25 tháng 5, 2011

Buồn đêm mưa (Sadness on a Rainy Night) - Huy Cận

Tặng Khái Hưng - For Khái Hưng

Đêm mưa làm nhớ không gian,
A rainy night makes me reminds me of space
Lòng run thêm lạnh nỗi hàn bao la...
My heart shivers colder in a vast chill

Tai nương nước giọt mái nhà
Ears guided by drops of water on the roof
Nghe trời nặng nặng, nghe ta buồn buồn.
The sky feels as heavy my feelings of sadness

Nghe đi rời rạc trong hồn
Feeling muddled to my core
Những chân xa vắng dặm mòn lẻ loi...
Far off feet on a worn, forsaken route...

Rơi rơi... dìu dịu rơi rơi...
The dripping... it softens, the dripping...
Trăm muôn giọt nhẹ nối lời vu vơ...
Hundreds of thousands of weightless drops linked to pointless words...

Tương tư hướng lạc, phương mờ...
Lovesick, my direction lost, outlook vague...
Trở nghiêng gối mộng, hững hờ nằm nghe.
Turned prone across a pillow of dreams -- withdrawn, reclining, listening

Gió về, lòng rộng không che,
Wind returns, my heart opens wide, bare
Hơi may hiu hắt bốn bề tâm tư...
A breath of air from the north hems my feelings in...


Tôi quen biết bài thơ này qua blog của Goldmund. Hình như bài thơ này được viết về một tâm trạng cô đơn, bế tắc. Mới đọc mình tưởng rằng từng giọt nước làm hành hạ người trong thơ. Nhưng tôi cũng quay về từ "nhớ" trong câu đầu. Tiếng mưa cho người trong thơ về cõi ký ức, và có lẽ về cõi thương tiếc. Nhớ không gian. Không gian được miêu tả lạnh và bao la. Bao la nghĩa là không giới hạn. Vũ trụ không giới hạn này được miêu tả với những từ như nặng nặng, rời rạc, lẻ loi, vu vơ, hướng lạc... Khá khó chịu, không yên tâm. Chữ tương tư cũng có nghĩa nhớ nhung (nhớ da diết) - "thường là với người yêu." Nhưng tôi nghĩ đây không phải đơn giản là một bài thơ về tình yêu. Đoạn cuối thì gió về - và thổi mưa đi chỗ khác? "Lòng rộng không che" cũng là như mình còn thấy bao la, không hạn chế (và hướng lạc). Câu sau thì "bồn bế tâm tư" - có phải là giới hạn mới về. Có giới hạn thì cảm giác nặng nặng, lẻ loi, vu vơ, hướng lạc được đỡ? Cuối bài thơ thi sĩ được cứu ít nhiều? Nhưng cái cõi lạnh bao la cũng là chỗ cho mình hiểu biết thêm và sâu hơn về mình.

22 tháng 5, 2011

ảnh Tết Sài Gòn của Darryl Hanley Collection (loạt 1)



























Tôi nghĩ rằng ông Hanley phải rất tâm tình với Việt Nam để chụp loạt tấm ảnh này. Không biết đây là Sài Gòn năm nào? Nguồn: Vietnam Center and Archive, Texas Tech University.

20 tháng 5, 2011

thêm ảnh của Darryl Henley Collection


bầy máy trực thăng đen / trắng


sân gôn ở Sài Gòn


Bà Ninh và cô Hoa






nhạc Hàn Quốc ở khách sạn Rex



Chợ Lớn


chợ đen



Nguồn: Vietnam Center and Archive

18 tháng 5, 2011

Blues Việt: Đi tìm bản ngã - Jason Gibbs

Bài báo mới nhất của tôi mới ra lò. Nguồn: Thể thao và Văn hóa 16 tháng 5 2011


Blues không thể định nghĩa một cách đơn giản - ngoài những cảm giác được biểu lộ, Blues cũng gồm phong cách, cấu trúc tác phẩm, cách luyến láy, cách đàn hay biểu diễn. Blues cũng là một yếu tố quan trọng của nhiều thể loại nhạc như Jazz, Swing, Rhythm And Blues và Rock. Cũng phải phân biệt loại Blues phổ thông với cái gọi là Country Blues hay Downhome Blues (Blues quê nhà). Country Blues là nguồn gốc của Blues có những ca từ gọn và mặn mà cũng giống ca dao với những nỗi niềm, âu lo bình thường của người da đen nghèo. Khá nhiều lần những câu đôi và câu đầu được lặp đi lặp lại - “I Can Tell The Wind Is Risin’, The Leaves Tremblin’ On The Tree/I Can Tell The Wind is risin’, leaves tremblin’ on the tree/All I need’s my little sweet woman and to keep my company” (Tôi thấy gió vút lên, cành lá run trên cây/Tôi thấy gió vút lên, cành lá run trên cây/Tôi chỉ cần cô bé dễ thương của tôi ngồi chơi cùng tôi - bài Hellhound On My Trail của Robert Johnson). Các câu hát này thường lệ gồm 4 ô nhịp được phát triển thành 12 nhịp Blues.



Nhạc Blues đến với Việt Nam qua những ca khúc Jazz Mỹ được phổ thông hóa trong những năm 1930-1950. Có lẽ Ngọc Bích là người soạn Blues đầu tiên, những ca khúc tự xưng là Blues sớm nhất chắc chắn sẽ phải là các bài Hồn theo gióDưới trăng thề. Bài Blues nổi bật nhất của thời kỳ này là Ai về sông Tương của Thông Đạt (tức Văn Giảng) soạn năm 1949, nhưng phổ biến rộng rãi từ 1952. Các bài này không có nhiều đặc trưng của Blues và cũng nghe rất giống các bài ca nhịp chậm êm đềm khác. Riêng Ai về sông Tương có thêm chút tiết tấu Swing thong thả, Mạnh Phát từng thu bài này cho hãng đĩa Philips do ban nhạc của Võ Đức Thu chơi phầm đệm kiểu Slow - Foxtrot. Theo quyển Để sáng tác một bài nhạc phổ thông của Hoàng Thi Thơ (soạn năm 1955) thì Blues chậm được biểu diễn với nhịp Slow Fox và Blues nhanh thì theo nhịp Swing. Chắc các nhạc sĩ tự coi những bài này là Blues vì những yếu tố ca từ mang tính tự sự và tinh thần lãng du.

Thời gian sau 1954 thì nhạc thị trường ở Sài Gòn bắt đầu chịu sự ảnh hưởng của nhạc Blues nhiều hơn, nhất là từ khi người Mỹ bắt đầu hiện diện và đóng quân nhiều ở miền Nam. Một số bài kích động nhạc như
Năm phút cho em của Trường Hải soạn năm 1966 sử dụng đến cấu trúc 12 ô nhịp theo phong cách Rhythm And Blues (R&B) của Ray Charles. Từ lúc đó có nhiều bài Blues lần lượt thay nhau ra đời, phần lớn là sáng tác trong khoảng 1964 - 1970 như Đường chiều (Hồng Duyệt), Những chiều không có em, Ảo mộng (Trường Hải), Thúy đã đi rồi (Y Vân), Nhớ thành đô, Người nghệ sĩ mù (Hoàng Thi Thơ), Thuở ấy có em, Loan mắt nhung (Huỳnh Anh), Đêm nguyện cầu (nhóm Lê Minh Bằng) và Tôi còn yêu tôi cứ yêu (Phạm Duy). Thời gian này Blues Việt cũng gần gũi với nhịp Slow Rock.

Đối với tôi, bài Tình yêu trong mắt một người của Trúc Phương là một tác phẩm Blues rất đặc biệt - có thể coi như là thử nghiệm một chút. Phương Dung thu cho đĩa Asia Sóng Nhạc năm 1964 kiểu hát pha chất Blues với điệu oán nhạc dân gian miền Nam. Cuối các câu kết với nốt thứ bảy cao trong hợp âm thứ (harmonic minor) dẫn lên nốt chủ - nhưng nốt dẫn này thì hát thấp một tí như trong nhạc Blues và điệu oán. Trong phiên khúc thì có nhiều nốt Blues - nốt thứ trong hợp âm hát nửa thứ nửa trưởng, nốt thứ năm được viết với dấu giáng kiểu “blue note”. Trong điệp khúc thì nốt thứ năm hạ thấp này thành nốt thứ tư rung dẫn tới nốt thứ năm trong hợp âm như điệu oán. Theo nhà âm nhạc học Nam Phi Pieter van de Merwe (Origins Of The Popular Style - Nguồn gốc của phong cách phổ thông - 1989) thì gốc của hợp âm Blues là một gam bảy nốt bình quân (equal tempered) rất phổ thông ở châu Phi. Đi bằng đường Ấn Độ dương, gam bảy nốt này rồi cũng có mặt ở Đông Nam Á, trở thành điệu thức chính của nhạc dân gian Thái Lan và theo nhà dân tộc học Úc gốc Việt Lê Tuấn Hùng thì đây cũng là gam cơ bản cùa nhạc Huế và nhạc tài tử Việt Nam. Như vậy nhạc Blues và nhạc Việt cũng có những nét ăn khớp với nhau (song cấu trúc giai điệu của hai hệ thống rất khác nhau). [Các bạn muốn nghe bài "Tình yêu trong mặt một người" chắc phải tìm cách để down băng Sóng Nhạc 6].

Có lẽ Trịnh Công Sơn là nhạc sĩ Việt Nam đã khai thác Blues sâu xa nhất. Nhạc sĩ này đã nhận ảnh hưởng của nhạc Blues trong các tác phẩm viết những năm 1964 đến 1966 và có lần viết: “Tôi thấy loại nhạc này gần gũi với mình và thấy có khả năng muốn lấy nhạc này để nói lên tâm sự của mình”. Về giai điệu thì các bài như Phúc âm buồn, Vết lăn trầm có nhiều nét Blues trong giai điệu. Như tôi kể ở trên, ca khúc nhạc thị trường ở Việt Nam chỉ chịu ảnh hưởng của nhạc Blues qua dòng Blues phổ thông. Với Trịnh Công Sơn chúng ta mới thấy ảnh hưởng của thế giới quan Blues. Như Hà Vũ Trọng đã viết “nhạc Blues được “Trịnh Công Sơn hóa” nhất là trong những Ca khúc da vàng”. Các ca khúc này về nét giai điệu thì gần gũi hơn với nhạc dân gian Việt Nam, nhưng cấu trúc và khái niệm ca từ thì rất gần với nhạc Blues. Nhạc sĩ Mỹ Townes van Zandt phân biệt nhạc Blues với cái mà ông gọi là “Zip-A-Dee-Doo-Dah” là tên một bài ca của xưởng phim Disney đặt làm cho một phim hoạt hình về các truyện dân gian của dân nô lệ da đen. Ông nhạc sĩ này muốn tương phản giữa nhạc ảo tưởng và giả vờ của ca khúc trong phim này với chất đời thực và tự phát của nhạc Blues.

Trong các Ca khúc da vàng Trịnh Công Sơn cũng đã đơn giản hóa cấu trúc và ca từ. Tôi đang nghĩ đến những thí dụ như các ca khúc Ngụ ngôn mùa Đông, Ngủ đi con, Hát trên những xác người chỉ có phiên khúc và cũng có nhiều cụm từ lặp lại như trong ca từ Blues. Khác với nhiều bài ca khác của Trịnh Công Sơn, các ca từ kể ở trên cũng dễ hiểu và rạch ròi. Blues cũng là một cách để biểu cảm thân phận người, để nói thẳng đến tâm trạng phức tạp của người trần gian.




"Hat trên những xác người" do Khánh Ly thể hiện trước 1975

Tôi cũng nên nhắc đến nhạc Blues Việt qua ngả hát xẩm mà tôi từng được chứng kiến trên đường phố Hà Nội hơn mười năm trước. Nghe lại băng
Xẩm đá đỏ (Quỳ Châu) tôi thấy thật khó nếu không nghĩ đến nhạc Blues. Trong những năm gần đây thì thị trường nhạc Việt đã hướng về phía châu Á hơn nước Mỹ, nhưng cũng có một số ca khúc nhạc Blues pha với jazz như Điệu Blues cho ly biệt của Quốc Bảo hay Điệu Blues mùa Thu của Jazzy Dạ Lam. Ngay cả các rocker trong những nhóm Rock Việt hiện nay cũng rất khó tránh khỏi ảnh hưởng của nhạc Blues bởi đây đơn giản là một yếu tố căn bản của Rock. Tôi nghĩ rằng nhạc Blues cũng hợp với nhạc Việt và hy vọng nhiều nhạc sĩ sẽ tìm hiểu nhiều hơn đến thể loại này.


Xẩm đá đỏ [khuyết danh]

16 tháng 5, 2011

Trả nợ tình xa (Paying A Debt To Distant Love) - Tuấn Khanh (1998?)

Dốc hết tình này ta trả nợ người
Pouring out this love I'll pay a debt just to her
Dốc hết tình này ta trả nợ đời
Pouring out this love I'll pay a debt to life
Trả hết tình tôi còn nợ không thôi
Paying back all this love, there will still be a debt
Mắt đã mù lòa vì đợi tin xa
My eyes blinded because they await a distant word
Tóc trắng bạc màu vì nợ yêu nhau
White hair turned silver because of our debt of love
Nào biết ngày sau trả nợ tình nhau
Who knows when we can pay back our mutual debt of love

Trả hết, trả hết cho người
Pay it all, pay it all back to her
Trả luôn mắt môi nụ cười
Pay for the eyes, lips, smiles
Trả xong đời còn hư không
Paid up, life is would still be nothing
Nào gió gió bay về trời
The wind, it will flies back to the sky
Này hoa sẽ bay về cội
Flowers, they're flying back to their roots
Còn ta đường nào cho ta
Yet for us, what road is there for us

Em ơi em anh không thể
My dear, I could never
Nuôi bao nhiêu yêu thương này
Nurture that much love
Nhớ nhung hoài
Always longing
Em ơi em anh không thể
My dear, I could never
Nuôi bao nhiêu yêu thương này
Nurture that much love
Chờ mong mãi
Forever waiting

Một bài của tôi viết về nhạc blues Việt mới được đăng trên báo Thể thao và Văn hóa, và chắc sắp được xuất hiện trên mạng. Tôi mới biết rằng bài này có một thiếu xót lớn là tôi không nhắc đến bài ca "Trả nợ tình xa" của Tuấn Khanh. Đoạn đầu của bài ca này có nét blues trong giai điệu và cũng áp dụng cấu trúc 12 bar của blues truyền thống.

"Trả nợ tình xa" vào Làn Sóng Xanh tháng 3 1999 (là số 10) với nhạc sĩ hát rồi lên ví trị cao nhất tháng 4 1999 là số 7 với Thu Hà hát. Thu Hà hát bài này cũng hay - dù thay đổi lời một ít ("nhớ nhung hoài" thành "nhớ mộng hoài"). Và tôi không hiểu tại sao bài ca ngắn này thành dài 6 phút 30 giây.



Mỹ Tâm biểu diễn "Trả nợ tình xa" trong một Đại nhạc hội năm 2009. Đầu bài thì Mỹ Tâm và ban nhạc thể hiện bài này theo phong cách blues.

13 tháng 5, 2011

tấm ảnh chụp ở Nha Trang từ Darryl Henley Collection






[Quán rượu]







[nghĩa địa]






























[ông Henley]













Darryl Henley có năng khiếu chụp ảnh. Sao mà cảnh Nha Trang thơ mộng thế? Nguồn: Vietnam Center and Archive.