nhà thơ nhắc cho người đọc về buồng xe nữ tính. Chắc đây cũng làm nâng lên tinh thần của các lính và độc giả. Trong môi trường tàn phá thấy những nét trang nhã được xếp dọn cho kỹ có lẽ là dấu hiệu chính của niềm tin. Trong hoàn cảnh ghê gớm con người vẫn còn khả năng thực hiện cái đẹp.

6 tháng 6, 2011

Chim ngói (Turtledoves) - Ngô Văn Phú (1965)


Nguồn ảnh: Wikimedia Commons

Không hiểu từ đâu
I don't get from where
Cứ mùa thu
Just about every autumn
Chúng bay về khắp cánh đồng,
They all fly back across the fields
siêng năng nhặt đỗ
meticulously plucking, perching
những đàn chim ngói
flocks of turtledoves
mặc áo mầu nâu
wearing their brown garb
Đeo cườm ở cổ
Beads around their necks
Chân đất hồng hồng
Feet bare, ruddy
như nung qua lửa
as if they were tempered in flame
mang theo ngọn gió mùa đông bắc đầu tiên
bringing back with them winter's first nor'east winds

Mùa màng bỗng rực rỡ lên
Harvest time, suddenly resplendent,
những sắc màu đẹp nhất
has the most beautiful colors

Chúng đem tinh chất xa xôi từ những khoảng trời
They bear a distant essence from far horizons
Về hoà với sức mỡ màu của đất
Back here to mix with the earth's fertility

Hương đồng, hi vọng tràn trong mắt
The field's fragrance, aspiration flows in their eyes
những tiếng cười bay dọc xóm vui
laughter that flies past a happy hamlet
Sao tôi thấy chúng giống những cô gái làng tôi
Why is it they look to me like the maidens of my village
Những cô gái báo báo hiệu những vụ mùa phong thu, bát ngát.
Maidens who proclaim the signal of the autumn harvest, without end.


Hồi ấy con chim ấy được quý bao nhiêu, hiện nay có vẻ như hình ảnh này không còn trong ý thức mọi người.

4 tháng 6, 2011

Ngăn cách (Separated) - Y Vân (1954?)

Yêu nhau trong cuộc đời, mơ duyên tình dài gắn bó đôi lời
In love in our lives, having dreamed of long love, the intimacy of a couple words
Ta quen nhau một ngày, thương nhau trọn đời, giữ cho lâu dài.
We met one day, loved all our lives, held it a long while.
Khi chia tay lần đầu, duyên chưa đậm mầu cũng đã say nhiều.
When we separated the first time, a fated love not yet in full color, it was still intoxicating
Một thời gian quen biết, tình ta tha thiết muôn phần
For a while we got to know each other, our love was devoted ten thousand-fold

Nhưng không ai nào ngờ, duyên đang mặn mà bỗng đã chia lìa
But no one could have suspected, a fated love with so much passion suddenly parted
Đêm chia ly lạnh lùng, đưa tay một lần, đến mai không còn.
A cold night we separated, extending our hands this once, tomorrow came, it was no more.
Đêm nay không còn dài, xin cho vài lời, chớ trách nhau hoài
Tonight is no longer, please provide a few words, don't blame each other always
Lời từ ly êm ái, để đâu không nói đêm nay...
Peaceful words of separation, leave them elsewhere, don't say anything tonight

Từ ngày mai ngăn cách, hết rồi là khi đưa đón
From tomorrow we'll be separated, it's all over from the time we saw each other off
Có mấy ai không buồn lúc duyên chưa tròn thương mến
There aren't many who aren't sad when true love hasn't fulfilled its affection
Em lên xe hoa rồi! Biết rằng sầu để một người
You've [I've] entered the floral carriage! Knowing the sadness left behind to the other
Rượu hồng chẳng được say mà đành lòng nếm chua cay!
Rosy wine doesn't intoxicate when one is resigned to taste bitterness!

Mây sao quên hạn kỳ? Cho trăng buồn vì nhớ mãi câu thề.
Clouds, how do you forget your term? Make the moon sad because it forever remembers the vow.
Mây đem mưa trở lại, mưa hay nhiều lời, khiến trăng mỉm cười...
Clouds of a rainy night return, rain or many words, that make the moon smile...
Không! Trăm không ngàn lần, không ai giận hờn nếu đã hay rằng:
No! Hundreds not thousands of times, nobody could feel spite if they knew that:
"Lòng người như chiếc lá, nằm trong cơn gió vô tình"
"One's heart is like a leaf, placed upon an indifferent wind"


Một thể loại ca khúc đặc trưng của Việt Nam tôi sẽ tạm gọi là lỡ tình ca. Hai người yêu nhau, có duyên nợ nhưng bắt phải vĩnh viễn chia tay. Tôi nghĩ rằng "Ngăn cách" là một trong những bài ca xuất sắc của loại này. Giai điệu này thật đẹp và dễ nhớ. Nhịp boston lento với mô típ nốt đen có chấm với ba nốt móc tiếp theo dù lặp lại nhiều cũng hợp với nối tiến hòa âm chậm thay đổi trong ca khúc này.

Cái đoạn ở giữa ("Từ ngày mai ngăn cách") không phải là một điệp khúc - phải coi đoạn này như một đoạn bắc cầu với những nét đặc biệt. Giai điệu lên cao ở đây (đưa đón) với hay nốt cao nhất trong bài ca (Có mấy...). Rồi có các nốt nửa cung hàng xóm - "Em lên xe hoa rồi" (I-vii#) và "rằng sầu để một người" (V-iv#) - làm cho xúc cảm ở đây được mãnh liệt hơn. Nhưng xúc cảm trong giai điệu trong câu cuối đoạn này ("Rượu hồng...) được giảm và được giải quyết với hai nốt hàng xóm cuối cùng (chua cay -- ii-I). Đây cũng là nhạc "đành lòng."

Hành trình của nhạc này sắp kết thức - sau đoạn bắc cầu thì cái đoạn đầu lặp lại thì nghe rất khác. Ca từ ở đây có ít nhiều chất tiền chiến - mây với mưa, trăng. Nhưng câu cuối cùng của bài ca đã thành như một câu ca dao - "Lòng người như chiếc lá, nằm trong cơn gió vô tình." Đây là một cách sống rất vô lực, song ý này khá đúng - lòng người rất khó điều khiển. Còn phải nói có thể rằng số phận con người được thể hiện rõ rệt nhất trong việc tình yêu, hôn nhân.

Y Vũ, người em trai nhạc sĩ Y Vân, đã nhắc rằng "Ca khúc Ngăn Cách là sáng tác đầu tay của anh, ghi lại những kỷ niệm về mối tình đầu trắc trở của anh ấy với một cô gái Hà Nội, tên là Tường Vân." (Hình như Tường Vân này là cảm hứng cho đôi chữ "yêu Vân" ghi tắt thành "Y Vân.") Nếu đúng vậy thì bài ca này được sáng tác trong khí Hà Nội tiền chiến.

Khánh Ly nhắc một chuyện khác (chắc xây ra năm 1964 gì đó):

Từ ông Nguyễn Đình Toàn, tôi gặp được nhạc sĩ Y Vân và hát cho ông nghe. Nhạc sĩ Y Vân vừa sáng tác xong bài Ngăn Cách, ông dạy và đưa cho tôi nhưng có một đêm ở Đại Nam, khi được hát, tôi đưa bài Ngăn Cách cho ông Lê Văn Thiện, lúc đó là trưởng ban nhạc, ông Thiện cầm xem rồi liệng cái xạch...bài gì mà cải lương...tôi đâu dám có phản ứng gì. Thật tôi cho tôi chẳng có duyên với bài hát ấy. Về sau khi chị Minh Hiếu hát, bài Ngăn Cách lập tức nổi tiếng cho đến bây giờ.

Tôi khác với nhạc sĩ Lê Văn Thiện thì cho rằng tính từ "cải lương" có nghĩa là tuyệt vời, có chất thích hợp với sở thích bình dân, có âm sắc rất Việt Nam.

Mới đây tôi được quan tâm đến bài hát này do báo Thể thao và Văn hóa yêu cầu tôi viết một bài về album mới của Đàm Vĩnh Hưng và Thanh Lam. Tôi không có điều kiện viết bài này, nhưng cứ nghe album này. Đàm Vĩnh Hưng là nhà sản xuất của album chọn những bài ca xưa ít nhiều mà không được nổi tiếng lắm (dù các bài "Ngăn cách" và "Rồi mai tôi đưa yêu" cũng được khá phổ biến).



Đàm Vĩnh Hưng có một giọng hát hay và album này (tên là Sa mạc tình yêu) có nhiều nét hay. Nhưng nghe ĐVH hát bài "Ngăn cách" tôi không thể không nghĩ đến cách thể hiện bài hát này trước 1975. Hiện nay gần tất cả các album được sản xuất theo cách home studio. Dù các nhà sản xuất sử dụng đến phòng thu ở nhà hay một phòng thu chuyên nghiệp hơn, nhưng gần tất cả các album được thực hiện với âm thanh điện tử và máy tính.

Có lẽ điều làm cho bản "Ngăn cách" của ĐVH khó nghe nhất là tiếng trống điện tử - cứ mọi nhịp 1 và 3 đến như máy móc với tiếng trống khó chịu ấy. Một điều nữa là tôi không thích tiếng dàn đàn dây kéo điện tử. Tôi phải công nhận rằng bài ca này được phối khí rất chu đáo. Trên album này thì dàn dây điện tử được thực hiện một cách khá trang nhã, nhưng tôi vẫn không thích.

Trong riêng bài hát này ĐVH hát phần nhiều các nốt với giọng thanh môn (glottal) mà gây ấn tượng nức nở. Nhiều ca sĩ đã sử dụng đến cách hát này - trước 1975 có Chế Linh và Thanh Thúy chẳng hạn. Song ĐVH hát gần nửa các nốt với giọng thanh môn này và giọng này được phóng đại bởi âm thanh digital quá trong trẻo hiện nay. Lúc thu ca khúc này trước 1975 Thanh Thúy cũng sử dụng cách hát này nhưng ít hơn - thí dụ với một số chữ có dấu nặng (dấu nặng vốn có tiếng thanh môn rồi) và để nhấn mạnh một số ca từ - "còn dài, xin cho vài lời, chớ trách nhau hoài."



Đàm Vĩnh Hưng và Thanh Thúy hát bài này với giọng D thứ với tầm âm y hệt nhau. Cả hai cũng sử dụng một nhịp đi rất gần nhau (Thanh Thúy hát chậm hơn một chút).

Bản của Lệ Thu hát "Ngăn cách" rất hay chính vì phần đệm.



Ba nhịp trống nghe thong thả và nhẹ hơn. Lệ Thu hát hai câu đầu của mọi đoạn rất êm đềm. Rồi lúc hát hai câu cuối Lệ Thu hát rất xúc cảm, hát hết mình ("Khi chia tay lần đầu"). Và phần đệm cũng thành mạnh hơn nữa. Nghĩa là cách thể hiện này có chất tương phản, và ca sĩ này cũng cố gắng phản ứng ý nghĩa của ca từ.

Một bản thu âm bài ca này tôi rất thích là của Minh Hiếu thể hiện. Có lẽ đây là lần đầu tiên bài "Ngăn cách" được thu âm. Như Khanh Lý viết ở trên chính Minh Hiếu đã giới thiệu bài hát này lần đầu. Minh Hiếu lúc "lên xe hoa" đã bỏ nghề ca hát vậy không được biết đến nhiều hiện nay, nhưng ngày xưa ca sĩ này có danh hiệu là Vương Hậu Phòng Trà. Tôi không tìm được bản này stream trên mạng, vậy chắc các bạn muốn nghe thì phải download ở đây.

Minh Hiếu hát bài "Ngăn cách" nhanh hơn - hát đến cùng chỉ kéo dài 2 phút 50 giây - với nhịp "slow rock" nhịp 3. Đàm Vĩnh Hưng và Thanh Thúy hát dài hơn gấp hai lần. Vì hát nhanh hơn thì Minh Hiếu cũng hát dịu dàng hơn và liên túc, không ngừng. Minh Hiếu được hát cả một câu trong một hơi thở.

Dù hát nhanh Minh Hiếu cũng hát có trang trí hơn. Lúc hát "cơn gió vô tình" ở cuối bài Minh Hiếu hát như đoạn cuối của phần rao của vọng cổ. Chữ "rồi" (lên xe hoa rồi) được hát non. Lúc hát "nói đêm nay" chữ "nói" có nốt hàng xóm ở trên và chữ "đêm" có nốt hàng xóm ở dưới. Về phần đệm tôi rất thích hợp ca nữ hát theo giọng chính. Còn nữa cái đoạn bắc cầu thì hợp ca ngừng, và phần đệm của đoạn nhạc này được nhỏ nhẹ hơn - cũng là một cách để nhấn mạnh đọan này.